Rượu bia có tác hại như thế nào năm 2024

Một vấn đề đáng quan tâm khác đó là rượu, bia gây lệ thuộc làm cho người uống không tự kiểm soát được hành vi uống của bản thân. Chất cồn là một chất hướng thần gây nghiện, nếu uống thường xuyên sẽ làm cho người uống phải gia tăng liều dùng và tái sử dụng. Dưới đây là một số bệnh do rượu bia gây nên.

Thiếu máu

Uống nhiều rượu có thể làm giảm đột ngột số lượng hồng cầu trong máu giúp vận chuyển oxy để nuôi cơ thể, gây ra thiếu máu. Những người thiếu máu thường bị các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và kém minh mẫn…

Ung thư

Bệnh ung thư ở người sử dụng rượu thường liên quan đến miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, vú và vùng trực tràng. Nguy cơ ung thư càng tăng ở những người uống rượu kèm hút thuốc lá.

Bệnh tim mạch

Uống nhiều rượu, nhất là nghiện rượu, sẽ làm cho các tiểu cầu trong máu có khuynh hướng tạo thành cục máu đông, nguyên nhân dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Rượu cũng có thể gây ra bệnh cơ tim, làm cho cơ tim suy yếu, đồng thời làm loạn nhịp tim.

Xơ gan

Rượu là chất độc của các tế bào gan, những người nghiện rượu lâu năm dễ bị xơ gan do mô gan biến thành sẹo và mất chức năng hoạt động. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định tất cả những người uống rượu sẽ phát triển thành xơ gan, vì có những người uống rất nhiều rượu mà không hề bị xơ gan, trong khi có những người uống rất ít lại bị xơ gan. Đặc biệt, phụ nữ uống rượu dễ bị xơ gan hơn nam giới.

Mất trí nhớ

Ở người già, bộ não teo lại, trung bình 1,9% mỗi thập kỷ. Đó là một chu trình bình thường ở những người không uống rượu. Tuy nhiên, khi uống rượu, tốc độ teo lại của một số vùng trọng điểm trong não tăng nhanh hơn, dẫn đến mất trí nhớ và một số triệu chứng khác như suy giảm khả năng tính toán, phán xét và khả năng giải quyết vấn đề.

Sảng run

Bệnh sảng run chỉ xảy ra ở người nghiện rượu mà nguyên nhân là do nhiễm độc hệ thần kinh và rối loạn chuyển hóa do rượu. Bệnh xuất hiện sau khi ngừng uống rượu từ khoảng 12 - 48 giờ với 2 nhóm triệu chứng nổi bật:

- Rối loạn ý thức kiểu mê sảng làm cho người bệnh mất năng lực định hướng không gian và thời gian, nhận dạng người thân kém, mất ngủ hoàn toàn hay ngủ chập chờn vật vã với nhiều ác mộng; luôn ở trong tình trạng lo âu, sợ hãi, căng thẳng, nhìn nhưng không thấy; có các ảo giác, ảo thanh... nên hay có các phản ứng tự vệ nguy hiểm cho người xung quanh.

- Các rối loạn về thần kinh như toàn thân run lập cập, nói chuyện lắp bắp không rõ ràng, đi loạng choạng nên rất dễ vấp ngã gây gãy xương, vỡ tạng... Trường hợp nặng hơn, có thể còn có cả cơn co giật như động kinh.

Người bị sảng run còn có các rối loạn thần kinh thực vật trầm trọng như ra mồ hôi đầm đìa như tắm ngay cả khi nghỉ ngơi, khát nước, da tái, kém đàn hồi, tiểu ít, buồn nôn, nôn, đau bụng, đi lỏng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp không ổn định... Sảng run có thể tự thuyên giảm sau vài ngày, tuy nhiên đây chỉ là số ít. Phần lớn trường hợp nếu không điều trị sẽ tiến triển xấu, các rối loạn ngày càng trầm trọng, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong.

Gout

Bệnh Gout là một tình trạng viêm hình thành do sự tích tụ axit uric ở các khớp và gây ra đau đớn. Ngoài yếu tố di truyền, rượu và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò lớn gây ra bệnh Gout. Những người bệnh Gout uống nhiều rượu sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Huyết áp cao

Uống rượu, đặc biệt là nghiện rượu, sẽ làm huyết áp tăng cao. Nếu tình trạng này kéo dài, những ảnh hưởng trên sẽ thành mãn tính. Huyết áp cao còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác bao gồm cả bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ.

Bệnh phổi

Khoảng 5% lượng cồn trong máu sẽ nhanh chóng khuếch tán vào trong các phế nang. Tại đây dung dịch cồn sẽ được làm ấm và chuyển chúng thành dạng hơi mà khi chúng ta thở ra, các phân tử hơi này sẽ là tiêu chí để đo lượng cồn trong hơi thở.

Nếu uống rượu trong một thời gian dài, chất cồn sẽ làm mất đi chất chống oxy hóa quan trọng trong phổi, từ đó phổi bị tổn thương vĩnh viễn, vì thế người nghiện rượu rất dễ mắc các bệnh về phổi như: viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác... Những bệnh này ở người nghiện rượu thường nặng hơn, diễn biến nhanh hơn, tỷ lệ phải nhập viện cao hơn, thời gian điều trị dài hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn ở người không nghiện rượu tới trên 20%.

Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Sau khi được đưa vào cơ thể, dạ dày là trạm dừng chân đầu tiên của cồn. Chỉ trong vòng 5 phút, 20% lượng bia, rượu uống vào sẽ lập tức khuếch tán vào máu. Phần bia, rượu còn tồn lưu tại dạ dày sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh về dạ dày với các triệu chứng như ợ nóng, viêm loét và chảy máu.

Viêm tụy

Không chỉ gây viêm dạ dày, uống nhiều rượu còn gây ra viêm tụy. Viêm tụy mãn tính sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thường là nguyên nhân của đau bụng và tiêu chảy kéo dài mà khó điều trị khỏi. Những trường hợp viêm tụy mãn tính khác có thể có nguyên nhân do sỏi, nhưng có đến 60% các sỏi này là do rượu.

Đồ uống có cồn cũng ảnh hưởng đến khả năng tình dục và có con

Cồn là chất có tác dụng độc hại đến tinh hoàn và tinh trùng cho nên nếu nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sảy thai ở người vợ mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Nếu người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.

Ngoài ra, nghiện rượu còn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tình hình an ninh trật tự xã hội như bạo hành gia đình và gây rối trật tự xã hội. Tai nạn giao thông tăng vọt và thương tâm có liên quan rất nhiều đến rượu, nên nếu tham gia giao thông cần rất hạn chế rượu bia.

Như vậy, chúng ta đã biết tác hại của rượu bia không những ảnh hưởng đến sức khỏe (cả về thể chất lẫn tinh thần) mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống xã hội nói chung, vì vậy chúng ta cần kiểm soát lượng rượu bia uống vào để tránh những sai lầm đáng tiếc cho gia đình và xã hội.

Uống rượu bia có ảnh hưởng gì không?

Uống ít rượu bia có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng khi bạn thường xuyên uống rượu bia trở thành say xỉn thì hành vi đó cực kỳ có hại. Rượu bia không chỉ gây hại cho sức khỏe tinh thần mà nó là nguyên nhân thúc đẩy hàng loạt các loại bệnh về tiêu hóa, tim mạch, xơ gan, tiểu đường và cả ung thư.

Ngày não cũng uống bia có tốt không?

Việc uống lượng bia lớn một cách thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư họng, đại tràng, miệng, gan... Việc bạn uống quá nhiều bia mỗi ngày khiến thận phải làm việc quá sức, điều này sẽ làm xuất hiện chứng đi tiểu nhiều lần, đái rắt, tiểu buốt, tiểu đêm.

Uống bia có tác hại gì cho phụ nữ?

Nữ giới lạm dụng rượu bia có thể dẫn tới khó thụ thai, dễ sảy thai, rối loạn rụng trứng. Đặc biệt tác hại của rượu đối với sắc đẹp và làn da của phụ nữ cũng không hề nhỏ, nhưng dường như lâu nay chưa được phụ nữ quan tâm.

Tại sao không nên uống rượu bia?

Tiêu thụ nhiều bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương mới, hạ canxi, dễ bị loãng xương hay giòn xương. Có thể thấy rượu, bia có tác hại rất lớn đối với cơ thể, chủ yếu là do chất cồn (ethanol) có trong đồ uống gây ra, đây cũng là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.