Aâm lượng đầu vào nên để ở mức nào năm 2024

Việc nắm rõ cách chỉnh cục đẩy công suất giúp bạn chủ động hơn trong quá trình sử dụng và tạo ra được âm thanh chất lượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chỉnh cục đẩy công suất như thế nào cho chuẩn. Hãy cùng Tech Sound Việt Nam tìm hiểu cách chỉnh cục đẩy công suất từ A đến Z qua bài viết dưới đây.

Tại sao nên chỉnh cục đẩy công suất?

Cục đẩy công suất là thiết bị khuếch đại công tín hiệu âm thanh đầu vào sau đó truyền tới loa, từ đó đi tới tai người nghe. Thiết bị giúp mang đến hiệu suất âm thanh cao nhất, nâng cao trải nghiệm ca hát cho người nghe. Bên cạnh đó, cục đẩy công suất còn giảm độ méo của loa karaoke, hệ thống âm thanh hoạt động bền bỉ hơn, hạn chế tối đa tình trạng chập, cháy, gây tốn kém cho bạn.

Khi sử dụng, bạn nên nắm chắc cách chỉnh cục đẩy công suất để tối ưu trải nghiệm hát karaoke và nghe nhạc. Không chỉ vậy, điều này còn bảo vệ các thiết bị, tránh trường hợp sử dụng sai chức năng, vặn sai nút khiến hệ thống bị hư hỏng.

Aâm lượng đầu vào nên để ở mức nào năm 2024

Biết cách chỉnh cục đẩy công suất giúp bạn sử dụng thiết bị đúng chức năng

\>>> Xem trọn bộ các dòng cục đẩy công suất chất lượng nhất hiện nay tại đây

Chỉnh cục đẩy công suất như thế nào?

Chế độ Bridge

Đây là chế độ âm thanh mono, tạo ra âm thanh từ một điểm cố định. Chế độ này có tải trở kháng thấp. Vì vậy, nếu không chỉnh đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng bởi công suất tải đã tăng lên gấp 2 lần. Để chỉnh cục đẩy công suất ở chế độ Bridge, bạn cần làm như sau:

  • Bước 1: Chuyển công tắc chế độ sang Bridge/BRD ở mặt sau thiết bị
  • Bước 2: Khi nối dây vào cọc loa, bạn chỉ được sử dụng 2 cọc dương (+) trên cục đẩy. Thông thường, cọc âm (-) nằm ở bên trái, cọc dương nằm ở bên phải (+). Ngoài ra, khi sử dụng cổng Speakon, bạn hãy đấu dây vào jack kết nối theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chế độ Parallel

Tương tự chế độ Bridge, Parallel là chế độ âm thanh mono nhưng được sử dụng theo cơ chế đấu nấu song song. Khi cấp tín hiệu ở 1 đường thì đường kia cũng có tín hiệu tương tự. Do đó, chế độ Parallel thường được sử dụng trong các không gian lớn mà không cần nhiều thiết bị khuếch đại âm thanh bởi việc ghép quá nhiều cặp loa sẽ làm tổng trở giảm xuống.

Để điều chỉnh chế độ Parallel, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuyển nút công tắc phía sau cục đẩy sang chế độ PRL hoặc Parallel.
  • Bước 2: Đấu 2 cọc dương với nhau. Nếu sử dụng đường 70V để kéo loa xa, bạn nên bật công tắc CH1 và Ch2 sang chế độ 70V.

Chế độ Stereo

Chế độ này thường được sử dụng trong các dàn âm thanh có 2 vế loa, tín hiệu vào ở cổng nào thì ra ở cổng đó. Mỗi thiết bị khác nhau có chế độ Stereo ở mức trở kháng khác nhau, dao động từ 2 - 4 - 8 Ω tương ứng với trở kháng của loa.

Để điều chỉnh chế độ Stereo trên cục đẩy công suất, bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Chuyển công tắc về chế độ STR hoặc Stereo
  • Bước 2: Đấu nối jack cắm với dây loa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Aâm lượng đầu vào nên để ở mức nào năm 2024

Cách chỉnh chế độ Stereo trên cục đẩy công suất

Chức năng Sensitivity

Chức năng này cho phép người dùng điều chỉnh độ nhạy lối vào để tăng hoặc giảm công suất đầu ra của cục đẩy công suất. Điều này giúp bảo vệ loa, đặc biệt là loa công suất nhỏ, đồng thời tạo điều kiện cho loa có công suất tương đương với cục đẩy phát ra âm thanh mạnh mẽ nhất.

Để điều chỉnh chức năng Sensitivity, bạn cần cắm 2 điểm dưới đây trên cục đẩy cho phù hợp.

  • Nếu dùng cục đẩy ở cùng mức tín hiệu. cùng 1 loa và cùng mức âm lượng, bạn nên đặt độ nhạy ở mức 1V để cho ra âm lượng lớn hơn 1.4V hoặc ở 0.775V sẽ lớn hơn 1V. Trong trường hợp công suất của loa nhỏ hơn nhiều so với cục đẩy, bạn nên sử dụng tính năng này để tránh hư hỏng.
  • Nếu tín hiệu ở mức 0.775 - 1 - 1.4V, cục đẩy công suất sẽ phát huy hết công suất trung bình. Để đạt công suất lớn nhất, bạn nên đưa tín hiệu đầu vào đạt mức 0.775, 1 hoặc 1.4V tương ứng với độ nhạy ở mức 0.775, 1 hoặc 1.4V.

Tính năng Lo-Pass và Hi-Pass

Nếu sử dụng Lo-Pass, tín hiệu âm thanh ở trên dải tần số chỉ định sẽ tăng lên. Hi-Pass sẽ ngược lại với Lo-Pass, tính năng này làm giảm tín hiệu ở các dải tần thấp hơn điểm muốn cắt đi. Hai tính năng này thường cắt dải tần từ khoảng -6dB đến -18dB.

Aâm lượng đầu vào nên để ở mức nào năm 2024

Hi-pass và Lo-pass trên cục đẩy công suất hoạt động trái ngược nhau

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách chỉnh cục đẩy công suất. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích khi tìm hiểu về vấn đề này. Hãy liên hệ với Tech Sound Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời khi có nhu cầu mua hoặc tìm hiểu về các thiết bị âm thanh trong dàn karaoke.