Âm nhạc thường thức nhạc sĩ trai-cốp-xki

Bài làm:

Câu 1

Thế nào là hợp âm ba và hợp âm bảy?

Lời giải:

- Hợp âm ba: Gồm có 3 âm, mỗi âm cách nhau quãng 3. Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 5.Tùy theo cách sắp xếp các quãng 3 trưởng và quãng 3 thứ mà tạo thành các hợp âm trưởng và hợp âm thứ.

- Hợp âm bảy: Gồm có 4 âm, các âm cách nhau theo quãng 3. Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7.

Câu 2

Phát biểu cảm nghĩ của em khi nghe bài hát Cô gái miền đồng cỏ

Lời giải:

Bài hát Cô gái miền đồng cỏ được viết ở nhịp ¾ giọng rê thứ, giai điệu nhẹ nhàng tha thiết miêu tả cảnh vật yên tĩnh đẹp mơ màng với ảnh tiễn biệt buồn nhưng không hề bi lụy. Tình yêu một lòng vấn vương, chỉ tạm cách xa. Anh vẫn mãi là người ca hát bên em trọn cuộc đời.

Năm sinh, năm mất , quê quán ?

- Nhạc sĩ Trai-cốp-xki sinh ngày 25-4-1840 tại vùng Uran, mất ngày 25-10-1893

Sáng tác nhạc năm bao nhiêu tuổi ?

- Năm 10 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác.

Âm nhạc ?

- Tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo của âm nhạc dân tộc Nga.

Các tác phẩm tiêu biểu ?

- Ông để lại trong di sản âm nhạc nhân loại nhiều tác phẩm quý về nhạc kịch, vũ kịch, giao hưởng, hợp xướng, ca khúc Ví dụ ; Hồ thiên nga, nhạc kịch, ép-ghê-nhi Ô- nhê-ghin

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Âm nhạc 6 tiết 6: Ôn tập: TĐN số 2 nhạc lí: Sơ lược về hợp âm âm nhạc thường thức: nhạc sĩ Trai – cốp- xki, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên

Tiết 6 : ÔN TẬP : TĐN SỐ 2NHẠC LÍ : SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂMÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ TRAI – CỐP- XKII.ÔN TẬP ĐỌC NHẠCI.ÔN TẬP ĐỌC NHẠCI.ÔN TẬP ĐỌC NHẠC1.HỢP ÂM :Hợp âm là sự vang lên đồng thời của ba, bốn hoặc năm âm cách nhau một quãng 3FG72. Một số loại hợp âma. Hợp âm ba:35335Gồm có 3 âm, các âm cách nhau theo quãng 3.Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 5.3b. Hợp âm bảy:2. Một số loạiGồm có 4 âm, các âm cách nhau theo quãng 3.Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7.3737Pi-ốt I-lich Trai-cốp-xki(1840 - 1893)Trai-cốp-xki và vợTượng đài Trai-cốp-xki1. Nhạc sĩ Trai- Côp-ki :Năm sinh, năm mất , quê quán ?- Nhạc sĩ Trai-cốp-xki sinh ngày 25-4-1840 tại vùng Uran, mất ngày 25-10-1893 Sáng tác nhạc năm bao nhiêu tuổi ?- Năm 10 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác.Âm nhạc ?- Tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo của âm nhạc dân tộc Nga. Các tác phẩm tiêu biểu ?- Ông để lại trong di sản âm nhạc nhân loại nhiều tác phẩm quý về nhạc kịch, vũ kịch, giao hưởng, hợp xướng, ca khúc Ví dụ ; Hồ thiên nga, nhạc kịch, ép-ghê-nhi Ô- nhê-ghin2.Tác phẩm “cô gái miền đồng cỏ “Bài hát được cấu tạo bởi 2 đoạn nhạc.Đoạn 1 gồm 2 câu nhạc, đường nét giai điệu tạo cho người nghe cảm giác hơi buồn, hơi cô đơn trong miền không gian tĩnh lặng, thật bao la của những cánh đồng Nga.Đoạn 2 gồm 2 câu nhạc, âm nhạc không ổn định diễn tả tâm trạng khá phức tạp của con người - nỗi xúc động, cảm giác bối rối, nôn nao trong phút chia tay đầy lưu luyến. Hãy kể vài điều em biết về nhạc sỹ Trai-cốp-xki. Nắm được thế nào là hợp âm, hợp âm ba, hợp âm bảy. Xem các nội dung ôn tập: Ôn tập bài hát, ôn tập Nhạc lý, ôn tập Tập đọc nhạc.Tiết học kết thúc !

File đính kèm:

  • AM NHAC 6 TIET 6.ppt

Tuần                                                         Ngày soạn:

Tiết                                                           Ngày dạy:

  • Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐNsố 2
  • Nhạc lí                        : Sơ lược về hợp âm
  • Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai-cốp-xki

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: 

- HS biết: vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-côp-xki.

- HS hiểu: khái niệm về hợp âm, phân biệt được hợp âm 3 hợp âm 7.

- HS vận dụng: đọc nhạc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp.

2.Năng lực:

Năng lực chung

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

Năng lực chuyên biệt

- Hình thành năng lực thực hành âm nhạc.

- Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc.

- Hình thành năng lực hiểu biết âm nhạc.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên:

- Nhạc cụ.

- Tư liệu và một số tác phẩm của nhạc sĩ Trai-côp-xki.

Tư liệu về Trai-côp-xki (1840-1893)

Piôt Ilitsơ Trai-côp-xki (Petre Ilitch Tchaikovski) - nhạc sĩ và nhà soạn nhạc nổi tiếng của nước Nga.

Trai-côp-xki sinh ngày 7/5/1840 tại thành phố Vôt-kin-xkơ, miền Uran, trong một gia đình trí thứC.Cha là kỹ sư mỏ, mẹ là một người am hiểu nghệ thuật, đã giúp đỡ ông nhiều trong việc học tập âm nhạC.Năng khiếu âm nhạc của Trai-côp-xki được bộc lộ khá sớm, nhưng không được phát hiện bồi dưỡng đúng lúc vì thế thời trẻ, Trai-côp-xki vào học trường luật và trở thành viên chức ở Bộ Tư pháp. Đến năm 21 tuổi Trai-côp-xki mới vào học tại nhạc viện Pê-tec-xbua và tốt nghiệp xuất sắC.Từ 1866-1878, ông làm giáo sư dạy nhạc tại nhạc viện Mat-xcơ-va.Thời gian này, ông sáng tác nhiều bản nhạc nổi tiếng, trong đó có vở ba lê Hồ Thiên Nga (1876), vở ca kịch Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin (1878)... Năm 1877, ông kết duyên với cô nữ sinh viên trường nhạc, nhưng hai người chung sống với nhau được 3 tháng thì đã phải li dị. Ông lên sống ở Pê-tec-xbua trong hoàn cảnh túng bấn, vì phải nuôi hai đứa em sinh đôi ốm yếu. May thay ông được một bà quả phụ quý tộc giàu có trợ cấp, nên mới tiếp tục sáng tác được.

Trai-côp-xki sáng tác hầu hết các thể loại âm nhạC.Ông là một trong những người đặt nền móng cho nhạc giao hưởng cổ điển Nga.Các vở Ôpêra (nhạc kịch) của ông lấy đề tài trong các tác phẩm văn học Nga (vở ca kịch Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin là lấy đề tài trong bản trường ca của Pus-kin...) và các tác giả cổ điển châu Âu khác, đã mở những con đường mới cho sân khấu ca nhạC.Trong lịch sử âm nhạc thế giới, Trai-côp-xki được ghi nhận là người cách tân xuất sắc thể loại vũ kịch (balê) với các vở balê Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng...Ông còn sáng tác nhiều thể loại âm nhạc cổ điển khác cho dàn nhạc thính phòng, cho hòa khúc, những bản dành riêng cho pi-a-nô, vi-ô-lông...Giữa lúc thiên tài âm nhạc của Trai-côp-xki đang nở rộ thì ông mắc bệnh tả và mất ở Pê-tec-xbua ngày 6/11/1893, thọ 53 tuổi.

2.Học sinh:

- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của Gv.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 a.Hoạt động khởi động (5p):

a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b)Nội dung: GV giới thiệu chung về chương trình âm nhạc lớp 9.

c)Sản phẩm: HS lắng nghe

d)Tổ chức thực hiện:

- Gv tổ chức trò chơi âm nhạc: Nghe thấu hát tàI.

- GV chia lớp thành 2 đội chơi.

- GV đàn giai điệu một vài tiết nhạc bất kì trong bài TĐN số 2, HS lắng nghe, nhận biết và đọc lại tiết nhạc đó. Đội nào trả lời nhanh, hát đúng câu hát sẽ giành 10 điểm; nếu trả lời sai nhường quyền trả lời cho đội bạn.

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội giành chiến thắng.

b.Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p):

HĐ 1: Tổ chức ôn tập bài TĐN số 2.

a)Mục tiêu: HS ôn tập bài TĐN số 2.

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn lại giai điệu bài TĐN số 2, yêu cầu HS nghe, nhẩm lại bài TĐN.

- Cho HS đọc thang âm Mi thứ

- Cho HS đọc nhạc -  hát lời ca bài TĐN kết hợp gõ phách.

( 1-2 lần) -> GV chú ý sửa sai

- Y/c từng cặp HS đọc nhạc - ghép lời kết hợp gõ phách

- Y/c HS nhận xét.

Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân HS lắng nghe, nhẩm lại bài TĐN.

- HS luyện gam

- HS đọc nhạc & hát lời ca.

- HS hợp tác cặp đôi, thực hiện bài TĐN.

- HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

Bước 3.Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS tập đọc nhạc và ghép lời ca hoàn chỉnh bài TĐN số 2.

- HS thực hiện theo nhóm

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực thực hành  âm nhạc.

1.Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 2

HĐ 2: Tìm hiểu và học bài Sơ lược về hợp âm

a)Mục tiêu: HS tìm hiểu và học bài Sơ lược về hợp âm

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d)Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lấy 1 vài VD cho HS quan sát.

- Gv đàn từng âm cho HS nghe sau đó đàn cả 3 âm cho HS nghe và yêu cầu nhận xét.

H : Em có nhận xét gì về âm thanh vang lên của 1 âm và 3 âm ?

- Gv bổ sung : Âm thanh của 1 âm nhỏ, của 3 âm to hơn. Vậy sự vang lên của 3, 4, 5 âm cùng một lúc mà mỗi âm cách nhau 1 quãng 3 ta gọi đó là hợp âm.    

- GV yêu cầu HS tìm hiểu tư liệu SGK, thảo luận theo nhóm bàn (3 phút) trả lời các câu hỏi:

- Hợp âm là gì?

- So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp âm 3 và hợp âm 7?

- Em hãy thiết lập một hợp âm 3, một hợp âm 7?

Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân HS quan sát bản nhạc, tự trả lời các câu hỏi (1’)

- Thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3.Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

- GV lấy thêm các VD để HS hiểu hơn về cách thiết lập hợp âm

- GV chốt kiến thứC.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hiểu biết âm nhạc.

2.Sơ lược về hợp âm

a.Khái niệm

b.Một số loại Hợp âm.

- Hợp âm 3

- Hợp âm 7

HĐ 3: Tìm hiểu phần ÂNTT

a)Mục tiêu: HS tìm hiểu phần ÂNTT

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

3.Tìm hiểu về ÂNTT

Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Cho HS đọc phần viết về nhạc sĩ Trai- cốp – Xki.

- Cho HS quan sát ảnh chân dung nhạc sĩ Trai - cốp - xki.

- Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki?

- GV giới thiệu thêm thông tin về nhạc sĩ Trai -Cốp - xki.

- GV giới thiệu bài hát “Cô gái miền đồng cỏ”

- Cho HS nghe bài hát “Cô gái miền đồng cỏ”

- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát?

Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu tư liệu  

- Quan sát.

- Nhận biết, trình bày sơ lược về nhạc sĩ Trai-côp-xkI.

- HS lắng nghe

- Cá nhân HS cảm nhận về giai điệu, nội dung bài hát.

Bước 3.Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, tiếp thu, lĩnh hội.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

- GV chốt kiến thứC.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực cảm thụ  âm nhạc.

3.Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai-cốp-xki

a, Nhạc sĩ Trai-cốp-xki.

B, Bài hát “Cô gái miền đồng cỏ”

C.Hoạt động luyện tập (5-7 phút)

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát theo nhóm.

b)Nội dung: Hs học hát theo nhóm

c)Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d)Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS ôn tập bài TĐN theo nhóm cặp với các hình thức:

+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.  

=> HS hợp tác nhóm, thống nhất hình thức thực hiện của nhóm.

- GV yêu cầu HS lên bảng thiết lập các hợp âm 3T, 3t, hợp âm 7 từ một âm gốc cho trướC.

D.Hoạt động vận dụng  (3 – 5 phút)

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b)Nội dung: Hs trả lời câu hỏi

c)Sản phẩm: Trình bày của HS

d)Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên tiến hành kiểm tra cá nhân, cặp đôi HS đọc nhạc (Tự chọn hình thức đọc nhạc kết hợp với gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp).

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá chéo phần trình bày của bạn, nhóm bạn. .

- GV nhận xét chung, đánh giá điểm cho mỗi nhóm.

- Kể cho người thân nghe về nhạc sĩ Trai-côp-xki thông qua kiến thức mà em đã được học, được GV cung cấp.

Video liên quan

Chủ đề