An toàn hóa chất theo nghị định 31

Trường hợp công ty ông Quang chỉ mua hóa chất sử dụng cho sản xuất, làm thí nghiệm và xử lý nước thải thì có bắt buộc người lao động trong công ty phải được đào tạo an toàn hóa chất theo 3 nhóm (nhóm 1, 2, 3) như trong quy định của Nghị định 113/2017/NĐ-CP không, hay chỉ đào tạo nhóm 3 cho những người làm việc liên quan đến hóa chất là đủ (công ty ông Quang không sản xuất và kinh doanh hóa chất)?

Về vấn đề này, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:

Ngày 15/5/2016 Chính phủ ban hành Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Tại Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định nội dung huấn luyện cho 6 nhóm đối tượng phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; 2 nhóm đối tượng là người làm công tác an toàn vệ sinh lao động và người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có nội dung huấn luyện chuyên ngành.

Theo Điều 31 Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất về huấn luyện an toàn hóa chất như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Nghị định này tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần.

2. Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định”.

Căn cứ quy định của Nghị định 113/2017/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân chủ động trong việc tổ chức huấn luyện, kiểm tra và công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất (Nghị định 113/2017/NĐ-CP không quy định người được huấn luyện phải được cấp Giấy chứng nhận).

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân có thể lồng ghép hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất với hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh, lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP hoặc các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định nhưng phải bảo đảm đủ các yêu cầu về nội dung, thời gian, lưu giữ đầy đủ hồ sơ huấn luyện theo quy định.

Đối với các đối tượng thuộc 3 nhóm quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất theo nội dung phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện theo quy định tại Điều 33 của Nghị định.

Do vậy, doanh nghiệp của ông Quang căn cứ theo vị trí công tác của từng công nhân thực hiện bố trí, sắp xếp huấn luyện, an toàn hóa chất cho phù hợp.

Tại sao phải huấn luyện an toàn hóa chất?

An toàn hóa chất theo nghị định 31

Hình ảnh hóa chất

Hiện nay, có rất nhiều hóa chất được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Những hóa chất này dù là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp nếu không cẩn thận có thể gây bỏng da, bỏng mắt, nếu nhiễm độc từ từ, lượng chất độc vượt quá khả năng tự đào thải của cơ thể sẽ dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp, chức năng gan, viêm, thoái hóa da, thậm chí là gây ung thư và nó cũng là nguồn gây ra cháy nổ vô cùng nguy hiểm. Vì thế, tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn khi làm việc với hóa chất chính là biện pháp bảo vệ cho mình và những người xung quanh. Chính vì vậy, việc huấn luyện an toàn hóa chất là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm và chú trọng.

Quy định nào bắt buộc phải tập huấn an toàn hóa chất?

Theo Điều 31, Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định:

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Nghị định này tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần.

2. Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.

3. Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.

An toàn hóa chất theo nghị định 31

Lớp huấn luyện an toàn lao động được tổ chức tại SMTEST III

Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất?

Theo Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP:

1. Nhóm 1, bao gồm:

  1. Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  1. Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.

2. Nhóm 2, bao gồm:

  1. Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
  1. Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.

Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất?

Theo Điều 33, Nghị định 113/2017/NĐ-CP

1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.

2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1

  1. Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  1. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  1. Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.

3. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:

  1. Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  1. Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
  1. Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
  1. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;

đ) Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:

  1. Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
  1. Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
  1. Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
  1. Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

5. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất

Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.