Ảnh hưởng của sai sót trong đánh giá nhân viên năm 2024

Ngày nay, cuộc sống của chúng ta trở nên bận rộn hơn rất nhiều. Mọi công việc đều phải thực hiện một cách nhanh chóng. Và vì thế, mỗi chúng ta đều khó mà có thể tránh được những sai sót trong công việc. Vậy làm sao để cải thiện chúng? Bài viết sẽ chia sẻ cho các bạn cách khiến công việc trở nên thú vị và ít gặp sai sót trong công việc nhất!

Cách phòng tránh những sai sót trong công việc

Không làm nhiều việc cùng một lúc

Làm nhiều việc cùng một lúc khiến bạn bị chi phối, mất tập trung dẫn đến kết quả làm việc kém hiệu quả. Tất nhiên ai cũng muốn trở thành người làm tốt tất cả các nhiệm vụ. Tuy nhiên phải chia nhỏ công việc và thực hiện tại những thời điểm phù hợp, như vậy sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao trong công việc, tránh sai sót.

Khi ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc bạn sẽ rất dễ gặp sai sót trong quản lý và kết quả đáng tiếc có thể là không có bất kì một công việc nào được xử lý đúng như kế hoạch. Vì vậy, thay vào đó bạn cần tập trung làm tốt chuyên môn, lĩnh vực mà bản thân tự tin nhất để hạn chế sai sót, đảm bảo tiến trình công việc chung của tập thể.

Cẩn thận với các số liệu

Các số liệu là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định việc bạn có được sếp đánh giá cao hay không. Tập thói quen thành thật và cẩn trọng với các số liệu của công ty. Những con số là yếu tố kế tiếp các bạn cần chú trọng vì nó mang ý nghĩa vô cùng lớn trong mỗi đơn vị tài liệu, kế hoạch.

Để tập thói quen xử lý số liệu thông minh, chính xác bạn chỉ nên bắt tay vào làm những việc này trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh và tỉnh táo. Môi trường xung quanh lành mạnh, yên tĩnh sẽ giúp bạn tập trung cao, hạn chế những nhầm lẫn đáng tiếc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cả một quá trình thu thập, sắp xếp trước đó. Không những vậy, bạn cần phải hiểu rõ ý nghĩa của những bảng tính, tài liệu số mà mình đang chịu trách nhiệm để phục vụ việc bàn giao, nghiệm thu thuận tiện và dễ dàng hơn.

Tạo danh sách những công việc cần thực hiện

Lập một list danh sách công việc bạn sẽ thực hiện, sẽ giúp bạn không quên việc cần làm. Vừa tiết kiệm thời gian vừa hoàn thành tốt công việc và trọng trách được giao. Việc lập kế hoạch, thời gian cụ thể cho từng công việc sẽ giúp bạn có được sự tập trung cần thiết vào những nhiệm vụ cần làm, từ đó sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn tất danh sách đã đề ra. Điều này sẽ giúp bạn tránh trường hợp bỏ quên mất những công việc cần thiết, sự thiếu sót này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cả doanh nghiệp và sự uy tín của bản thân bạn.

Tìm hiểu rõ nhiệm vụ được giao nếu chưa rõ

Bất kỳ việc gì ở bất kỳ lĩnh vực nào, sự vội vã có thể giết chết bạn trong tức khắc. Hãy làm việc thông minh và khéo léo. Tìm hiểu thật kỹ nhiệm vụ được giao và những thông tin cần thiết cho nhiệm vụ đó trước khi bắt đầu thực hiện. Trong quá trình được giao nhiệm vụ, chắc chắn sẽ có những lúc bạn gặp những thắc mắc và phân vân không biết nên xử lý công việc này như thế nào cho đúng.

Điều bạn cần làm lúc này không phải là ngay lập tức hỏi người đã giao công việc này cho mình mà tự bản thân nên chia nhỏ những thành phần trong vấn đề yêu cầu, đặt ra những câu hỏi cụ thể nhằm làm rõ mục đích cũng như phương hướng giải quyết. Nên tránh thói quen bắt tay vào làm liền mặc dù chưa hoàn toàn hiểu rõ. Nếu không rèn luyện, nhiều khả năng bạn sẽ còn mắc sai lầm vì đi nhầm hướng do hiểu sai công việc.

Làm những việc tốn nhiều sức trước

Hoàn thành những công việc tốn sức trước vào buổi sáng. Đây là những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, và não chúng ta hoạt động tốt nhất thường là vào buổi sáng. Khi tỉnh táo, chúng ta sẽ giải quyết mọi công việc một cách hiệu quả nhất.

Hoặc cũng có thể đó là những công việc mà bạn cảm thấy ghét nhất. Chắc chắn bạn sẽ không cả một ngày dài làm việc mà phải nghĩ tới việc mà bạn thấy ghét và không thoải mái đúng không? Hãy kết thúc chúng sớm nhất cả thể. Để sau đó, ngày làm việc của bạn sẽ thú vị hơn.

Xem xét và kiểm tra lại nhiều lần

Hãy xem xét cẩn thận và nhiều lần các công việc của bạn, chẳng hạn như kiểm tra lại email trước khi gửi hoặc tài liệu quan trọng cần sếp ký duyệt. Đối với các công việc bạn đã mất rất nhiều thời gian để hoàn thành, hãy tự hào về những gì bạn làm được và nghỉ ngơi, sau đó hãy quay lại kiểm tra điều này sẽ giúp tinh thần bạn tỉnh táo và minh mẫn hơn, dễ dàng phát hiện ra các sai sót trong công việc trước khi ai khác có thể nhìn thấy.

Nhờ người khác đánh giá, tư vấn

Ngay cả khi bạn đã thực hiện đánh giá cẩn thận, rất có thể vẫn sẽ có những sai lầm. Vì vậy, hãy nhờ một người khác xem qua, đặc biệt là người có nhiều kinh nghiệm. Đôi khi bạn bỏ qua các chi tiết nhỏ vì vội vàng hoặc không tập trung vào nhiệm vụ, thế nên có thêm một “đôi mắt” khác để kiểm tra lỗi hoặc một điểm quan trọng mà bạn đã bỏ qua, luôn hữu ích.

Rút ra bài học, kinh nghiệm từ sai sót của người khác

Đừng mãi nhìn nhận bản thân mà hãy quan sát đến mọi người xung quanh. Hãy rút kinh nghiệm nếu ai đó mắc sai lầm trong công việc. Điều đó sẽ giúp bạn tránh những sai lầm trong công việc không đáng có. Cho dù bạn biết hay nghĩ mình hiểu biết bao nhiêu thì điều quan trọng là vẫn nên học hỏi từ sai lầm của người khác. Những đồng nghiệp đã mắc phải những sai lầm nào gây xôn xao trong văn phòng? Hãy lưu ý về nó và cố gắng không mắc lỗi tương tự. Một số bài học lớn nhất là những bài học chúng ta học được từ những người khác. Vì vậy đừng đạp lên vết xe đổ.

Cách xử lý khi gặp sai sót trong công việc

Xem xét tình hình

Khi mắc phải những sai sót trong công việc, dù mức độ nghiêm trọng như thế nào, bạn cần phải giữ bình tĩnh và xem xét lại tình hình hiện tại. Việc phân tích vấn đề và nhận ra mấu chốt của cái sai đó sẽ giúp bạn tìm cách sửa chữa. Nếu bạn hoảng sợ và mất bình tĩnh, sẽ dễ dàng bị cuốn vào tình trạng luống cuống và không biết làm sao xử lý hậu quả. Sự bình tĩnh chính là vũ khí lợi hại nhất giúp bạn suy nghĩ sáng suốt và đưa ra quyết định đúng đắn cho sự việc đang xảy ra.

Thừa nhận sự sai sót

Khi bạn phạm sai lầm, sẽ luôn có hậu quả để lại. Dù vấn đề đó có lớn hay nhỏ, thì việc thừa nhận chính trực là rất quan trọng. Bởi vì thực tế, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết sai lầm nếu không có sự hỗ trợ, góp ý từ người khác, đặc biệt là nếu sai lầm đó ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. Do đó, việc thừa nhận sai lầm là cách để bạn thông báo và kêu gọi sự giúp đỡ từ mọi người để xử lý công việc hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu bạn cố tình che giấu, bóp méo sự thật, thậm chí đổ lỗi cho người khác, thì sẽ chỉ khiến quản lý, lãnh đạo công ty đánh giá thấp và cho rằng bạn không đáng tin cậy.

Tìm cách khắc phục

Trong một số trường hợp, việc thừa nhận sai lầm và đề xuất giải pháp để khắc phục sai sót trong công việc là rất cần thiết. Điều này thể hiện trách nhiệm của bạn và cũng giúp lấy lại lòng tin và sự tín nhiệm của ban lãnh đạo. Tuy nhiên, bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp khả thi và có khả năng triển khai. Đừng chỉ vì bạn đã sai lầm mà trình bày “tạm bợ” một vài ý kiến. Việc này sẽ chỉ khiến bạn trở nên kém cỏi trong việc xử lý vấn đề.

Cam kết không tái phạm và rút ra bài học cho mình

Không ai muốn nhân viên của mình mắc sai lầm liên tục. Do đó, nếu quản lý hoặc ban lãnh đạo công ty đã trao cho bạn cơ hội để sửa sai và giải quyết hậu quả, bạn cần phải cho họ thấy sự cam kết và chắc chắn rằng bạn sẽ không lặp lại sai lầm đó nữa. Không cần phải viết giấy cam kết, chỉ cần một lời nói trực tiếp, đảm bảo rằng bạn sẽ cẩn thận hơn và không để xảy ra vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của công ty. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận với những gì mình nói, và không được phép mắc thêm bất kỳ sai sót nào khác.

Với tất tần tật những nguyên tắc được đề cập qua bài viết, chúng tôi tin chắc nếu bạn cẩn thận và lưu ý những nguyên tắc trên, bạn sẽ hạn chế