Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Trong một buổi diễn thuyết đầu năm học, Brian Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người. Trong bài diễn thuyết có đoạn:“Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ phần nào mất đi ý nghĩa.Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thực sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.Bạn chớ ngại nhận rằng mình chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm…”(Theo “Quà tặng cuộc sống – Sống trọn vẹn từng ngày” – www.kienthuccuocsong.edu.vn)

Đề số 41 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Show

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong một buổi diễn thuyết đầu năm học, Brian Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người. Trong bài diễn thuyết có đoạn:

“Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.

Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ phần nào mất đi ý nghĩa.

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thực sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.

Bạn chớ ngại nhận rằng mình chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.

Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm…”

(Theo “Quà tặng cuộc sống – Sống trọn vẹn từng ngày” – www.kienthuccuocsong.edu.vn)

Câu 1:Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2:Theo tác giả, vì sao “Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng”?

Câu 3:Em hiểu như thế nào về câu nói: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình?”

Câu 4:Brian Dison nói: “Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm…”, anh/chị có đồng tình với điều đó không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Brian Dison trong phần đọc hiểu: “Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa”.

Câu 2:

Cảm nhận của anh (chị) về niềm khao khát muốn đi chơi của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Từ đó, liên hệ với niềm mong đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện của hai chị em Liên An (“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam) và nhận xét quan niệm của mỗi nhà văn về cuộc sống có ý nghĩa.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Biện pháp: Điệp ngữ (Bạn chớ ….)

- Tác dụng: Khẳng định, nhận mạnh những điều quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua trong cuộc sống.

Câu 2:

– Mỗi người đều có những nét riêng về tính cách, sở trường, suy nghĩ, quan điểm hoàn cảnh, sở thích,… Vì vậy, mục tiêu của mỗi người cũng khác.

– Nếu đặt mục tiêu của mình vào những gì mà người khác cho là quan trọng chúng ta sẽ không phát huy hết năng lực sở trường của bản thân; đánh mất chính mình, biến mình thành một bản sao; sống vô nghĩa….

– Hiểu rõ điều gì tốt cho bản thân là hiểu được chính mình. Chính điều này rất quan trọng giúp chúng ta tự tin, chủ động và quyết tâm nhiều hơn để chinh phục được mục tiêu, làm cho cuộc sống thú vị và ý nghĩa hơn.

Câu 3:

- "Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay": cách nói hình ảnh về việc để thời gian trôi đi vô ích, thái độ thờ ơ với cuộc sống.

- "Sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc": nâng niu trân trọng cuộc sống của bản thân.

- "Sống trọn vẹn từng ngày": sống có ý nghĩa, sử dụng thời gian hợp lí, có ích.

=> Ý nghĩa: khuyên con người trân trọng thời gian hiện tại, quý trọng cuộc sống của bản thân.

Câu 4:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả.

- Cách giải:

+ Mạo hiểm, dám đương đầu với thử thách bạn sẽ có nhiều cơ hội và từ đó tăng thêm khả năng thành công.

+ Bài học về sự dũng cảm, dám đương đầu với thử thách.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề:

- “Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa”:Trong cuộc sống khi đứng trước những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, chúng ta thường nghĩ đó là sự bế tắc, đường cùng. Thế nhưng đó chỉ là ranh giới tạm thời để thử thách ý chí, nghị lực con người, biết cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống thì không có khó khăn nào mà không thể vượt qua.

*Bàn luận vấn đề

- Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cần phải vượt qua, người bản lĩnh là người có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn đó.

- Ý chí, nghị lực vượt khó là một phẩm chất cần có đối với con người hiện đại, giúp chúng ta chinh phục thử thách và khám phá những năng lực phi thường của chính mình.

- Người có ý chí, nghị lực còn giúp truyền cảm hứng vượt khó đến những người xung quanh.

- Dẫn chứng

*Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Phê phán những kẻ hèn nhát, nhụt ý chí trước những khó khăn thử thách.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Mở bài:

* Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

- Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thực đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.

- Truyện ngắnVợ chồng A Phủ(1952) in trong tậpTruyện Tây Bắcđược tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.

2. Phân tích:

2.1 Giới thiệu về nhân vật Mị

a. Chân dung, lai lịch:

- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”. Mị xinh đẹp như bông hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc.

- Tài năng: thổi lá hay như thổi sáo, có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:

+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”

+ Tự ti vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”

+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”

=> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.

b. Số phận bất hạnh: bị biến thành con dâu gạt nợ.

- Nguyên nhân:

+ Do món nợ truyền kiếp.

+ Vì Mị bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số.

- Ban đầu mới về, Mị phản kháng nhưng yếu ớt rồi muốn tự tử nhưng đến khi quen dần Mị chịu sự đày ải cả về thể xác lẫn tinh thần.

c.Phân tích khát khao muốn đi chơi của Mị

* Nguyên nhân làm sống dậy khát khao:

- Khung cảnh ngày xuân:

+ Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ.

+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …

- Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:

+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):

Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.

Văng vẳng ở đầu làng.

Lửng lơ bay ngoài đường.

Rập rờn trong đầu Mị.

+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).

+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức⟶tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.

⟹Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.

- Hơi rượu:

+ Uống cả hũ rượu

+ Uống ực từng bát

=>Say lịm mặt ngồi đấy⟶Lãng quên hiện tại⟶ Sống lại quá khứ.

* Khát khao muốn đi chơi

- Những nguyên nhân trên tác động mạnh mẽ đến Mị, Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”

- Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

=>Sự giao tranh giữa ý muốn và thực tại hiện hữu

- Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng.

- Trong hơi rượu, Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình:

+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng.⟶ thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.

+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.

=> A Sử trói Mị không cho đi chơi nhưng A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị. Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.

2.2Liên hệ với niềm mong đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện của hai chị em Liên An

a. Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm “Hai đứa trẻ”:

- Thạch Lam là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người.

- Hai đứa trẻlà một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tậpNắng trong vườn (1938).

b. Niềm mong đợi chuyến tàu đêm của hai chị em:

* Giới thiệu hai chị em Liên và An

* Phân tích niềm mong đợi chuyến tàu:

- Dù đã muộn nhưng ngày nào hai chị em cũng chờ chuyến tàu đêm qua rồi mới đi ngủ.

- Khi tàu xuất hiện:

+ Âm thanh: “tiếng xe rít mạnh vào ghi” , “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, “tiếng còi rít lên”⟶ thực sự rộn rã và náo nhiệt, khác hẳn với âm thanh của phố huyện/

+ Chuyển động mạnh mẽ: “đoàn xe vụt qua”, “tàu rầm rộ đi tới”

+ Ánh sáng: “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”, “đồng và kền lấp lánh”⟶ rực rỡ, chói lóa, gắn liền với sự sang trọng, giàu có, thứ ánh sáng thực sự xua đi bóng tối.

=> Chuyến tàu là cả khoảng trời mơ ước của hai chị em.

2.3 Điểm tương đồng và khác biệt:

* Tương đồng:

- Đều là khát khao mong ước đẹp đẽ, xuất phát từ những kí ức của nhân vật.

- Thể hiện giá trị nhân đạo của tác giả.

- Thể hiện mong ước muốn vượt thoát thực tại tăm tối của nhân vật.

* Khác biệt:

- Khao khát đi chơi của Mị chính là khao khát được sống tự do.

- Khao khát của chị em Liên là khao khát được sống một tuổi thơ đủ đầy của những đứa trẻ. Đồng thời đó còn là khao khát đổi đời, vươn tới ánh sáng, sống một cuộc đời thực sự.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

    Đề số 42 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 42 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

    Đề số 43 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 43 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

    Đề số 44 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 44 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

    Đề số 45 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 45 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

    Đề số 46 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 46 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

    Soạn bài Rừng xà nu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. Câu 1: a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :

  • Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

    Soạn bài Những đứa con trong gia đình - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. Câu 1: – Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

  • Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

    Điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

    Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi.

  • Anh/chị hiểu những gì gần gũi với trái tim bạn nghĩa là gì

    Nét tính cách tiêu biểu của nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

    Những năm tháng đánh Mĩ của con người Tây Nguyên đã khơi nguồn cho cảm hứng và những sáng tác thành công về vùng đất cao nguyên mang sức sống mãnh liệt này.

Đọc hiểu Sống trọn vẹn từng ngày - Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy xước, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.

Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau. […]

Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình […]

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. […]

Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. […]

Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.

(Trích bài phát biểuSống trọn vẹn từng ngàycủa tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola; Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính? (nhận biết)

Câu 2.Nêu và chỉ ra hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? (nhận biết)

Câu 3.Vì sao khi so sánh mình với người khác lại là cách chúng ta hạ thấp mình? (thông hiểu)

Câu 4.Anh, chị hiểu thế nào về câu sau:Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua. Hãy trả lời bằng một đoạn văn từ 7- 10 dòng.(vận dụng)

Lời giải:

Câu 1:

- Phương pháp biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

Chỉ ra được 2 biện pháp nghệ thuật chính:

- So sánh (cuộc đời như một trò hơi tung hứng, công việc là quả bóng cao su, gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần là những quả bóng bằng thủy tinh)⟹ Lối so sánh hình tượng này tạo sự tương tác giữa các giá trị sống quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

- Điệp cấu trúc (bạn… chớ để/ chớ đặt/ chớ quên…) khẳng định, nhấn mạnh ý thức, vai tri trò của bản thân trong cuộc đời.

Câu 3:

- Khi đem ra so sánh mình với người khác, cả người so sánh và cả người bị đem ra so sánh đều bị tổn thương và không được tôn trọng. Bởi vậy, hãy biết trân trọng những gì mình có bởi chúng ta là một cá nhân đặc biệt; chúng ta hãy sống cuộc sống trọn vẹn của chính mình.

Câu 4:

- Cuộc đời không phải là một đường chạy liên tục và bằng phẳng để chúng ta có thể dễ dàng đến đích hay vội vàng bang qua.

- Cuộc đời là một lộ trình bao gồm nhiều chặng đường dài: có thể là chặng đường đang sống, có thể là chặng đường đã qua, cũng có thể là chặng đường ta định tới: có vui – buồn, có khổ đau – hạnh phúc, có thành công – thất bại, thậm chí phải trả giá bằng máu và nước mắt. Để có một cuộc đờitrọn vẹn ta phải suy ngẫm “thưởng thức”, “nhấm nháp” lần lượt tất cả những điều đó.

Tải Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1) - Đề thi thử đại học môn Văn năm 2017 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.59 KB, 5 trang )

(1)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5)

2."Bạn chớ đặt mục tiêu vào những gì người khác cho là quan trọng". Vì:

  • Sẽ không phát huy được năng lực, sở trường bản thân.
  • Đánh mất mình.
  • Luôn mệt mỏi, áp lực, chạy theo người khác.

(HS trả lời được 2 ý cho điểm tối đa, 1 ý cho 0,5 điểm, 1 ý chưa sát vấn đề cho 0,25 điểm).

3. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ "Bạn chớ" trong đoạn trích trên:

  • Nâng cao hiệu quả diễn đạt: Nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi cảm xúc..... (0,5)
  • Bày tỏ thái độ: động viên, khích lệ....Lời nhắc nhở con người đừng đánh mất những điều ý nghĩa trong cuộc sống. (0,25)

4. HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu một bài học có ý nghĩa sâu sắc với bản thân nhất. Có thể lựa chọn một trong những bài học sau:(0,5)

  • Bản thân mình mới biết điều gì là quan trọng nhất.
  • Trân trọng những gì gần gũi.
  • Trân trọng thời gian.
  • Ý chí nghị lực vươn lên...

- Lý giải được vì sao bài học đó sâu sắc với bản thân....(0,5)

II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu:"Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình."

a. Đảm bảo đúng yêu cầu của một đoạn văn, khoảng 200 từ. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. (0,25)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, quý trọng cuộc sống của bản thân.

c. Biết triển khai vấn đề nghị luận, vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Giải thích:(0,25)

  • "Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay": cách nói hình ảnh về việc để thời gian trôi đi vô ích, thái độ thờ ơ với cuộc sống.
  • "Sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc": nâng niu trân trọng cuộc sống của bản thân.
  • "Sống trọn vẹn từng ngày": sống có ý nghĩa, sử dụng thời gian hợp lí, có ích.

=> Ý nghĩa: khuyên con người trân trọng thời gian hiện tại, quý trọng cuộc sống của bản thân.

* Bàn luận:(0,75)

HS có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục, có dẫn chứng minh họa, dưới đây là một hướng giải quyết:

  • Tại sao:"Bạn chớ để cuộc sống hiện tại trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai."
    • Quá khứ: khoảng thời gian đã qua không bao giờ trở lại.
    • Tương lai: thời gian phía trước xa vời, khó nắm bắt.

-> Vì thế, nghĩ về quá khứ, ảo tưởng tương lai sẽ lãng phí thời gian hiện tại một cách vô ích.

  • Tại sao"Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày"
    • Khi con người quý trọng cuộc sống của bản thân: sẽ hướng tới những việc làm, hành động tích cực, ý nghĩa, trở thành người có ích.
    • Sống một cuộc đời có ý nghĩa. Mỗi ngày trôi đi là một niềm vui.

-> Do đó, mỗi chúng ta phải biết trân trọng thời gian hiện tại, năng động, sáng tạo, tham gia tích cực mọi hoạt động...

* Mở rộng:(0,25)

  • Phê phán những người không biết quý trọng bản thân, sử dụng thời gian chưa hợp lí, đắm mình vào quá khứ, không quan tâm tới hiện tại..
  • Một số giới trẻ hiện nay sa vào lối sống gấp, sống vội, sa ngã vào các tệ nạn xã hội...

* Bài học nhận thức và hành động(0,25)

  • Nhận thức cuộc đời mỗi con người là quý giá, ai cũng chỉ sống một lần. Qúa khứ, hiện tại, tương lai đều quan trọng nhưng đặc biệt phải biết trân trọng hiện tại.
  • Cần có những hành động cụ thể, tích cực, ý nghĩa.

d. Sáng tạo, chính tả, dùng từ, đặt câu: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25)

Câu 2: (5,0 điểm)Cảm nhận nhân vật Tnú để làm rõ những ý kiến:"Tnú là con người chan chứa tình yêu thương"và"Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng".

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý, đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. (0,25)

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Tnú: chan chứa tình yêu thương, trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng. (0,5)

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:(0,25)

  • Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
  • Tác phẩm Rừng xà nu được viết vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta.
  • Tnú là nhân vật trung tâm kết tinh vẻ đẹp của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.

* Trích dẫn ý kiến.

* Giải thích ý kiến(0,25)

  • "Con người chan chứa tình yêu thương": giàu tình cảm, thủy chung, trong sáng. Vẻ đẹp con người bình thường.
  • "Con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng": tinh thần bất khuất, kiên trung, trọn đời gắn bó, hi sinh vì cách mạng.
  • Vẻ đẹp một anh hùng với những phẩm chất tiêu biểu của con người thời đại đánh Mĩ.

* Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú: (2,0)

  • Nội dung hình tượng:
  • Lưu ý: học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau: có thể kết hợp cảm nhận các vẻ đẹp của hình tượng, có thể kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật. Song cần đảm bảo những ý sau:
    • Những nét khái quát:(0,25)
      • Cuộc đời, số phận của Tnú được cụ Mết kể vào một đêm bên bếp lửa ở nhà Ưng trước toàn thể dân làng.
      • Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người Strá đã nuôi Tnú khôn lớn.
      • Số phận bất hạnh nhưng tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ.
      • (Lưu ý: có thể linh hoạt trình bày, sắp xếp ý hợp lý)
    • Tnú là con người chan chứa tình yêu thương:(0,75)
      • Với quê hương: Sau ba năm đi lực lượng, Tnú được về phép đứng hồi lâu ngắm nhìn cánh rừng xà nu, bồi hồi xao xuyến khi nghe tiếng chày giã gạo. Về tới làng Tnú thuộc từng khuôn mặt, thăm hỏi từng người...
      • Với vợ con: Anh đặc biệt gắn bó, yêu thương. Tnú xé tấm dồ của mình làm tấm choàng ủ ấm cho con. Sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ, che chở cho vợ con. Khi vợ con bị kẻ thù đánh đập dã man, Tnú không sợ chết đã lao vào bọn dã thú để cứu họ với hai bàn tay không.
    • Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng. (1,0)
      • Khi còn nhỏ: Tnú bất chấp sự khủng bố gắt gao của kẻ thù đã xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ. Học chữ thua Mai, Tnú tự lấy đá đập vào đầu mình đến chảy máu. Làm liên lạc rất thông minh, nhanh nhẹn vì sự an toàn của cách mạng (xé rừng, lựa chỗ thác mạnh...)
      • Khi bị giặc bắt: (2 lần)
        • Tnú bị tra tấn dã man nhưng quyết không khai.
        • Gặp đau thương mất mát: vợ con bị giết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay nhưng Tnú vẫn không chịu khuất phục trước kẻ thù.
      • Với đôi bàn tay tật nguyền, Tnú tham gia lực lượng giải phóng quân để chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
    • Nhận xét chung: Hình tượng nhân vật Tnú là biểu tượng rực sáng cho tính cách, phẩm chất của con người Tây Nguyên. Nhân vật Tnú tỏa sáng chủ nghĩa anh hùng Việt Nam thời chống Mĩ đồng thời đẫm chất sử thi.
  • Nghệ thuật khắc họa hình tượng:(0,5)
    • Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng thuở trước.
    • Nhân vật Tnú được xây dựng với cảm hứng ngợi ca, tự hào.
    • Giọng văn trang trọng, hùng tráng, say mê, đậm chất sử thi...

* Bình luận:(0,5)

  • Khẳng định hai ý kiến về nhân vật Tnú đều đúng. Mỗi ý kiến đề cập đến một khía cạnh của nhân vật, nhưng lại có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau để cùng khẳng định vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật.
  • Thể hiện cái nhìn sâu sắc về nhân vật vừa mang vẻ đẹp sử thi, vừa mang vẻ đẹp đời thường, bình dị.
  • Nhân vật Tnú là một bước tiến mới trong sự nhận thức và biểu hiện những phẩm chất của một người anh hùng lí tưởng. Cuộc đời bi tráng của Tnú chứng minh cho chân lí của thời đại đánh Mĩ:"Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo".
  • Phong cách tác giả độc đáo qua xây dựng hình tượng nhân vật....

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận (0,25)

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25)

Đăng ký tư vấn

Đăng ký: Đăng ký làm bài test năng lực Đăng ký học thử tại Dạy Tốt Đăng ký học tại Dạy Tốt Đăng ký học thử: Học Mà Chơi
Họ và tên học sinh (*)
Ngày sinh
Địa chỉ liên hệ(*)
Họ và tên phụ huynh(*)
Điện thoại phụ huynh(*)
Lớp đăng ký(*) ------ Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Môn đăng ký(*) Toán Văn Anh Lý Hóa
Ghi chú