Bà bầu ăn cháo lòng có tốt không

Cháo lòng có chứa rất nhiều vitamin, protein cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên nó cũng cung cấp nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Chính vì thế đây không phải là món ăn lành mạnh cho phụ nữ có thai.

Nguy hiểm hơn cả, nội tạng động vật còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, không tốt cho sức khỏe.

Trường hợp không may lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis hay kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.

Nếu ăn các sản phẩm từ tiết canh, nội tạng...chưa được nấu chín vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể, điều này gây hại vô cùng tới sức khỏe bà bầu.

Bà bầu ăn cháo lòng có tốt không

2. Người có đường tiêu hóa kém không nên ăn cháo lòng

Trong ruột động vật có chứa vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Vì thế, những người có đường tiêu hóa kém tuyệt đối không nên ăn cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.

3. Người béo phì, mắc bệnh tim mạch

Nội tạng động vật chứa chứa hàm lượng protein và cholesterol cao. Chính vì thế, nó có thể gây hại tới người cao tuổi, người béo phì, người có bệnh tim mạch ăn nhiều sẽ làm tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, dễ bị xơ vữa động mạch và gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Nếu những người thuộc các đối tượng này vẫn cố tình ăn có thể gây hại nặng nề, thậm chí tử vong.

Một số lưu ý khi ăn lòng lợn

Không nên ăn quá nhiều lòng lợn

Nếu qua thích ăn lòng lợn, bạn cũng nên ăn khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 50-70g đối với người lớn; 30-50g đối với trẻ nhỏ. Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch tuyệt đối không nên ăn lòng lợn, vì chúng dễ khiến tình trạng bệnh xấu hơn.

Bà bầu ăn cháo lòng có tốt không

Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc

Cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều lần hàng tấn nội tạng động vật đã bốc mùi thối, được nhập từ Trung Quốc về, sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi đem bán ra thị trường.

Loại nội tạng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe, vì vậy, khi ăn nội tạng bạn cần phải biết rõ nguồn gốc của loại thực phẩm mình ăn, tránh mua hoặc ăn nhầm loại thực phẩm đáng sợ nêu trên.

Không ăn nội tạng để qua đêm

Nội tạng là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, bạn cần chế biến ngay khi mua về để tránh tình trạng ôi thiu, lên mùi khó chịu hoặc nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Bạn đang xem: Top 15+ Có Nên ăn Cháo Lòng Khi Mang Thai

Thông tin và kiến thức về chủ đề có nên ăn cháo lòng khi mang thai hay nhất do Truyền hình cáp sông thu chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Bà bầu ăn cháo lòng cung cấp dinh dưỡng dồi dào nhưng cần hết sức cẩn thận, bà bầu có thể bị nhiễm độc nếu nguyên liệu không an toàn.

Bà bầu ăn cháo lòng được không?

Cháo lòng là món ăn được phổ biến rất nhiều ở Việt Nam. Cháo lòng gồm có các nguyên liêu như gan, thận, tim, dạ dày… có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100-150 calo mỗi 100 gram), chúng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình từ 5-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa & lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú.

Các Vitamin tan trong chất béo chỉ có ở trong gan, thận. Một điểm chung ở gan, thận, tim, não có nhiều cholesterol và photphatit. Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương.

Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất Sắt. Nó cũng chứa Selen, Kẽm, Phốt pho, Niacin, và Riboflavin. Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C.

Bà bầu ăn cháo lòng có tốt không

Bà bầu ăn cháo lòng cung cấp dinh dưỡng dồi dào nhưng cần hết sức cẩn thận

Vì vậy, bà bầu có thể ăn cháo lòng để cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Chú ý khi bà bầu ăn cháo lòng

Tuy nhiên, bà bầu béo phì hoặc mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, gút… không nên ăn cháo lòng bởi có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch.

Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Cách nấu cháo lòng ăn toàn cho bà bầu

Nguyên liệu:

- Lòng lợn: 1kg

- Huyết heo: 100g

- Gạo trắng: 1/2 chén cơm.

- Gừng, hành tím, tỏi

- Hành tím phi

- Hành lá

- Gia vị thông thường: muối, hạt nêm, đường, bột ngọt, nước mắm.

- Rau ăn kèm: Xà lách và rau thơm các loại

- Mắm nêm pha.

Bà bầu ăn cháo lòng có tốt không

Thực hiện:

- Khi mua lòng heo bạn nên chọn loại ngon: ruột thì nên chọn loại nhỏ, căng và tròn, có dịch trắng sữa; bao tử heo cũng chọn loại nhỏ, gan thì chọn loại có màu sậm, nhìn còn tươi. Với 1kg lòng có thể mua 200g gan heo, ½ quả tim nhỏ, 300g ruột heo, 1 cái bao tử nhỏ.

- Lòng heo sau khi mua về là công đoạn làm sạch: chỉ có việc làm sạch ruột non và bao tử là hơi vất vả, trước tiên bạn loại bỏ bớt phần mỡ thừa đi, lộn trái , dùng hỗn hợp bột mì và muối chà sát cho sạch, sau đó rửa lại bằng nước muối, cuối cùng là chà lại bằng dấm ăn hay chanh một lần nữa. Rửa lại bằng nước sạch.

- Luộc lòng: đun một nồi nước thật sôi, cho gừng và hành tím đạp dập vào,sau đó nêm vào nước luộc 1 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng bột ngọt. Nước sôi thì cho lòng và huyết heo vào luộc. Chú ý bạn nên luộc gan heo riêng vì gan sẽ làm đục nước. Chúng ta sẽ dùng nước luộc để nấu cháo nữa mà.

- Ruột heo rất nhanh chín, bạn không nên luộc lâu quá sẽ làm ruột bị dai không ngon nữa. cái nào chín bạn vớt ra và cho ngay vào nước lạnh có đá. Làm như vậy sẽ làm lòng heo được trắng. Khi nào chuẩn bị ăn mới cắt miếng vừa ăn và bày ra dĩa.

- Đợi nước luộc lòng heo nguội bớt và lắng xuống thì lọc lấy nước trong, bỏ phần cặn đi, cho lên bếp và bật lửa. Cho gạo đã được rang sơ vào nấu cháo. Mục đích của việc rang gạo là cho cháo được thơm ngon hơn.

- Huyết heo chia làm hai phần: 1 phần tán nhuyễn cho vào cháo, 1 phần cắt miếng vuông cho chung lên dĩa lòng đã cắt miếng vừa ăn.