Bài báo cáo công ty cp tập đoàn tiến bộ năm 2024

Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ.1 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của

công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ1 1.1.1.Thông tin cơ bản về công ty1 1.1.2.Qúa trình hình thành và phát triển.1 1.2 .Lĩnh vực kinh doanh của Công ty2 1.2.1 Đầu t�

� kinh doanh Bất động sản.3 1.2.2 Kinh doanh thương mại thép và sản xuất ,phân phối giàn giáo -cốp pha.3 1.2.3 Sản xuất ,phân phối cầu lông Tiến Bộ.3 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ.4 1.3.1.Sơ đồ cơ cấu 4 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ . 5 1.3.2.2.Cách thức phân chia chức năng nghiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trong công ty. 8 1.4. Mối quan hệ và sự phối hợp của các phòng ban, bộ phận trong công ty để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh củacông ty.8 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ10 2.1 Phân tích hoạt động lập kế hoạch kinh doanh10 2.1.1 Bộ phận phụ trách việc lập kế hoạch.10 2.1.2.Quy trình lập kế hoạch tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến bộ.10 2.1.3.Nội dung bản kế hoạch kinh doanh của Công ty.11 2.1.4. Cách thức triển khai thực hiện kế hoạch13 2.1.5.Đánh giá công tác lập kế hoạch của Công ty.13 2.1.6.Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế.14 2.2.Phân tích hoạt động Marketing14 2.2.1Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty14 2.2.1.1Bộ phận nghiên cứu14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.2.1.2 Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.15 2.2.1.3 Đối thủ cạnh tranh15 2.2.1.4 : Đánh giá kết quả thực hiện công tác nghiên cứu thị trường tại công ty.17 2.2.2 Hoạt động marketing mix của công ty18 2.2.2.1 Chính sách sản phẩm18 2.2.2.2 Chính sách giá19 2.2.2.3 Phân phối.20 2.2.2.4 Xúc tiến hỗn hợp21 2.2.2.5.Đánh giá hoạt động marketing mix của công ty.22 2.2.3 Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế.22 2.3 Phân tích hoạt động quản trị nhân lực trong Công ty.22 2.3.1 Tình hình về lao động của Công ty.22 2.3.2 Bộ phận thực hiện hoạt động quản trị nhân lực trong công ty.23 2.3.3: Quy trình lập kế hoạch nhân lực24 2.3.4 Đánh giá chất lượng công việc nhân viên.27 2.3.5 Hình thức trả lương của công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ28 2.3.6 Cán bộ đi đào tạo của công ty.31 2.3.7 Công tác quản trị nhân lực của công ty.32 2.4 Phân tích tình hình tài chính của công ty.32 2.4.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn32 2.4.2: Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty.36 2.4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu.38 2.4.2.2:Phân tích tình hình chi phí.39 2.4.2.3:Phân tích tình hình lợi nhuận.41 2.4.3 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bảnvề khả năng tài chính của Công ty 42 2.4.3.1 Khả năng thanh toán của Công ty:.42 2.4.3.2:Khả năng hoạt động của Công ty.43 2.4.3.3. Khả năng quản lý vốn vay.44 2.4.3.4. Khả năng sinh lời của Công ty45 2.4.4 Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế.46 2.5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ46 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.5.1. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty46 2.5.2. Hiệu quả sử dụng chi phí.48 2.5.3. Hiệu quả sử dụng vốn49 2.5.4. Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế.49 2.6. Hoạt động bán hàng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ50 2.6.1. Bộ phận phụ trách hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty50 2.6.2 Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các vị trí công việc trong bộ phận phụ trách hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty.50 2.6.3. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ51 2.6.3.1. Căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.51 2.6.3.2. Quy trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ.51 2.6.3.3. Quy trình bán hàng và cung cấp sản phẩm dịch vụ của Công ty.53 2.6.4. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Công ty54 2.6.5. Công tác giám sát bán hàng đối với các đại lý của Công ty.54 2.6.6. Kết quả và đánh giá về kết quả tiêu thụ của Công ty.54 2.6.7. Đánh giá công tác quản trị bán hàng của Công ty54 2.6.8 Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế.55 CHƯƠNG 3:ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ.56 3.1 Đánh giá, nhận xét chung về tình hình hoạt động của Công ty56 3.1.1 Nhận xét chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp56 3.1.2 Thành công, hạn chế, nguyên nhân.57 3.2: Các đề xuất, kiến nghị phương hướng59 KẾT LUẬN61 Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Giá trị các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019.12 Bảng 2.2: Bảng cơ cấu doanh thu theo sản phẩmtiêu thụ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ năm 2017-201818 Báng 2.3: Giá của một số sản phẩm chủ yếu năm 201819 Bảng 2.4:Kết quả tiêu thụ qua từng kênh phân phối năm 2017-2018.20 Bảng 2.5: Chi phí cho các hình thức xúc tiến bán hàng năm 2017-201821 Bảng 2.6: Lao động và trình độ lao động tại Công ty năm 2017, 2018.23 Bảng 2.7: Cách tính điểm xếp loại của Công ty28 Bảng 2.8:Mức lương cơ bản của người lao động trong Công ty.30 Bảng 2.9 :Chi phí đào tạo cho các hình thức đào tạo nhân viên tại công ty năm 201831 Bảng 2.10: Bảng phân tích cơ cấu tài sản.33 Bảng 2.11: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn.35 Bảng 2.12:Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm 2015, 2016, 201736 Bảng 2.13 :Bảng tình hình doanh thu của Công ty giai đoạn 2015-2017.38 Bảng 2.14: Bảng tình hình chi phí của Công ty giai đoạn 2015-201739 Bảng 2.15: Bảng tình hình lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015-201741 Bảng 2.16: Khả năng thanh toán của công ty giao đoạn 2015-2017.42 Bảng 2.17: Khả năng hoạt động của Công ty giai đoạn 2015-201743 Bảng 2.18: Khả năng quản lý vốn vay của Công ty giai đoạn 2015-201744 Bảng 2.19: Khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2015-201745 Bảng 2.20: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động47 Bảng 2.21: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí.48 Bảng 2.22: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn49 Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến bộ4 Sơ đồ 2.1: Quy trình lập kế hoạch của Công ty Cổ phần tập đoàn Tiến bộ10 Sơ đồ 2.2: Cách thức triển khai kế hoạch của Công ty.13 Sơ đồ 2.2: Cách thức triển khai kế hoạch của Công ty.13 Sơ đồ 2.3: Sơ đồng phòng nhân sự24 Sơ đồ 2.4: Quy trình lập kế hoạch nhân25 Sơ đồ 2.5: Quy trình tuyển dụng của Công ty cổ phần tập đoàn Tiến Bộ.26 Sơ đồ 2.6: Quy trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty.51 Sơ đồ 2.7: Quy trình bán hàng của Công ty53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và sự phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị ngày càng lớn mạnh tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.Để tồn tại phát triển và nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh doanh,tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập,thì các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ nói riêng cần phải tìm mọi cách để phát triển và mở rộng sản phẩm của mình để tiếp cận được với thị trường khách hàng một cách hiệu quả nhất. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng cũng ngày càng được nâng cao, nhà ở và các công trình xây dựng đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đáp ứng những nhu cầu tất yếu cho người dân tại địa bàn và những người lao động sinh sống trên địa bàn tỉnh TháiNguyên.Nhận thấy được nhu cầu tiềm năng này,công ty cổ phần Tập đoàn Tiến bộ đã thành lập nhằm mục tiêu xây dựng các dự án khu đô thị, khu chung cư,vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời được nhu cầu khách hàng với những sản phẩm,dịch vụ chất lượng. Được sự nhất trí của nhà trường và sự cho phép của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến bộ em đã được đến công ty thực tập. Sau 3 tháng thực tập được sự giúp đỡ của Ban giám đốc, các phòng ban trong công ty và đặc biệt dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Hà Thị Thanh Hoa,em đã hoàn thành được bài "Báo cáo thực tập " với nội dung như sau : CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ. CHƯƠNG 3:ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ. Do sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để em có thể hoàn thành tốt yêu cầu và mục tiêu của bài báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Phương 1 Lớp: K12 - QTKDTH Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ. 1.1.1. Thông tin cơ bản về công ty - Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ - Tên tiếng anh:Tien Bo Group Joint Stock Company - Tên viết tắt : Tien Bo GROUP - Logo của công ty: - Mã số thuế: 4600359768 - Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động - Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên - Địa chỉ:Ngõ số 1,Đường Bắc Kạn,tổ2-phường Hoàng Văn Thụ -TP.Thái Nguyên. - Điện thoại (0208)375 6699 - Website: http://www.tienbo.vn/[email protected] - Email :[email protected] - Đại diện pháp luật : Ông Phùng Văn Bộ;Chức vụ :Chủ tịch Hội đồng quản trị. - Ngày cấp giấy phép:05/03/2008 - Ngày bắt đầu hoạt động :18/06/2004 - Ngày nhận TK :22/10/2010 - Năm tài chính :01/01/2015 - Cấp chương loại khoản: 3-754-070-099 - Quy mô Công ty :Công ty có quy mô lớn. - Vốn điều lệ: 425.700.000.000(425,7 tỷ đồng) 1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Công ty cổ phàn Tập Đoàn Tiến Bộ là một doanh nghiệp tư nhân Công nghiệp và Thương mại Tiến Bộ, được thành lập năm 1998 với ngành nghề chủ yếu là: Sản xuất cốp pha - giàn giáo, kinh doanh dịch vụ cho thuê cốp pha giàn giáo và thiết bị xây dựng, kinh doanh sắt thép. Với sản phẩm chính là cốp pha - Giàn giáo, thiết bị xây dựng. - Năm 2004: Công ty chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân sang hình thức Công ty TNHH Tiến Bộ có hai thành viên trở lên. - Năm 2008: Ngày 05/03/2008, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty chuyển đổi từ Công ty TNHH Tiến Bộ thành Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ gồm 3 cổ đông sáng lập. Vốn điều lệ hoạt động 20 tỷ đồng. - Năm 2009, do ảnh hưởng khó khăn từ nền kinh tế trong và ngoài nước, các cổ đông Công ty nhận thấy việc đầu tư nhiều vốn vào thời điểm này là không hiệu quả. Do vậy, Đại hội đồng cổ đông Công ty gồm 3 cổ đông sáng lập đã có quyết định giảm vốn điều lệ từ 30 tỷ xuống 20 tỷ đồng vào tháng 02/2009. - Tháng 7/2009: Công ty thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng vốn điều lệ lên 20,5 tỷ đồng. - Ngày 14/12/2009: Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công nhận là Công ty đại chúng theo công văn số 2876/UBCK-QLPH. - Tháng 02/2010: Công ty thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng vốn điều lệ lên 26 tỷ đồng. - Tháng 10/2010: Công ty được Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên cấp đăng ký kinh doanh tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng. - Năm 2011: Phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng - Năm 2014: Thực hiện đăng ký lưu ký chứng khoán với mã là TTB và được Sở GDCKNN chấp thuận hồ sơ đăng ký niêm yết. - Ngày 26/01/2015, cổ phiếu TTB chính thức được giao dịch trên sàn HNX với giá tham chiếu 15.000 đồng/cổ phiếu. - Năm 2015: Hoàn thành phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành chứng khoán ra công chúng đợt 1, tăng vốn điều lệ của công ty lên 73,5 tỷ đồng. 1.2 .Lĩnh vực kinh doanh của Công ty 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ gồm các hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản,sản xuất và kinh doanh dịch vụ cho thuê gian giáo cốp pha,sản xuất cầu lông…: 1.2.1 Đầu tư kinh doanh Bất động sản - Đầu tư xây dựng khu chung cư, nhà ở thương mại,nhà ở xã hội - Xây dựng dự án TBCO tại tổ 2,phường Hoàng Văn Thụ TP Thái Nguyên - Xây dựng dự án khu đô thị TBCO Reverside tại tổ 14,Phường Quang Vinh ,TP Thái Nguyên. - Cho thuê nhà ở (Dịch vụ GAZA), kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, khu vui chơi giải trí 1.2.2 Kinh doanh thương mại thép và sản xuất ,phân phối giàn giáo -cốp pha. - Bao gồm các mặt hàng :Thép xây dựng,thép cây,thép cuộn ,thiết bị máy móc xây dựng ,kinh doanh các thiết bị thể thao,Chủ yếu là lĩnh vực thép xây dựng . - Là nhà phân phối thép lấy nguồn sản phẩm từ các đơn vị sản xuất và kinh doanh thép hoạt động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. - Công ty sản xuất dàn giáo, cốp pha phục vụ cho các công trình xây dựng, và cung cấp dịch vụ cho thuê dàn giáo cốp pha cho các đơn vị xây dựng khác. - Sản phẩm cốp pha – dàn giáo được sản xuất với các máy tự động cắt, tự động hàn, tự động đột, dập, uấn, và được sơn trên dây truyền sơn tĩnh điện. Công nghệ tương đương với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. - Hệ thống máy, móc trang thiết bị hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất để cung cấp cho khách hàng. 1.2.3 Sản xuất ,phân phối cầu lông Tiến Bộ - Năm 2015 sản phẩm Cầu Lông Tiến Bộ bắt đầu có doanh thu. - Năm 2016 Công ty đã đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất cầu lông với công suất 4 triệu quả/năm. - Phân phối rộng trên toàn quốc 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ 1.3.1.Sơ đồ cơ cấu ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN PHÁP CHẾ BAN GIÁM SÁT NỘI BỘ PHÒNG NHÂN SỰ PHÒN G NỘI CHÍNH ĐỘI VẬN TẢI PTGĐ KINH DOANH PTGĐ TÀI CHÍNH PTGĐ NHÂN SỰ PHÒN G TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ BQL VẬN HÀNH CÁC DỰ ÁN PHÒN G KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH NHÀ MÁY GIÀN GIÁO- CỐP PHA PHÒNG MARKETIN G NHÀ MÁY SẢN XUẤT CẦU LÔNG BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN BAN CHỈ HUY CÁC CÔNG TRƯỜNG Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến bộ (Nguồn: Công ty Cổ phần tâ ̣p đoàn Tiến bô ̣) 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn Tiến Bộ theo mô hình trực tuyến chức năng:Người lãnh đạo cao nhất của công ty được sự giúp đỡ của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn, và kiểm tra việc thực hiện quyết định.Người lãnh đạo của công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Ưu điểm: - Tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ một thủ trưởng, tập trung, thống nhất, làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phí quản lý doang nghiệp thấp. - Những người chịu sự lãnh đạo rất đẽ thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra. Nhược điểm: - Người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến và các bộ phận chức năng. - Những người lãnh đạo chức năng lại có nhiều ý kiến khác nhau, người lãnh đạo phải họp bàn, tranh luận căng thẳng, ra quyết định không kịp thời, hiệu quả quyết định thấp. 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ . 1.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty a) Đại Hội Đồng cổ đông - Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. - ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát Công ty. - Sửa đổi ,bổ sung Điều lệ Công ty và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật pháp và điều lệ Công ty. b) Hội đồng quản trị 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên gồm 01 Chủ tịch và 4 Thành viên. - Nhiệm kỳ của HĐQT là 05 năm. - Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty. c) Ban kiểm xoát - Ban Kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, - Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. - Ban Kiểm soát của Công ty có 03 thành viên, gồm 01 Trưởng ban và 02 thành viên. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát là 05 năm. - Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty,kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính theo quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. d) Tổng giám đốc - Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước CTHĐQT và Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. - Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:  Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;  Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;  Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư;  Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ;  Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;  Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc;  Kiến nghị phương án trả cổ tức và xử lý lỗ trong kinh doanh; 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp e) Ban pháp chế - Là một bộ phận có chức năng đảm bảo về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. f) Ban giám sát nội bộ - Là cơ quan giám sát việc chấp hành chế độ hoạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ công ty. g) Phòng PTGĐ nhân sự - Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực theo yêu cầu và chiến lược của công ty. - Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lỹ các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức - Hành chính - Nhân sự. - Là cầu nối giữa BGĐ và người lao động trong công ty. - Xử lý các khiếu nại thắc mắc từ phía khách hàng h) Phòng nội chính - Tham mưu cho HĐQT,Ban Tổng Gíam đốc về bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân lực cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty. - Theo dõi các hoạt động của công ty,phối hợp xây dựng các kế hoạch,quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân viên;quản lý lao động tiền lương . i) Phòng nhân sự - Quản lý các lao động của Công ty . - Thực hiện các công tác tuyển dụng các vị trí công việc trong công ty, đào tạo nhân viên trước và sau khi tham gia vào công ty. j) Phòng tài chính-đầu tư - Tham mưu cho ban lãnh đạo và theo dõi việc thực hiện các quy chế về quản lý kinh tế tài chính.Thực hiện các công việc do Ban giám đốc giao. - Xây dựng kế hoạch tài chính, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt và đề xuất biện pháp. - Trực tiếp quản lý vốn của Công ty,đầu tư tại các dự án,,. k) Phòng kế toán - Tổ chức hạch toán kế toán. - Theo dõi, thống kê lao động, tiền lương 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Quản lí tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực tài chính của công ty, tổ chức kiểm kê định kỳ, phản ánh chính xác kịp thời tình trạng tài sản. - Kiểm tra và chủ trì xét duyệt quyết toán cho các đơn vị phụ thuộc. l) Phòng kinh doanh - Đưa ra các chính sách,chiến lược để phát triển các dự án của công ty. - Quản lý thông tin của khách hàng m) Phòng marketingmối quan hệ chiều - Đưa ra các chương trình để xúc tiến bán hàng,chạy web,zalo,facebook để quảng bá các dự án chung cư,cầu lông và thép của công ty. - Tiềm kiếm khách hàng,tư vấn cho khách hàng, n) Ban quản lý các dự án - Quản lý hoạt động tài chính,nghiệm thu sản phẩm,kiểm tra chất lượng kỹ thuật. - Quản lý sản xuất,giám sát chất lượng ở các phân xưởng . - Giam sát các khu chung cư,nhà máy sản xuất của công ty. - Đảm bảo an ninh cho các tòa nhà của chung cư. o) Các nhà máy sản xuất - Trực tiếp sản xuất. - Thực hiện các kế hoạch nhiệm vụ Công ty giao. 1.3.2.2.Cách thức phân chia chức năng nghiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trong công ty. Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ là một doanh nghiệp tư nhân Công nghiệp và Thương mại,cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty được phân chia theo kiểu trực tuyễn chức năng. Có các đơn vị chức năng, các đơn vị này chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn.Sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn,do đó giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý.Tạo điều kiện thuận lợi để đưa ra các quyết định kịp thời.Ta thấy rằng mối liên hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới là các mũi tên đường thẳng,còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị và kiểm tra sự hoạt động của các đơn vị trực tuyến.Cơ cấu tổ chức này đòi hỏi người lãnh đạo của tổ chức phải thường xuyên giải quyết những mối quan hệ giữa đơn vị trực tuyến với đơn vị chức năng. 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.4. Mối quan hệ và sự phối hợp của các phòng ban, bộ phận trong công ty để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh củacông ty. Trong công ty,mỗi bộ phận phòng ban có một chức năng riêng,nhưng chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết tác động qua lại với nhau.Mối quan hệ công tác trong cơ cấu quản lý công ty là mối quan hệ trực tuyến chức năng.Mối liên hệ giữa cấp trên với cấp dưới có tính chỉ đạo.Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo tuyến trên,phân bổ chính xác chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Quan hệ chỉ đạo là mối quan hệ giữa giám đốc đối với các phòng,ban.Mọi mệnh lệnh chỉ thị công tác kinh doanh của giám đốc được các phòng ban và công nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành.Ngoài ra mối quan hệ giữa các phòng ban giám đốc với các nhân viên cũng là mối quan hệ chỉ đạo.Mọi mệnh lệnh của phòng ban phải được toàn thể nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành. Mối quan hệ chức năng là mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng với nhau, các công trình,nhà máy sản xuất và mối quan hệ giữa các phòng, ban. Trong công ty các phòng ban chức năng và các công trình, nhà máy sản xuất phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phối hợp chặt chẽ với các phòng ban,nhằm đảm bảo cho tất cả các mảng kinh doanh trong công ty. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng,mỗi phòng ban đều có chức năng,nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,hỗ trợ cho nhau tạo nên một hệ thống có hiệu quả trong Công ty.Để công ty có thể kinh doanh làm ăn lâu dài và có thể cạnh tranh được với đối thủ thì mỗi một phòng ban phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Với mô hình tổ chức hiện tại của Công ty đã và đang quản lý tốt bộ máy hoạt động của mình . 9 .