Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024

Trượt đốt sống thắt lưng là loại phổ biến nhất của trượt đốt sống. Để điều trị bệnh này, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động. Dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về các bài tập chữa trượt đốt sống lưng.

Lợi ích của các bài tập thể dục cho người bị trượt đốt sống thắt lưng

Khi bạn bị trượt đốt sống lưng, cột sống sẽ bị ảnh hưởng khiến cho xương cột sống không nằm ở đúng vị trí. Bạn có thể cảm thấy phần thắt lưng đau, tê, ngứa ran và yếu đi. Thỉnh thoảng, bạn còn phải chịu đựng cơn đau ở chân do đau thần kinh tọa.

Vận động là phương pháp điều trị đầu tiên mà bạn có thể áp dụng cho tình trạng này. Sau đây là những ích lợi mà bài tập vận động mang lại cho bạn:

  • Thực hiện các bài tập có thể giúp bạn tăng cường lực cơ ở lưng, hông và mông; cung cấp các hỗ trợ phù hợp cho lưng. Khi các cơ vững sẽ giúp cột sống hồi phục tốt hơn và phòng ngừa các tổn thương về sau
  • Giúp xương cột sống trượt trở lại vị trí của nó
  • Tăng lưu thông máu đến khu vực bị ảnh hưởng
  • Giúp bạn duy trì một thể trọng phù hợp vì thừa cân có thể gây nhiều áp lực hơn lên cột sống của bạn.

Bài tập chữa trượt đốt sống thắt lưng hiệu quả

Các bài tập vận động có tác dụng trong việc giảm đau ở lưng. Dưới đây là 3 bài tập bạn có thể tham khảo:

Nghiêng khung chậu

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024

Bài tập này được sử dụng để tăng cường lực cơ và kéo dãn cơ vùng thắt lưng.

Để thực hiện bài tập này, bạn cần:

  • Nằm ngửa (bạn có thể cần đến một tấm thảm để hỗ trợ cho cơ thể và chống trượt ngã)
  • Đặt một cuốn sách nhỏ phẳng dưới đầu
  • Co chân sao cho lòng bàn chân chạm đất
  • Giữ phần trên cơ thể thoải mái
  • Từ từ nhấn lưng xuống sàn và xoay cơ bụng
  • Nghiêng xương chậu về phía gót chân và cảm nhận cơ bắp co lại
  • Giữ nguyên tư thế từ 10 đến 15 giây
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu
  • Lặp lại 10 lần.

Bạn có thể đặt tay dưới lưng để kiểm tra tư thế của mình.

Gấp gối ngực

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024

Bài tập này có tác dụng giúp bạn kéo căng cơ ở lưng.

Để thực hiện bài tập này, bạn tiến hành các bước như sau:

  • Nằm ngửa
  • Co 2 đầu gối
  • Đặt lòng bàn chân trên mặt đất
  • Sử dụng tay để kéo một chân về phía ngực, không kéo cả hai chân
  • Giữ tư thế này trong 15 đến 30 giây
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu
  • Lặp lại 10 lần.

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024

Sở hữu một cơ bụng khỏe có thể hỗ trợ cho cột sống ở phía sau. Để thực hiện bài tập tăng chữa trượt đốt sống này, bạn có thể:

  • Nằm ngửa
  • Đặt một cuốn sách nhỏ phẳng dưới đầu
  • Co chân sao cho lòng bàn chân chạm đất
  • Giữ phần trên cơ thể thoải mái
  • Khi bạn thở ra, nâng kéo dãn vùng khung chậu và cơ bụng dưới
  • Giữ tư thế này trong 15 đến 30 giây
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu
  • Lặp lại 10 lần

Bài tập vận động KHÔNG TỐT cho người bị trượt cột sống thắt lưng

Vặn hoặc uốn cong thắt lưng

Bài tập xoắn hoặc uốn cong thắt lưng có thể giúp tăng cường cơ trục và cơ bụng. Tuy nhiên, bạn cần tránh những bài tập đòi hỏi cơ thể quá xoắn hoặc uốn cong lưng có thể khiến lưng thêm đau và gây thêm tổn thương.

Nâng tạ nặng

Khi tập cử tạ, bạn sẽ phải kéo căng lưng nhiều hơn, có thể dẫn đến trượt đĩa đệm ở cột sống. Để thực hiện đúng tư thế nâng tạ, bạn cần:

  • Giữ phần cơ thể hỗ trợ đủ rộng (chân rộng bằng vai và một chân đặt trước chân kia)
  • Cong đầu gối và hông, mông đẩy ra sau
  • Sau đó, nhìn thẳng và từ từ nhấc vật lên.

Tuy nhiên, bạn không nên nhấc các vật nặng.

Bài tập có cường độ vận động mạnh

Duy trì vận động khi bạn bị trượt cột sống thắt lưng rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn nên tránh các vận động quá mạnh có thể làm chậm quá trình lành vết thương và gây tổn thương nặng hơn như bóng rổ hay bóng đá. Khi bạn bị trượt đốt sống, lưng sẽ dễ bị tổn thương. Bạn cần cẩn thận lựa chọn các bài tập thích hợp tốt cho cột sống mà vẫn không gây tổn hại cho cột sống của mình. Bạn nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Các bài tập thoái hóa đốt sống cổ không những phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ sớm mà còn nâng cao sự linh hoạt cho xương khớp vùng cổ. Vậy có những bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ nào?

Các bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm cơn đau, tăng cường cấu trúc xương xung quanh vùng cổ và giảm khả năng bị các vấn đề về đĩa đệm trong tương lai.

Dưới đây là 7 bài tập bạn có thể tham khảo:

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024
Thường xuyên tập thể dục cho vùng cổ – vai giúp đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ

1.1. Bài tập gập cổ

Đứng thẳng hai chân rộng bằng vai với mười ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên ép chặt trước bụng, cổ gập về phía trước.

Bạn nên cố gắng giữ cho cằm chạm vào phần ngực. Tiếp theo, lật lòng bàn tay úp xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, ngửa đầu ra sau từ 3-5s. Bạn nên thực hiện bài tập này mỗi ngày từ 3-5 lần.

1.2. Bài tập duỗi cột sống cổ

Người tập ngồi thoải mái trên ghế, rồi đặt lòng bàn tay trái (hoặc phải) lên sau gáy. Tiếp đến từ từ đẩy đầu về phía sau, đồng thời bàn tay đặt sau gáy giữ không để cột sống cổ ngửa ra sau. Bạn giữ nguyên tư thế như vậy trong 10 giây và lặp lại 10 lần, mỗi ngày tập 1-2 lần.

1.3. Bài tập xoay cổ

Bạn có thể thực hiện bài tập này khi cảm thấy mỏi cổ do đứng hoặc ngồi quá lâu. Tư thế đầu tiên là ngồi thư giãn, cúi thấp cổ, cố gắng đến khi cổ chạm cằm và giữ lưng thẳng.

Tiếp theo, nghiêng cổ sang trái gập vào bả vai trái, nghiêng cổ sang phải gập vào bả vai phải, ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà. Thực hiện lại mỗi thao tác khoảng 2 lần, giữ 5 giây đối với mỗi tư thế và dừng lại khi cảm thấy căng cơ cổ.

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024
Mỗi ngày tập bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ 1-2 lần để giảm cơn đau

1.4. Bài tập lực cân bằng

Đặt 2 tay phía trước trán, tạo thành 1 lực để đẩy đầu về phía sau. Đồng thời, đầu và cổ cũng tạo 1 lực cân bằng chống lại lực của tay, giữ đầu ở vị trí thẳng đứng. Bạn giữ tư thế này trong 10 giây, đến khi khớp cổ thấy mỏi thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 5 lần.

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024
Bài tập lực cân bằng giúp cố định tư thế đúng cho đốt sống cổ

1.5. Bài tập thả lỏng cơ cổ

Với bài tập này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi khi cảm thấy mỏi cổ. Sử dụng ngón trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc đến khu vực cổ, hai vai gáy và ngược lại. Thực hiện động tác liên tục trong khoảng 2-3 phút với lực tay vừa phải nhằm giúp các cơ và khớp cổ được thả lỏng.

1.6. Bài tập kéo giãn 2 bên cột sống cổ

Bạn đứng hoặc ngồi thẳng, mắt hướng thẳng về phía trước. Sau đó, nghiêng đầu bên phải về phía vai cùng bên. Đặt tay phải lên phía đầu đối diện và dùng lực tay kéo đầu từ từ nhẹ nhàng sao cho các cơ cổ bên trái cảm thấy căng. Giữ tư thế này 30 giây cho mỗi bên, lặp lại 3 lần.

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024
Tập bài tập thoái hóa đốt sống cổ 1-2 lần một ngày giúp cải thiện sự linh hoạt của cổ

1.7. Kéo giãn cột sống cổ ngửa ra phía sau

Người tập ngồi thoải mái, đặt lòng bàn tay phải lên trán, từ từ đẩy đầu ngửa ra phía sau, giữ tư thế như vậy 10 giây, lặp lại 10 lần và tập 2 lần mỗi ngày.

\> Xem thêm: 5 tư thế yoga hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ

2. Bài tập cổ – vai được hướng dẫn bởi các chuyên viên vật lý trị liệu ACC

Một số bài tập cổ – vai được chỉ dẫn bởi chuyên viên vật lý trị liệu ACC gồm:

2.1. Bài tập tăng cường vùng cổ – bả vai

Nhân viên văn phòng hoặc những người hay sử dụng di động thường có tư thế đổ người về phía trước khiến phần cổ vai bị gồ và vai. Bài tập này giúp cải thiện tư thế cột sống, tăng cường cơ khớp bả vai.

Thực hiện: Ép 2 vai hướng vào nhau, ngửa cổ lên, giữ 5 giây thả lỏng và lặp lại các động tác 10 lần.

2.2. Bài tập giảm mỏi và cứng cổ

Trong khi thực hiện các động tác này, bạn có thể cảm thấy độ căng ở bả vai.

Thực hiện: Xoay chậm bả vai từ trước, lên trên, ra sau xuống dưới và quay lại phía trước.

2.3. Bài tập tăng cường sự dẻo dai ở cổ – vai

Tư thế chuẩn bị: Nằm sấp xuống, đầu có thể gối lên khăn hoặc gối mỏng.

Bài tập 1: Đưa 2 tay vươn về phía trước, ngón tay hướng lên cao, giữ tư thế này trong 5 giây. Tiếp tục thực hiện 10 lần.

Bài tập 2: Giữ nguyên tư thế chuẩn bị, mở rộng 2 vai, hướng cánh tay 2 bên tạo thành hình chữ V. Nâng vai và tay lên, ngón tay hướng lên trên. Giữ tư thế này trong 5 giây và lặp lại 10 lần.

Bài tập 3: Chuẩn bị với tư thế nằm sấp. Để 2 tay thẳng qua 2 bên, nâng cánh tay lên, ngón tay hướng lên. Tiếp tục giữ trong 10 giây và lặp lại 10 lần.

Bài tập 4: Để tay xuôi dọc theo cơ thể, nâng vùng tay và ngực lên, giữ 5 giây và lặp lại 10 lần.

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024
Duy trì các bài tập thể dục cho cổ – vai giúp giảm thiểu các cơn đau mỏi

Xem chuyên viên ACC hướng dẫn cụ thể 5 bài tập thoái hóa đốt sống cổ:

3. Một số lưu ý khi tập luyện

Khi tập các bài tập thoái đốt sống cổ, bạn cần chú ý một số điểm sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước để có bài tập phù hợp với tình trạng của mình.
  • Người tập luôn ở trong tư thế thoải mái, không gồng mình, không lên gân.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, từ từ cho đến hết tầm vận động bình thường. Trường hợp bị đau quá thì nên dừng lại ở mức đó rồi tăng dần cường độ ở những ngày tiếp theo.
  • Ngồi tập trước gương để kiểm tra, điều chỉnh mức vận động, động tác phù hợp.
  • Bạn nên tập từ 1-2 lần cho một bài tập, rồi tăng dần số lần lên.
  • Hạn chế những động tác cúi đầu quá mức, động tác mạnh, đột ngột với cột sống và vai (vặn, nắn, bẻ)…

Bên cạnh chế độ luyện tập đều đặn, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ưu tiên điều trị dứt điểm bằng phương pháp chuyên khoa phù hợp. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc, không phẫu thuật xâm lấn được rất nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn và hiệu quả lâu dài. Nổi bật là liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp cùng vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại phòng khám ACC.

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024

Đây là phương pháp điều trị được đánh giá cao và được nhiều bác sĩ giỏi đến từ nhiều nước thực hiện. Các bác sĩ tại ACC đều có bằng cấp quốc tế, đảm bảo trình độ chuyên môn để có thể thực hiện việc điều trị một cách hiệu quả và an toàn. Nhiều bệnh nhân đã từng chữa trị tại ACC đánh giá cao liệu trình này với tỷ lệ thành công hơn 95%.

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024
Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống ACC đang kiểm tra cột sống cổ của bệnh nhân

Với những chia sẻ về các bài tập thoái hóa đốt sống cổ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn tập luyện tốt hơn và giảm thiểu được cơn đau do bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và có cách điều trị thích hợp.

Bài tập cho người bị trượt xương sống năm 2024

Lắng nghe chia sẻ của chị Vũ Thị Thường đã chữa đau thành công bệnh sai lệch khớp gây chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh tại cột sống cổ (C5/C6, C6/C7):