Bài tập sp a thành lập doanh nghiệp năm 2024

Luật doanh nghiệp, còn được gọi là Luật Doanh nghiệp Việt Nam, là tài liệu pháp lý quan trọng định rõ hệ thống quy định về thành lập, tổ chức, và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp này bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, và doanh nghiệp tư nhân. Đây là một công cụ quan trọng để xây dựng môi trường kinh doanh cơ bản và bền vững trong nền kinh tế của một quốc gia. Tham khảo ngay Bài tập tình huống Luật doanh nghiệp 2020 tại bài viết sau

A, B, C cung góp vốn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn X kinh doanh thương mại và dịch vụ. Ngày 05/02/2007, Công ty dược Sở kế hoạch đầu tư thành fố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì fần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:

– A góp bằng một căn nhà tọa lạc tại 215 Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội, trị giá 400 triệu đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch điều lệ.

– B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn

– C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ;

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp 2005. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, B làm Giám đốc, và C là kế toán trưởng Công ty. Điều lệ hoạt động của Công ty quy định Giám đốc là đại diện theo fáp luật của Công ty.

Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên fải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

  1. A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thể bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Tại sao?
  1. Nếu B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà thì có đúng pháp luật không? Tại sao?

Với lý do B có nhiều sai fạm trong quản lý Công ty, với cương vị chủ tịch Hội đồng thành viên và là người góp nhiều vốn nhất vào Công ty, A đã ra quyết định cách chức Giám đốc của B và yêu cầu B bàn giao lại công việc cùng con dấu cho Công ty. Sau đó A ký quyết định bổ nhiệm C làm giám đốc công ty.

B chẳng những không đồng ý với các quyết định nói trên mà còn tiếp tục sử dụng con dấu và danh nghĩa Công ty TNHH X để ký kết hợp đồng với bạn hàng. Trong đó có hợp đồng vay trị giá 500 triệu đồng với Công ty Y. Tại thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn thì giá trị tài sản của Công ty X còn khoảng 800 triệu đồng. Theo hợp đồng, Công ty Y đã chuyển trước số tiền 300 triệu đồng. Tuy nhiên toàn bộ số tiền này đã được B chuyển sang tài khoản cá nhân của mình và dùng vào mục đích cá nhân.

Bài tập sp a thành lập doanh nghiệp năm 2024

Trước tình hình như vậy, A kiện B ra Tòa án yêu cầu B phải hoàn trả khoản tiền 300 triệu đồng. Công ty Y cũng nộp đơn ra Tòa yêu cầu công ty X fải hoàn trả số tiền 300 triệu đồng mà Y đã cho X vay, bồi thường thiệt hại do Công ty X gây ra cho Công ty Y do vi fạm hợp đồng.

Anh, chị hãy giải quyết vụ việc trên?

Bài tập tình huống 2

A, B, C cung góp vốn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn X kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn, du lịch và xây dựng dân dụng. Ngày 05/02/2007, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành fố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo Giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh thì fần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:

– A góp 1 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 50% vốn điều lệ.

B góp bằng một căn nhà tọa lạc tại 16E Nguyễn Trãi, Hà Nội, trị giá 600 triệu đồng, chiếm 30% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch. – C góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 400 triệu đồng, chiếm 20% vốn điều lệ.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Giám đốc, B làm Chủ tịch Hội đồng thành viên và C là kế toán trưởng Công ty. Riêng A mới góp 500 triệu đồng, số tiền còn lại các bên thỏa thuận A sẽ góp đủ trước ngày 01/06/2007, nhưng trên thực tế đến ngày 31/12/2007 A mới góp đủ vốn như đã cam kết.

Kết thúc năm 2007, lợi nhuận sau thuế của cty là 240 triệu đồng. Các thành viên cty quyết định chia hết số lợi nhuận này cho các thành viên nhưng mức chia cụ thể cho từng thành viên thì không có sự thống nhất. Với lý do A không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên, B ra quyết định chia đều số lợi nhuận nói trên cho 3 người, mỗi người được 80 triệu đồng. A fản đối fương án fần chia lợi nhuận nói trên vì cho rằng mình fải được nhận 50% lợi nhuận là 120 triệu đồng theo đúng tỷ lệ góp vốn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Phương án chia lợi nhuận của A đúng hay C đúng? Vì sao?

Sau nhiều lần thỏa thuận lần chia lợi nhuận không thành, và có thành kiến không tốt về B, A quyết định cùng fối hợp với C để có đủ số phiếu biểu quyết thông qua fương án fần chia lợi nhuận là A:B:C=140:50:50 triệu trong một fiên họp bất thường của Hội đồng thành viên.