Bài tập tính giá sản phẩm theo biến phí năm 2024

1

Bài tập số 53/ Trang 508

àng tồn kho ở cửa hàng bán lẻ vào 31 tháng 3 là 160.000.000 đồng. Nhà quản trị rất băn khoăn vì tồn kho quá cao. Giám đốc cửa hàng đã chấp nhận một chính sách như sau về hàng hóa mua vào và hàng hóa tồn kho. Vào cuối tháng, hàng tồn kho sẽ là 10.000.000 đồng cộng với 90% giá vốn của hàng bán ra trong tháng tiếp theo. Giá vốn của hàng bán ra trung bình khoảng 60% doanh thu. Việc thanh toán hàng mua như sau: 20% trả ngay trong tháng và 80% được trả trong tháng tiếp theo. Hàng mua trong tháng 3 là 140.000.000 đồng. Doanh thu dự tính trong tháng 4 là 250.000.000 đồng; tháng 5 là 220.000.000 đồng; tháng 6 là 280.000.000 đồng; tháng 7 là 310.000.000 đồng.

Yêu cầu:

1.

Tính tổng trị giá hàng tồn kho vào ngày 31 tháng 3 xem có đúng chính sách của nhà quản trị không? 2.

Lập dự toán mua hàng cho các tháng 4, 5, 6 của cửa hàng bán lẻ.

Giải Yêu cầu 1:

Theo chính sách của nhà quản trị về hàng tồn kho thì giá vốn hàng bán ra trung bình khoảng 60% doanh thu và vào cuối mỗi tháng, hàng tồn kho sẽ là 10.000.000 đồng cộng với 90% giá vốn của hàng bán ra trong tháng tiếp theo, do đó muốn tính giá trị hàng tồn kho tháng 3, ta tính giá vốn của tháng 4:

250.000.000 x 60% = 150.000.000 đồng

Hàng tồn kho tháng 3 theo là:

10.000.000 + 90% * 150.000.000 = 145.000.000 đồng

Theo thực tế thì hàng tồn kho vào ngày 31/3 là 160.000.000 đ nên có thể kết luận rằng tổng giá trị Hàng Tồn Kho vào ngày 31.3 không phù hợp với dự toán của nhà quản trị.

Yêu cầu 2: LỊCH THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG DỰ KIẾN VÀO QUÝ II (Đơn vị tính : đồng) Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Cả Quý II

Trị giá Hàng hóa cần mua vào 233.800.000 252.400.000 296.200.000

782.400.000 LỊCH THANH TOÁN DỰ KIẾN

Khoản phải trả tháng 3 chuyển sang 112.000.000

112.000.000

Tháng 4 46.760.000 187.040.000

233.800.000

Tháng 5 50.480.000 201.920.000

252.400.000

H

2Tháng 6 59.240.000

59.240.000 Tổng cộng 158.760.000 237.520.000 261.160.000 657.440.000

Theo dự toán của nhà quản trị: Việc thanh toán hàng mua như sau: 20% trả ngay trong tháng và 80% được trả trong tháng tiếp theo.

Từ đó ta có thể tính ra được các chỉ tiêu như sau:

Khoản phải trả tháng 3 chuyển sang

\= 140.000.000 x 80% =112.000.000 Đồng

Khoản phải trả tháng 4 :

Trả ngay trong tháng 4 = 233.800.000 x 20% = 46.760.000 Đồng

Khoản phải trả chuyển sang tháng 5 = 233.800.000 x 80% = 187.400.000 Đồng.

Khoản phải trả tháng 5 :

Trả ngay trong tháng 5 = 252.400.000 x 20% = 50.480.000 Đồng

Khoản phải trả chuyển sang tháng 6 = 252.400.000 x 80% = 201.920.000 Đồng.

Khoản phải trả tháng 6 :

Trả ngay trong tháng 6 = 296.200.000 x 20% = 59.240.000 Đồng

Khoản phải trả chuyển sang tháng 7 = 296.200.000 x 80% = 236.960.000 Đồng.

DỰ TOÁN MUA HÀNG QUÝ

II

(Đơn vị tính : Đồng)

CHỉ TIÊU

THÁNG 4 THÁNG 5 THÁNG 6 QUÝ II Trị giá Hàng hóa tiêu thụ

250.000.000 220.000.000 280.000.000 750.000.000

Trị giá Hàng hóa tồn kho cuối Kỳ

128.800.000 161.200.000 177.400.000 177.400.000

Trị giá Hàng hóa tồn kho Đầu Kỳ

145.000.000 128.800.000 161.200.000 145.000.000

Trị giá Hàng hóa cần mua vào

233.800.000 252.400.000 296.200.000 782.400.000 Dựa vào các dữ liệu đề bài cho và các kiến thức đã được học, ta phân tích như sau: (Đặt X là các tháng trong quý II)

Từ doanh thu dự tính trong tháng 4 là 250.000.000 đồng; tháng 5 là 220.000.000 đồng; tháng 6 là 280.000.000 đồng; tháng 7 là 310.000.000 đồng.

Ta có thể tính: Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ của tháng X = doanh thu dự tính của tháng X.

3

Từ dữ liệu chính sách của nhà quản trị về hàng tồn kho vào cuối mỗi tháng.

Ta có thể tính: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ của tháng X = 10.000.000 + 90% . 60% . doanh thu dự tính tháng X+1.

Từ suy luận kiến thức được học:

Ta có thể tìm ra: Trị giá hàng tổn kho đầu kỳ của tháng X \= Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ của tháng X – 1

Từ công thức về hàng tính trị giá hàng tồn kho cuối kỳ :

Ta có thể tìm ra: Trị giá hàng cần mua của tháng X = Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ của tháng X + Trị giá hàng tồn kho tiêu thụ của tháng X – Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ của tháng X. Từ đó ta có thể suy ra được các giá trị của bảng dự toán mua hàng Qúy II :

Tháng 4:

Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ = 250.000.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ \= 10.000.000 + 90% . 60% . 220.000.000 \= 128.800.000 Đồng Trị giá hàng tổn kho đầu kỳ

\= 145.000.000 Đồng Trị giá hàng cần mua = Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ + Trị giá hàng tồn kho tiêu thụ – Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ \= 128.800.000 + 250.000.000 – 145.000.000 \= 233.800.000 Đồng

Tháng 5:

Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ \= 220.000.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ \= 10.000.000 + 90% * 60% * 280.000.000 \= 161.200.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ \= 128.800.000 Đồng Trị giá hàng cần mua \= 220.000.000 + 161.200.000 – 128.800.000 \= 252.400.000 Đồng

Tháng 6:

Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ = 280.000.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ \= 10.000.000 + 90% * 60% * 310.000.000 \= 177.400.000 Đồng Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ \= 161.200.000 Đồng Trị giá hàng cần mua \= 280.000.000 + 177.400.000 – 162.200.000 \= 296.200.000 Đồng