Bài tập tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng năm 2024

Bài tập tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng năm 2024

Bài 1: Xác định số khấu hao phải trích trong tháng 8/N, biết:

Ngày 25/8/N mua một TBSX sử dụng ngay, giá mua chưa bao gồm thuế GTGT

10% là 120.000, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí lắp đặt, chạy thử đã chi bằng

tiền mặt 12.000. Tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh. Thời gian sử dụng là

10 năm.

Doanh nghiệp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, Tháng 8/N,

không phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ. Số khấu hao phải trích trong tháng 7/N là bộ

phận sản xuất 10.000, bộ phận bán hàng 15.400, bộ phận quản lý doanh nghiệp 18.600.

Bài giải:

Nguyên giá thiết bị sản xuất = 120.000 +12.000 = 132.000

TSCĐ đưa váo sử dụng từ ngày nào thì bắt đầu tính khấu hao cho ngày đó

TSCĐ giảm ngày nào thì thôi không tính khấu hao từ ngày đó

Xác định mức khấu hao TBSX từ ngày 25/8/N:

TBSX đưa vào sử dụng từ ngày 25/8

\=> tháng 8/N tính khấu hao 7 ngày (31-25+1)

KH tháng = NGTSCĐ/số năm sử dụng/12 = 132.000/10/12 = 1.100

Vậy Khấu hao của TBSX trong tháng 8 là: 1.100*7/31 = 248,38

Số khấu hao phải trích tháng 8 là:

Bộ phận sản xuất: 10.000+248,38 = 10.248,38

Bộ phận bán hàng:15.400

Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 18.600

Bài 2: Xác định số khấu hao phải trích trong tháng 8/N, biết:

Ngày 22/2/N mua một TBSX sử dụng ngay, giá mua chưa bao gồm thuế GTGT

10% là 120.000, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí lắp đặt, chạy thử đã chi bằng

tiền mặt 12.000. Tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh. Thời gian sử dụng là

10 năm.

Doanh nghiệp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, Tháng 2/N,

không phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ. Số khấu hao phải trích trong tháng 1/N là bộ

phận sản xuất 10.000, bộ phận bán hàng 15.400, bộ phận quản lý doanh nghiệp 18.600.

TBSX đưa vào sử dụng từ ngày 22/2

\=> tháng 2/N tính khấu hao 7 ngày (28-22+1)

KH tháng = NGTSCĐ/số năm sử dụng/12 = 132.000/10/12 = 1.100

Vậy Khấu hao của TBSX trong tháng 2 là: 1.100*7/28 = 275

Số khấu hao phải trích tháng 2 là:

Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng là gì?

Phương pháp khấu hao đường thẳngLà phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giá trị còn lại của tài sản cố định là gì?

Giá trị còn lại là giá trị bán lại ước tính của tài sản khi kết thúc thời gian sử dụng hữu ích của nó. Nó được trừ vào nguyên giá của tài sản cố định để xác định số nguyên giá tài sản sẽ được khấu hao. Do đó, giá trị còn lại được sử dụng như một thành phần của tính toán khấu hao.

Straight line method là gì?

Phương pháp khấu hao đường thẳng (tiếng Anh: Straight line method) là phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của tài sản cố định.

Khấu hao máy móc thiết bị bao nhiêu năm?

+ Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học nếu thuộc nhóm máy móc, thiết bị công tác (nhóm B danh mục các nhóm tài sản cố định) thì có thời gian trích khấu hao từ 3 năm đến 15 năm; nếu thuộc nhóm dụng cụ quản lý (nhóm E danh mục các nhóm tài sản cố định) thì có thời gian trích khấu hao từ 3 năm đến 8 ...