Bài tập tính khối lượng mol lớp 8

Các dạng bài tập tính toán trong chương trình hóa học lớp 8 được liệt kê rất chi tiết và đầy đủ với nhiều ví dụ minh họa được giải chi tiết. Trong phần lý thuyết, các em phải tìm hiểu về số mol, khối lương mol, thể tích mol và công thức chuyển đổi giữa số mol, khối lượng và khối lượng mol. Nắm được công thức liên quan đến tỷ khối chất khí, tính theo công thức hóa học, tính theo phương trình hóa học . . . Những lý thuyết trên chủ yếu phục vụ cho các dạng bài tập hóa học sau đây: Dạng 1 - Bài toán cơ bản về mol, khối lượng mol và thể tích mol khí. Dạng 2 - Bài toán về tỷ khối chất khí Dạng 3 - Bài toán tính theo công thức hóa học. Dạng 4 - Bài toán tính theo phương trình hóa học

Dạng 5 - Bài toán hiệu suất của phản ứng.

Tên file: Các dạng bài tập tính toán Hóa Học lớp 8 Phiên bản: N/A Tác giả: N/A Website hỗ trợ: N/A Thuộc chủ đề: Hóa Học Lớp 8 Gửi lên: 16/05/2022 12:30 Cập nhật: 16/05/2022 12:30 Người gửi: Thầy Liêm Thông tin bản quyền: N/A Dung lượng: 1.22 MB Xem: 550 Tải về: 11

16:22:2709/12/2019

Trong bài này chúng ta sẽ cùng ôn lại các nội dung kiến thức về khối lượng mol, thể tích mol cùng công thức cách tính tỉ khối của chất khí, đặc biệt là vận dụng các công thức này để làm bài tập.

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Mol

- Định nghĩa: Mol là những chất có chứa N (6 . 1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó

- Số 6,02.1023 được gọi là số Avogađro và được kí hiệu là N

 (Lưu ý: số Avogađro thường lấy tròn số là 6.1023)

Các cụm từ sau có ý nghĩa như thế nào?

- 1 mol nguyên tử Cu

- 1,5 mol nguyên tử H

- 2 mol phân tử H2

- 0,15 mol phân tử H2O

Có nghĩa là:

- 1 N nguyên tử Cu hay 6.10 nguyên tử Cu

- 1,5 N nguyên tử H hay 1,5.6.1023 =9.1023 nguyên tử H

- 2 N phân tử H2 hay 2.6.1023 = 12.1023 phân tử H2

- 0,15 N phân tử H O hay 0,15.6.1023 = 0,9.1023 phân tử H2O

Bài tập tính khối lượng mol lớp 8

2. Khối lượng mol

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, tính bằng gam, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối.

Các cụm từ sau có ý nghĩa như thế nào?

- Khối lượng mol của nước (H2O) là 18 g/mol

- Khối lượng mol nguyên tử hidro (H) là 1g/mol 

- Khối lượng mol phân tử hidro (H2) là 2 g/mol

Có nghĩa là:

- Khối lượng N phân tử H2O hay 6.1023 phân tử H2O là 18 g. Kí hiệu là 

Bài tập tính khối lượng mol lớp 8

- Khối lượng N nguyên tử hiđro (H) là 1 g. Kí hiệu là 

Bài tập tính khối lượng mol lớp 8

- Khối lượng N phân tử hiđro (H2) là 2 g. Kí hiệu là 

Bài tập tính khối lượng mol lớp 8

3. Thể tích mol khí

- Thể tích mol của chất là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. Ở điều kiện chuẩn, thể tích mol các chất khí đều bằng 22,4 lít.

Hãy cho biết?

- Thể tích mol của các chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ vào áp suất

- Thể tích mol của các chất khí ở cùng điều kiện tiêu chuẩn (00C và 1 atm).

- Khối lượng mol và thể tích mol của những chất khí khác nhau

Trả lời:

- Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 mol của bất kỳ chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau.

- Nếu nhiệt độ là 00C và áp suất là 1 atm thì những thể tích khí đó bằng 22,4 lít.

- Những chất khí khác nhau (H2, O2, CO2,...) tuy có khối lượng mol khác nhau (MH2 = 2 g/mol; MO2 = 32 g/mol; MCO2,...) nhưng chúng có thể tích bằng nhau (ở cùng nhiệt độ và áp suất). Nếu ở ĐKTC thì:

 

Bài tập tính khối lượng mol lớp 8

4. Tỉ khối của chất khí

- dA/B là tỉ khối của khí  A đối với khí B

- dA/kk  là tỉ khối của khí A đối với không khí

Các câu sau có ý nghĩa như thế nào?

- Tỉ khối của khí A đối với khí B (dA/B) bằng 1,5

- Tỉ khối của khí CO2 đối với không khí (dCO2/kk) bằng 1,52

 Có nghĩa là:

- Khí A nặng hơn khí B 1,5 lần

- Khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần

II. Bài tập vận dụng công thức tính khối lượng mol, thể tích mol và tỉ khối chất khí.

* Bài 1 trang 79 SGK Hóa 8: Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp với 3g oxi.

>> Giải bài 1 trang 79 SGK Hóa 8

* Bài 2 trang 79 SGK Hóa 8: Hãy tìm công thức hóa học của một hợp chất có thành phần theo khối lượng là 36,8% Fe; 21,0% S; 42,2% O. Biết khối lượng mol của hợp chất bằng 152 g/mol.

>> Giải bài 2 trang 79 SGK Hóa 8

* Bài 3 trang 79 SGK Hóa 8: Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Em hãy cho biết:

a) Khối lượng mol của chất đã cho.

b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất.

>> Giải bài 3 trang 79 SGK Hóa 8

* Bài 4 trang 79 SGK Hóa 8: Có phương trình hóa học sau:

  CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư.

b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.

>> Giải bài 4 trang 79 SGK Hóa 8

* Bài 5 trang 79 SGK Hóa 8: Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước:

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O.

a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ (to) và áp suất (p).

b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan.

c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?

>> Giải bài 5 trang 79 SGK Hóa 8

Hy vọng với phần Bài tập về Mol, tính khối lượng Mol và Tỉ khối của chất khí ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Bài tập tính toán số mol, khối lượng, tỉ khối. Bài 1: Tính số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) có trong: a) 0,4 mol Fe. h) 2,5 mol Cu. b) 0,25 mol Ag i) 1,25 mol Al. c) 0,125 mol Hg. k) 0,2 mol O2. d) 1,25 mol CO2. l) 0,5 mol N2. Bài 2: Tính số mol của: a) 1,8 N H2. c) 2,5 N N2. b) 3,6 N  NaCl. d) 0,06.1023  C12H12O11. Bài 3: Tính khối lượng của: a) 5 mol oxi h) 4.5 mol oxi. b) 6.1 mol Fe i) 6.8 mol Fe2O3. c) 1.25 mol S k) 0.3 mol SO2 d) 1.3 mol SO3. l) 0.75 mol Fe3O4; e) 0,7 mol N m) 0,2 mol Cl Bài 4: Tính thể tích của ở đktc a) 2,45 mol N2. f) 3,2 mol O2. b) 1,45 mol CO2. g) 0,15 mol CO2 c) 0,2 mol NO2; h) 0,02 mol SO2  Bài 5: Tính thể tích khí ở đktc của: a) 0,5 mol H2 d)0,8 mol O2. b) 2 mol CO2 e)3 mol CH4. c) 0,9 mol N2 f)1,5 mol H2. Bài 6: Tính thể tích của hỗn hợp gồm 14 g nitơ và 4 g khí NO. Bài 7: Một hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol khí SO2; 0,15 mol khí CO2; 0,65 mol khí N2và 0,45 mol khí H2. a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc). b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X. Bài 8: Tính số hạt vi mô (nguyên tử hoặc phân tử) a)0,25 mol O2 b)27 g H2O c)28 g N; d) 50 g CaCO3; Bài 9: Trong 20 g NaOH có bao nhiêu mol NaOH và bao nhiêu phân tử NaOH? Tính khối lượng của H2SO4 có phân tử bằng số phân tử của 20 g NaOH trên. Bài 10: Một mẫu kim loại sắt có số nguyên tử nhiều gấp 5 lần số nguyên tử của 12,8 g kim loại đồng. Tìm khối lượng của mẫu kim loại sắt trên. Bài 11: Cần phải lấy bao nhiêu gam NaOH để có số phân tử gấp đôi số phân tử của 7,3 g axit clohidric HCl. Bài 12: Cho biết số mol nguyên tử hidro có trong 32 g CH4 là bao nhiêu, đồng thời tính thành phần phần trăm khối lượng của hidro trong hợp chất CH4. Bài 13: Tính tỉ khối của hỗn hợp khí đối với khí hay hỗn hợp khí khác, hoặc đối với không khí. Bài 14: Tính tỉ khối của các khí a) CO với N2. b) CO2  với O2. c) N2  với khí H2. d) CO2 i với N2. e) H2S  với H2. f) CO với H2S Bài 15: Tính tỉ khối của các khí đối với không khí: a) N2. b) CO2. c) CO. d) C2H2. e) C2H4 f) Cl2 Bài 16: :Có những khí sau: H2S; O2; C2H2; Cl2. a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần? b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? c) Khí nào nặng nhất? d) Khí nào nhẹ nhất ? Bài tập tính toán theo công thức hóa học Bài 1: Xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong các hợp chất sau: a) KOH b) H2SO4 c) Fe2(CO3)3 d) Zn(OH)2 e) AgNO3 f) Al(NO3)3 g) Ag2O h)Na2SO4 i) ZnSO4 Bài 2: Lập công thức hóa học của các hợp chất: a) A gồm 40 % Cu; 20% S, 40% O, biết khối lượng mol của A là 160. b) B gồm 82,35% N và 17,65% H, biết khối lượng mol của B là 17. c) C gồm 32,39 % Na; 22,53% S và O, biết khối lượng mol của C là 142. d) D gồm 36,8 % Fe; 21% S còn lại là O, biết khối lượng mol của D là 152. e) E gồm 80 % C và 20% H, biết khối lượng mol của B là 30. f) F gồm 23,8% C; 5,9% H và 70,3% Cl, biết phân tử khối F bằng 50,5. g) G gồm 40 % C; 6,7%H và 53,3% O, biết phân tử khối G bằng 180. h) H gồm 39,3% Na và 61,7 % Cl, biết phân tử khối H bằng 35,5. Bài 3: Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25% theo khối lượng còn lại là nguyên tố Na. Số nguyên tử của nguyên tố O và Na trong phân tử hợp chất là bao nhiêu? Bài 4: Hợp chất A có 24,68% K; 34,81% Mn; 40,51%O. Hợp chất A nặng hơn NaNO3 1,86 lần. Xác định công thức hóa học của A. Bài 5: Xác định công thức hóa học của B, biết trong B chứa 5,88% về khối lượng là H còn lại là của S và B nặng hơn khí hiđro 17 lần. Bài 6: Hợp chất A có thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố như sau: 82, 35% N và 17,65% H. Xác định công thức hoá học của hợp chất A, biết tỉ khối của A đối với H2 là 8,5. Bài 7: Hai nguyên tử X kết hợp với 1 nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng. Hỏi nguyên tố X là nguyên tố nào? Bài 8: Một oxit nitơ có công thức NOx và có %N = 30,43%. Tìm công thức của oxit đó. Bài 9: Oxit đồng có công thức CuxOy và có mCu : mO = 4 : 1. Tìm công thức oxit. Bài 10: X là oxit của một kim loại M chưa rõ hoá trị. Biết tỉ lệ về khối lượng của M và O bằng 7:3 . Xác định công thức hóa học của X? Bài 11: Một oxit (A) của nitơ có tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,59. Tìm công thức oxit A. Bài 12: Một oxit của phi kim (X) có tỉ khối hơi của (X) so với hiđro bằng 22. Tìm công thức (X) Câu 13: Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức R2Ox phân tử khối của oxit là 102 đvC, biết thành phần khối lượng của oxi là 47,06%. Xác định R. Bài tập tính toán theo phương trình hóa học Bài 1: Cu + O2 " CuO a) Tính khối lượng CuO sinh ra khi có 2,56g Cu tham gia phản ứng. b) Tính khối lượng Cu và thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để điều chế 24g CuO Bài 2: CaCO3 + HCl " CaCl2 + CO2 + H2O a) Nếu có 8,96l khí CO2 tạo thành thì cần bao nhiêu gam CaCO3, bao nhiêu gam HCl tham gia phản ứng? b) Nếu có 20 g CaCO3 tham gia phản ứng, thì khối lượng HCl cần dùng và thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra là bao nhiêu? Bài 3: Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được sản phẩm gồm m (g) FeCl2 và V lít khí Hiđro ở đktc. Tìm m,V. Bài 4: Cho 32 g CuO tác dụng vừa đủ với H2SO4. Tính khối lượng CuSO4 và H2SO4. Bài 5: Cho 48g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl, sản phầm tạo thành gồm FeCl3 và H2O. Tính khối lượng HCl và FeCl3. Bài 6: Cho 16 g NaOH tác dụng vừa đủ với H2SO4, sản phầm tạo thành gồm Na2SO4 và H2O. Tìm khối lượng H2SO4 và Na2SO4. Bài 7: Cho 10 g CaCO3 vào một bình kín rồi đun nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được CaO và CO2. Tìm thể tích khí CO2 ở đktc và Tính khối lượng CaO tạo thành sau phản ứng. Bài 8: Cho 78 g Al(OH)3 tác dụng vừa đủ với H2SO4 ,phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được Al2(SO4)3 và H2O. Tính khối lượng H2SO4 và Al2(SO4)3 tạo thành sau phản ứng. Bài 9: Cho 22,2 g CaCl2, tác dụng vừa đủ với AgNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được AgCl và Ca(NO3)2.Tính khối lượng AgCl tạo thành. Bài 8: Cho 10,6 g Na2CO3 tác dụng vừa đủ với CaCl2, , phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NaCl và CaCO3.Tính khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng. Bài 9: Cho 23 g Na tác dụng với H2SO4, phản ứng xong thu được Na2SO4 và khí hiđro. Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc) , khối lượng của Na2SO4 tạo thành sau phản ứng. Bài 10: Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl, sau phản ứng thu được sản phẩm gồm FeCl2 và V lít khí H2.Toàn bộ lượng Hiđro sinh ra cho tác dụng vừa đủ với m (g) lưu huỳnh S. Tìm V và m. Bài 11: Đốt cháy 16,8 g Fe trong V lít khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3 tạo thành sau phản ứng này tác dụng với m (g) H2SO4, thu được sản phẩm gồm Fe2 (SO4)3 và H2O. Tìm V và m. Bài 12: Tính thể tích khí Oxi và Hiđro ở đktc để điều chế 900g nước. Bài 13: Một loại thép có chứa 98% là sắt được điều chế bằng cách cho Fe2O3 tác dụng với H2, sau phản ừng thu được Fe và H2O Tính khối lượng của Fe2O3 và thể tích khí Hiđro cần để điều chế 10 kg thép loại trên. Bài 14: Fe+ CuSO4 " FeSO4+ Cu Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng. Bài 15: Fe+ H2SO4 " FeSO4+ H2 Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4.Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc và Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Bài 16: Người ta cho 26 g kẽm tác dụng với 49 g H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro và chất còn dư.Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra và khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Bài 17: CuO+   HCl " CuCl2+   H2O Cho 4 gam CuO tác dụng với 2,92 g HCl theo phương trình hóa học.Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Bài 18: Cho 3,2 g S tác dụng với 11,2 g Fe. Hỏi sau phản ứng hóa học trên tạo thành bao nhiêu g FeS? Tính khối lượng chất còn dư. Bài 19: Cho 11,2 g CaO tác dụng với dung dịch có chứa 39,2 g H2SO4. phản ứng xảy ra thu được CaSO4 và H2O Tính khối lượng các chất còn lại trong phản ứng hóa học trên Bài 20: Đốt cháy 6,4 g lưu huỳnh bằng 11,2 lít khí O2 (đktc) thu được sản phẩm là SO2. Tính thể tích của các khí thu được sau phản ứng hóa học trên ở đktc. Bài 21: Đốt cháy 4,8 g cacbon bằng 6,72 lít khí oxi thu được sản phẩm sau phản ứng là CO2. Tìm khối lượng chất còn dư và thể tích khí CO2 thu được. Bài 22: Cho 20,8 g BaCl2 tác dụng với dung dịch chứa 9,8 g H2SO4, phản ứng xảy ra thu được BaSO4 và HCl. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng. Bài 23: Cho 8 g NaOH tác dụng với m (g) H2SO4., thu được Na2SO4, H2O và HCl dư. Sau phản ứng axit còn dư tác dụng vừa đủ với 11,2 g sắt, thu được FeCl3 và V lít khí H2. Tính m và V ở đktc.