Bài tập vật lý lớp 10 chương 3

Thẻ từ khóa: Bài Tập Chương 3 Môn Vật Lý Lớp 10, Bài Tập Chương 3 Môn Vật Lý Lớp 10 pdf, Bài Tập Chương 3 Môn Vật Lý Lớp 10 ebook, Bài Tập Chương 3 Môn Vật Lý Lớp 10 word

Tài liệu bài tập là phần 3 của tuyển tập 500 bài tập vật lí lớp 10. Chương 3 là bài tập về Các định luật bảo toàn động lượng. Bao gồm có 77 bài tập, mời các bạn tải về tham khảo.

Bài 301. Hai vật có khối lượng m1 = 1,5kg và m2 = 4kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s và v2 = 2m/s. Tìm tổng động lượng ( phương, chiều, độ lớn) của hệ trong các trường hợp:

  1. và cùng hướng.
  2. và cùng phương, ngược chiều.
  3. vuông góc với .

Bài 302. Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m = m = 1kg chuyển động với các vận tốc có độ lớn lần lượt là v =1m/s theo hai hướng hợp nhau một góc 60 .

Bài 304. Dựa vào các định luật Niutơn,chứng minh rằng đối với hệ kính gồm ba vật độ biến thiên động lượng bằng 0.

Bài 305.Một quả cầu rắn có khối lượng m = 0,15kg chuyển động với vận tốc v’ = 6m/s .Hỏi độ biến thiên động lượng của quả cầu sau va chạm là bao nhiêu?Tính xung lực(hướng và độ lớn) của vách tác dụng lên quả cầu nếu thời gian va chạm la 0,03s.

Bài 306. Quả bóng có khối lượng m = 450kg chuyển động với vận tốc 16m/s đến đập vào tường rồi bật trở lại cùng với vận tốc v, hướng vận tốc của bóng trước và sau va chạm tuân theo qui luật phản xạ gương. Tính độ lớn động lượng của bóng trước, sau va chạm và độ biến thiên động lượng của bóng nếu bóng đến đập vào tường dưới góc tới bằng:

  1. α = 0.
  2. α = 60 Suy ra luật trung bình do tường tác dụng lên bóng nếu thời gian va chạm là Δt = 0,035s.

Bài 307. Xác định độ biến thiên động lượng của một vật có khối lượng 3kg sau những khoảng thời gian 3s, 5s. Biết rằng vật chuyển động trên đường thẳng và có phương trình chuyển động là x = 2t2 – 4t +3.

Bài 308. Vật có khối lượng m = 2kg chuyển động tròn đều với vận tốc bằng 10m/s. Tính độ biến thiên động lượng của vật sau thời gian:

  1. ¼ chu kỳ.
  2. ½ chu kỳ.
  3. 1 chu kỳ.

Bài 309. Một xe tải có khối lượng 4 tấn chạy với vận tốc 36 km/h. Nếu xe dừng lại 5s sau khi đạp phanh thì lực hãm phải bằng bao nhiêu. (Hướng dẫn: dùng định lý về biến thiên động lượng.)

Bài 310. Bắn một hòn bi thép với vận tốc v vào một hòn bi ve đang nằm yên. Sau khi va chạm, hai hòn bi cùng chuyển động về phía trước, nhưng bi ve có vận tốc gấp 3 lần bi thép. Tìm vận tốc của mỗi bi sau va chạm. Biết khối lượng bi thép bằng 3 lần khối lượng bi ve.

Tóm tắt tài liệu

Bài tập vật lý 10 chương 3 là tổng hợp tất cả các dạng bài tập thuộc chương 3 Vật Lý lớp 10. Tài liệu dưới đây sẽ giúp các em biết nhiều hơn về các dạng bài đặc trưng thuộc chương này. Các em có thể tải tài liệu và in ra để tiện làm bài tập nhé. Chúc các em học tốt!

TẢI XUỐNG ↓

Bài tập trắc nghiệm chương 3 môn vật lý lớp 10

Câu 1

Trọng lực có đặc điểm là:

  1. Là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
  2. Đặt đặt vào vật, có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, có độ lớn không đổi.
  3. Độ lớn trọng lực tỉ lệ với khối lượng vật, đặt vào trọng tâm vật, luôn hướng xuống dưới.
  4. Tất cả các đáp án A. B. C.

Câu 2

Chọn câu đúng:

  1. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động quay.
  2. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động thẳng.
  3. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động quay.
  4. Kết quả tác dụng lực không thay đổi, khi ta dịch chuyển lực trượt theo phương (giá) của nó.

Câu 3

Chọn câu sai:

  1. Có thể thay lực F tác dụng lên một vật rắn bằng lực F’ song song cùng chiều với lực F .
  2. Không thể thay lực F tác dụng lên một vật rắn bằng lực F’ song song cùng chiều với lực F .
  3. Có thể thay lực F tác dụng lên một vật rắn bằng lực F’ chiều và nằm cùng giá với lực F .
  4. Kết quả tác dụng lực F tác dụng lên một vật rắn không đổi khi ta thay bằng lực F’ khác cùng độ lớn, cùng chiều và nằm cùng giá với lực F .

Câu 4

Xác định trọng tâm của vật bằng cách:

  1. Vật phẳng đồng tính, trọng tâm là tâm của vật (hình tam giác là giao điểm của các trung tuyến).
  2. Tìm điểm đặt trọng lực của vật.
  3. Treo vật bằng một của bất kỳ rồi đường thẳng đứng qua điểm treo; Làm như vậy với 2 điểm, thì giao điểm hai đường thẳng đứng là trọng tâm vật.
  4. Tất cả các đáp án A. B. C.

Câu 5

Vật rắn cân bằng khi:

  1. Có diện tích chân đế lớn.
  2. Có trọng tâm thấp.
  3. Có mặt chân đế, đường thẳng đứng qua trọng tâm của mặt chân đế.
  4. Tất cả các đáp ân trên.

Câu 6

Chọn câu đúng:

  1. Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi ba lực đồng qui, đồng phẳng.
  2. Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi hợp lực của hai lực cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều với lực thứ ba.
  3. Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi độ lớn của tổng hai lực bằng tổng độ lớn của lực khi.
  4. Cả ba trường hợp trên.

Tổng kết bài tập chương 3 vật lý 10

Bài tập vật lý lớp 10 chương 3
Bài tập vật lý lớp 10 chương 3
Bài tập vật lý lớp 10 chương 3
Bài tập vật lý lớp 10 chương 3

Vậy là chúng ta vừa xem tất cả dạng bài tập thuộc chương 3 vật lý lớp 10. Để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi, các em cần phải thực hành các dạng bài tập trên một cách đủ phản xạ! Do đó, tài liệu này thực sự rất phù hợp với các em.