Bài tiểu luận về văn học thiếu nhi năm 2024

Show

Phát triển năng lực cảm thụ văn học ở Tiểu học

Academic year: 2023/2024

Uploaded by:

Comments

Preview text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- -    --

TIỂU LUẬN

ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC THIẾU NHI TRONG THƠ

TRẦN ĐĂNG KHOA

Học phần: PRIM1717 – Lí luận văn học & Văn học thiếu nhi

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 202...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- -   --

TIỂU LUẬN

ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC THIẾU NHI TRONG THƠ

TRẦN ĐĂNG KHOA

Học phần: PRIM1717 – Lí luận văn học & Văn học thiếu nhi

Họ và tên:

Mã số sinh viên:

Lớp học phần:

Giảng viên hướng dẫn: TS. GVCC. Nguyễn Tiến Dũng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày .... tháng ... năm 202...

3. Đối tượng nghiên cứu: Những đặc trưng được thể hiện trong những tác phẩm

văn học thiếu nhi của tác giả Trần Đăng Khoa.

4. Phạm vi nghiên cứu: Những tác phẩm văn học thiếu nhi của Trần Đăng Khoa

trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”:

  • Bài thơ “Cây dừa sáng tác” năm 1967
  • Bài thơ “Mưa” sáng tác năm 1967
  • Bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” sáng tác năm 1967
  • Bài thơ ‘Gửi bạn Chile” sáng tác năm 1968
  • Bài thơ “Trăng ơi...ừ đâu đến” sáng tác năm 1968
  • Bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác năm 1969
  • Bài thơ “Kể cho bé nghe” sáng tác năm 196.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Để triển khai tiểu luận, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

5 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết:

Phương pháp này giúp tôi phân lý thuyết đề tài trong tiểu luận ra nhiều phần

nhằm khai thác những khía cạnh khác nhau của vấn đề từ đó chọn lọc được những đặc

điểm, biểu hiện và nội dung nổi bật được thể hiện đặc trưng văn học thiếu nhi đặc biệt

là trong thơ Trần Đăng Khoa. Từ đó, tôi có thể chọn lọc được những thông tin quan

trọng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài trong tiểu luận.

5 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu:

Phương pháp này giúp tôi có thể tìm hiểu và chọn lọc được những thông tin, tài

liệu đa dạng từ các nguồn khác nhau để làm sáng tỏ những đặc trưng của các tác phẩm

văn học thiếu nhi trong thơ Trần Đăng Khoa. Từ những mối quan hệ giữa các thông tin

tài liệu được tìm hiểu tạo thành một chỉnh thể xây dựng một hệ thống lí luận đầy đủ

hoàn chỉnh giúp tôi có thể hiểu rõ, hiểu sâu về đối tượng nghiên cứu trong đề tài tiểu

luận.

6. Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục tiểu luận được

triển khai theo cấu trúc gồm 2 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Đặc trưng của văn học thiếu nhi trong thơ Trần Đăng Khoa.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1. 1 Khái quát chung về văn học thiếu nhi và đặc trưng của văn học thiếu nhi

1.1 Khái niệm văn học thiếu nhi

Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,

NXB GD 1992, tr) theo nghĩa hẹp văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học

hay phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi

cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường

(cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi.

Một quan niệm khác cho rằng, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học nhằm

giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm là thiếu nhi

và nhiều khi cũng là người lớn. Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các

em, mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. Những tác phẩm này được thiếu nhi

thích thú tìm đọc bởi các em đã tìm thấy ở đó cách nghĩ, cách cảm cùng những hành

động gần gũi với chính các em. Hơn thế, các em còn tìm được một lời nhắc nhở, một

sự răn dạy với những nguồn động viên, khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích...

trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình. (Vân Thanh, Nguyên An, Bách khoa

thư văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002, tr).

Như vậy, Văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhận vật trung tâm

hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự

nhiên..ưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn

trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức,

tâm hồn cho trẻ (Bùi Thanh Truyền (chủ biên) (2019), Văn học thiếu nhi , Nhà xuất

bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

1.1 Đặc trưng của văn học thiếu nhi

Văn học thiếu nhi có một vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện về đạo đức,

trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, cho các em. Có thể nói tính giáo dục là một đặc trưng nổi

bật mang tính sống còn của văn học thiếu nhi. Chính chức năng này đã đem đến cho

văn học thiếu nhi một sức mạnh có tác động cải tạo cách nhìn, cách nghĩ và giáo dục

đạo đức cho các em. Giúp trẻ phát triển toàn diện về chân – thiện – mỹ.

Đến với tác phẩm văn học thiếu nhi, người đọc được tiếp xúc với nhiều vẻ đẹp

phong phú, đa dạng của bản thân đời sống, từ cây cỏ hoa lá đến phong cảnh núi biển

và muôn loài động vật. Khung cảnh đẹp, thơ mộng đầy màu sắc, những âm thanh và

vật quen thuộc giàu chất nhạc với hệ thống thanh điệu, những biện pháp sông thanh,

điệp vần, từ đồng âm khác nghĩa, từ láy... Đó là lý do nói văn học thiếu nhi giàu hình

ảnh, thi tính và nhạc tính.

Tác giả trong văn học thiếu nhi luôn nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta qua con

mắt trẻ thơ hồn nhiên, tinh nghịch, trong sáng. Đã là văn học thiếu nhi thì cách nghĩ,

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI TRONG THƠ TRẦN

ĐĂNG KHOA

2 Tính giáo dục

Tính giáo dục là đặc trưng quan trọng nhất mang tính sống còn của văn học thiếu

nhi. Hầu hết, trẻ em lớn lên cùng những câu chuyện, bài văn hay bài thơ chứa đựng

những điều tốt đẹp tác động vào tình cảm, tâm hồn của trẻ thơ. Trẻ đắm mình vào thế

giới văn học của tác giả Trần Đăng Khoa, ở đó, có vần thơ nuôi dưỡng tâm hồn và

nhân cách của trẻ. Trong thơ Trần Đăng Khoa đã giáo dục thiếu nhi xuất phát từ

những sự việc, hình ảnh, con người,... gần gũi, quen thuộc với các em. Từ những điều

trong thực tại để giáo dục nhân cách, đạo đức trí tuệ và cả thẩm mỹ cho trẻ.

Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”, Trần Đăng Khoa đã mang lại ngoài kiến thức địa lí

còn là cả một bầu trời giáo dục, bồi dưỡng thẩm mỹ cho trẻ nhỏ. Đặc điểm thời tiết ở

tháng ba, tháng sau và tháng bảy được đưa vào các câu thơ một cách tự nhiên, sinh

động và thú vị. Các kiến thức được dựa trên kinh nghiệm sống của người nông dân

thời xưa. Tháng ba là tháng bắt đầu có mưa và mưa khá nhiều. Tháng bảy mưa lớn

nhất và thường có bão, giông to. Tháng sáu là lúc thời tiết oi bức nhất, trời nắng nóng

đến mức Trần Đăng Khoa nhấn mạnh rằng dòng nước như nước được đun sôi lên,

nóng đến mức hủy diệt sự sống của loài cá cờ. Qua các câu thơ đầy nhịp điệu, giản

đơn nhưng chứa cả một bầu trời kinh nghiệm được đúc kết từ người nông dân. Trẻ em

sẽ biết được đặc điểm thời tiết nổi bật ở ba tháng này, hình thành kiến thức, vốn sống

cho trẻ nhỏ qua các bài thơ quen thuộc. Hay thông qua những hình ảnh đẹp của đất

nước như sông Kinh Thầy, hồ sen thơm ngát, vẻ đẹp lao động của những người nông

dân tạo ra hạt gạo, hạt lúa gửi cho bộ đội, ông đã khơi gợi cho trẻ niềm tự hào về quê

hương đất nước, tự hào về tình cảm đoàn kết, giúp nhau trong kháng chiến của người

dân Việt Nam. Những hình ảnh ác liệt trong thời kỳ kháng chiến đầy bom đạn hiện ra

khiến trẻ vừa tự hào vừa đau xót, cảm phục sự hy sinh của những anh hùng chiến sĩ

thời xưa và nung nấu thêm cho trẻ một tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào dân

tộc. Thông qua bài thơ, trẻ vừa có thêm kiến thức địa lý, hiểu biết về thời kỳ kháng

chiến, vừa hình thành tình yêu quê hương, đất nước, sự quý trọng với những bát cơm

trong thời bình ngày nay. Bài thơ cũng góp phần tạo nên rung cảm trong cảm xúc

thông qua các hình ảnh, chi tiết nhăm hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm và

thái độ đúng đắn trong cuộc sống.

Không những là đứa con dân tộc yêu quê hương, đất nước tác giả Trần Đăng Khoa

còn là một đứa con hiếu thảo yêu thương và kính trọng đấng sinh thành. “Khi mẹ vắng

nhà” một trong những bài thơ sự xúc động về tình cảm gia đình hay rõ hơn chính là

tình yêu thương của một em bé đối với người mẹ vất vả, tần tảo sớm hôm.

Khổ thơ đầu tiên đã khắc họa bức tranh làm việc nhà của tác giả khi mẹ vắng nhà

một cách chân thực. Điệp khúc “Khi mẹ vắng nhà” vang lên năm lần trong khổ thơ

đầu. Tác giả không chỉ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc mà còn lặp lại cả kết cấu ngữ

pháp của câu để nhấn mạnh những công việc mà em bé hăng hái làm để giúp bố mẹ vì

mẹ bận làm việc cả ngày lẫn đêm. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê hàng loạt các

hoạt động của em bé: luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và

quét cổng nhằm thể hiện tác giả là một em bé ngoan: chỗ này tui nghĩ nên diễn đạt lại

xíu), biết lo lắng, phụ giúp mẹ làm việc nhà một cách siêng năng. Hình ảnh cậu bé

hăng say làm việc giúp đỡ cha mẹ một phần nào khiến trẻ muốn mình cũng làm được

những việc ý nghĩa đó. Các em cũng mong ba mẹ mình khi về nhà thấy mọi việc hoàn

tất và được kết thúc một ngày lao động mệt mỏi. Các hình ảnh đẹp về thành quả lao

động như “gạo trắng tinh”, “cơm dẻo và ngon”... cho trẻ cảm nhận thích thú, mong

bản thân cũng làm được như thế để ba mẹ đỡ vất vả và được khen ngợi trong niềm vui

của cả gia đình, muốn bản thân có sự góp sức, lao động trong gia đình.

Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!

  • Không mẹ ơi! Con đã ngoan

đâu Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan!

Cuộc đối thoại ngắn của mẹ và cậu bé chỉ diễn ra trong vài câu thơ mà khiến cho

chúng ta thật cảm động. Khi được mẹ khen, Khoa vội vàng, rối rít không dám nhận lời

khen ấy: “Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu !”. Cách lý lí giải của một em bé 9 tuổi

thật khôn ngoan. Nếu năm câu trên chỉ đơn thuần là kể, năm câu tiếp là kể xen với tả,

thì bốn câu thơ cuối bài, Trần Đăng Khoa đã tả lại hình ảnh của mẹ trong nỗi vất vả,

cực nhọc. Tác giả phải là đứa con rất ngoan mới thấy áo mẹ bạc màu vì mưa, đầu mẹ

cháy tóc vì nắng. Biện pháp đối : “Áo mẹ mưa bạc màu/ Đầu mẹ nắng cháy tóc” đã

khắc sâu hình ảnh người mẹ của Trần Đăng Khoa, người mẹ tần tảo, lam lũ, chịu

thương chịu khó cũng như bao người mẹ khác ở làng quê Việt Nam. Tác giả đã thể

hiện tiếng lòng chung của chúng ta là sự biết ơn vô hạn của những người con đối với

các bà mẹ nghèo, suốt đời gắn bó với đồng ruộng, quanh năm “bán mặt cho đất, bán

lưng cho trời”.

Văn học thiếu nhi mang tính giáo dục cao thể hiện qua giáo dục trí tuệ, đạo đức và

thẩm mỹ cho thiếu nhi. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã xây dựng hình tượng nhân vật,

hình ảnh trong thơ một cách sáng tạo nhằm khai thác triệt để tư duy trong nhận thức

của trẻ khi tiếp nhận văn học thiếu nhi. Ông đã thể hiện thành công những tác phẩm

thông qua nội dung, qua cách chọn lọc ngôn từ và cách diễn đạt; tránh cách giáo huấn

sống sượng và lột bỏ đi mọi say đắm, hồn nhiên của đời sống tuổi nhỏ:

“Trăng ơi... từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em..”

Đến với khổ thơ cuối của bài thơ “Trăng ơi... từ đâu đến?”, nhà thơ Trần Đăng

Khoa không chỉ nói lên vẻ đẹp của, trăng mà thông qua đó còn chính là tình yêu mến,

niềm tự hào về quê hương đất nước của tác giả và đó cũng chính là thông điệp mà tác

giả muốn gửi đến cho các em. Đối với mọi người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đất

nước của chúng ta luôn tươi đẹp, nhưng dưới sự chiếu sáng của vầng trăng, đất nước

của chúng ta càng được tô điểm và trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, ở các tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ Trần Đăng Khoa mang

chất văn có đặc điểm riêng phù hợp với mọi lứa tuổi thiếu nhi:

Em thường trải cái non

Ra góc sân ngồi học

Những đêm có trăng mọc

Em chơi cho đến khuya

Thường là xỉa cá mè

Hay làm mèo đuổi chuột...

(Cái sân)

Với lối thơ năm chữ kết hợp với những ngôn từ thân quen nhưng mỗi ngôn từ của

tác giả mang lại những ý vị riêng của mỹ quan trẻ thơ. Tác giả như đang làm văn bằng

thơ, khi đọc bài thơ ta lại văng vẳng nghe một âm hưởng một bài đồng dao nào đó

vọng lại. Cái sân chính là tác phẩm mà tác giả gợi nhớ về hình ảnh : “trẻ con hát, trẻ

con chơi” miêu tả một cách sinh động về cuộc sống thường ngày của mình, nhưng lại

khiến người đọc không khỏi mỉm cười với những hình ảnh trong sáng mà tác giả mang

lại.

Mọi tác phẩm văn học khi viết về con người, con vật, thiên nhiên,... đều được coi

là văn học thiếu nhi khi các tác giả biết “trẻ con hóa” các nhân vật có trong tác phẩm.

Và trong những tác phẩm đó, các em thấy được hình ảnh hoặc nói lên tiếng lòng của

chính mình. Phong cách nghệ thuật mà các em ưa thích nhất là: ước mơ, lộng lẫy, kì

diệu, dí dỏm, ngộ nghĩnh, những cảnh hồi hộp, những chuyện nơi xa mà các em mơ

ước, những hành động phi thường,..ẻ thường không thích những cách viết đơn điệu,

một màu, khô cứng và quá sát vào thực tế. Vì vậy, trong tác phẩm của mình, các tác

giả thường xen lẫn các yếu tố kì ảo, tưởng tượng dí dỏm để các bài học trong tác phẩm

có thể đi vào tâm hồn của trẻ thơ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng vẫn không kém

phần sâu sắc. Cách viết và cái hồn trong từng lời văn, hay chính cách truyền đạt của

tác giả mới qua mỗi tác phẩm chính là cầu nối giữa người đọc với các bài thơ của ông.

Phải viết bằng ngôn ngữ của trẻ em thì các em mới có thể hiểu và tiếp thu. Để có thể

hiểu hết được suy nghĩ, những điều mà các em quan tâm và trăn trở, mỗi tác giả phải

nhận thức được mối quan hệ giữa văn học thiếu nhi vừa là thầy vừa là bạn. Là bạn khi

để chia sẻ, để hiểu những sở thích của nhau, để nói lên cùng nhau; là thầy khi để giúp

đỡ, để đem đến cho các em những bài học quý giá trong cuộc sống.

Trần Viết Bính đã phổ nhạc và cho ra đời bài hát “Hạt gạo làng ta” dựa trên ý thơ của

nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Ở một số bài thơ khác, ngôn ngữ trong thơ ông rất giàu âm thanh, nhịp điệu. Một

số bài ngắn gọn mang phong cách đồng dao với âm thanh rộn rã, náo nức, mang giai

điệu của cuộc sống như Tiếng võng trưa, Kể cho bé nghe, Tiếng gà,...

Ò ó o...

Ò ó o

Tiếng gà

Tiếng gà

Giục quả na

Mở mắt

Tròn xoe

Giục hàng

tre Đâm

măng Nhọn

hoắt...

(Tiếng gà)

Khổ thơ có sự hòa kết của những câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh tạo nên sự thúc giục,

khẩn trương, gấp gáp. Hình ảnh đa dạng, độc đáo trong từng câu thơ gợi lên sự liên

tưởng phong phú. Cảnh vật dường như là một thực thể sống, có giác quan "quả na mở

mắt"; có hành động "đâm măng",..ất cả tạo nên một bức tranh lung linh, có hồn bởi

điểm nhấn là âm vang “Ò ó o”. Tiếng gáy đã trở thành “tiếng chuông báo thức” của

mọi nhà ở vùng quê yên ả; đánh thức vạn vật, đưa tất cả với tư thế sẵn sàng chào

đón một ngày mới tươi sáng, náo nhiệt.

Ngoài những bài mang phong cách đồng dao, thơ của Trần Đăng Khoa còn mang

sắc thái êm dịu, ngọt ngào, tha thiết qua các bài thơ mang âm hưởng dân ca như Mẹ

ốm, Đánh thức trầu,..ì thế, người đọc không còn xa lạ với sự xuất hiện dày đặc của

những câu đố, những câu ca dao dân ca trong thơ của “Thần đồng thơ trẻ”.

Có thể nói, thơ của Trần Đăng Khoa chính là những người bạn thân quen của thiếu

nhi Việt Nam. Việc sử dụng các ngôn từ giàu hình ảnh, thi tính, nhạc tính đã góp phần

làm cho thơ của ông mang nét đặc trưng riêng của Văn học thiếu nhi, đưa những “đứa

con tinh thần” hòa vào kho tàng phong phú của Văn học và có sức hút mạnh mẽ đối

với bạn đọc nhỏ tuổi trong mọi thời đại.

2 Hòa kết tính chất tự sự và trữ tình

Có thể nói, một trong những yếu tố xuyên suốt những tác phẩm của nhà thơ

Trần Đăng Khoa đó chính là yếu tố trữ tình. Khi sáng tác những tác phẩm dành riêng

cho lứa tuổi thiếu nhi, ngoài việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật chuẩn mực và nội dung

dạt dào cảm xúc thì đâu đó ở thơ ông còn có tính tự sự, dù không chứa quá nhiều tình

tiết li kì, lôi cuốn nhưng chính điều này đã khiến cho bài thơ có thêm sức hấp dẫn và

phù hợp với lứa tuổi nhi đồng. Khi tiếp nối dòng thơ về lòng yêu nước, “thần đồng thơ

nhỏ tuổi” chẳng miêu tả cặn kẽ lịch sử, cũng chẳng nhìn lịch sử khắt khe như những

nhà văn khác, thế nhưng Trần Đăng Khoa vẫn gợi được một góc nhìn rất thực về chiến

tranh. Đó chính là những tội ác mà quân Mỹ đã gieo xuống nước Việt được ông kể lại

trong “Gửi bạn Chi Lê”, chúng ra tay không chừa bất kì một đối tượng nào, dù đó có

là trẻ em hay người lớn tuổi. Những động từ mạnh được sử dụng như “giết”, “tra”,

“bắn”, “thiêu” đã lên án một giai đoạn của thời đại, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng

độc giả:

..ằng Mỹ nó đến nước tôi

Búp bê nó giết, bao người nó tra

Nó bắn cả mụ mù lòa

Nó thiêu cả bé chưa và được cơm...

Ngoài ra, việc hoà kết hai yếu tố này còn được thể hiện qua cách ông bày tỏ tình

cảm với những người thân yêu của mình. Bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” đã kể về kỉ niệm

của một thời tuổi thơ, hẳn ai cũng sẽ cảm nhận được tình yêu nồng nàn mà cậu bé

Khoa dành cho người mẹ lam lũ, vất vả thông qua những việc làm cụ thể, “tùy theo

sức của mình”:

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai

Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo

Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ sân vườn

Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng...

Có một điều rất đặc biệt ở bài thơ này, đó chính là ở đầu bài thơ, Trần Đăng Khoa

đã bắt đầu bằng “Kính tặng mẹ em”. Ông đã viết tặng mẹ mình bằng tất cả lòng biết

ơn và sự kính trọng của một cậu bé vừa lên 9, cái tuổi còn ngây thơ và ham chơi, thế

nhưng cậu bé ấy vẫn chọn gác lại thú vui riêng để phụ giúp mẹ và chị. Đọc khổ thơ

trên, chỉ đơn thuần là tác giả đang liệt kê các công việc như “luộc khoai”, “giã gạo”,

“thổi cơm”, “nhổ cỏ sân vườn”, “quét sân và quét cổng” cùng phép điệp cấu trúc “Khi

mẹ vắng nhà” vang lên ở đầu mỗi dòng thơ, thế mà lại gợi được sự hăng hái và chủ

động đến bất ngờ của cậu bé khi phụ giúp công việc nhà. Với Khoa, mẹ là “đất nước,

tháng ngày của con”, không ai có thể sánh bằng mẹ và cũng chẳng ai có thể thay thế

được người mẹ kính yêu ấy. Có lẽ chính vì vậy mà tác giả Vân Thanh cũng đã từng

nhận xét: “Thơ Khoa chủ yếu là nói đến thơ của yêu thương, của sự sống trẻ thơ, của

sinh hoạt bình dị thường ngày”.

Nhờ vào sự hoà kết giữa tính tự sự và trữ tình, một trong những đặc trưng của văn

học thiếu nhi mà thơ của Trần Đăng Khoa thường sâu lắng, tình cảm và tạo cho người

vẫn rất giàu hình ảnh, vần điệu – đây chính là cái hay, cái tạo ra sức cuốn hút hấp dẫn

với người đọc nhỏ tuổi. Những động từ như “ẩn nấp”, “múa gươm”, “hành quân” xuất

hiện dày đặc, liên tục càng làm cho đoạn thơ thêm sinh động cuốn hút. Kết hợp với

việc sử dụng động từ chính là việc dùng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa “ông mặt trời

mặc áo giáp đen ra trận” hay “kiến hành quân” một cách độc đáo, dí dỏm đã góp phần

tạo nên sự sinh động, gần gũi hơn với trẻ. Tất cả đều là những nhân tố quan trọng

mang lại sức hấp dẫn riêng cho bài thơ, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Ngôn từ trong

thơ Trần Đăng Khoa tuy giản dị thế nhưng lại không đơn giản, tùy tiện. Ẩn sâu bên

trong đó là những hàm ý vừa mang tính nghệ thuật vừa giàu sức gợi tả, gợi cảm.

...

Bố em đi cày

về Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Những hình ảnh trong thơ của Trần Đăng Khoa là những hình ảnh đẹp, kết hợp

cùng ngôn từ tinh túy đã góp phần khơi gợi sự rung cảm và những nghĩ suy từ tâm hồn

trong sáng, thánh thiện nhưng cũng rất nhạy cảm của trẻ con. Hình ảnh bố đi cày về là

một hình ảnh đầy thân quen đã được nhà thơ khắc họa sâu sắc trong tâm trí của trẻ..

Hình ảnh ấy được kết hợp với động từ “đội” xuất hiện liên tục ba lần giúp trẻ liên

tưởng đến hình ảnh con người to lớn giữa thiên nhiên dữ dội. Ở đây có sự đối lập giữa

thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp tượng trưng cho sự khốc liệt;

một bên là sự bình tĩnh, chủ động của con người, con người trở thành điểm sáng duy

nhất trong bức tranh đặc biệt này. Phải chăng, ẩn bên trong những hình ảnh đối lập ấy,

nhà thơ Trần Đăng Khoa muốn khắc họa hình ảnh con người nổi bật với dáng vẻ lớn

lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội với khát khao được

chinh phục và làm chủ thiên nhiên. Thông qua ngôn từ nghệ thuật, câu thơ có sức lay

động hơn mọi bài học về đạo đức, giáo huấn, hướng trẻ đến cái đẹp, biết yêu thương

con người. Câu thơ đọc lên ngỡ như đơn giản, không có gì mới lạ, vậy mà lại là cả một

hình ảnh sáng tạo độc đáo, sự phát hiện thú vị và tinh tế của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Hay trong bài thơ Ảnh Bác:

...

Em nghe như Bác dặn lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu

xa Trồng rau quét bếp đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã chọn lọc những từ ngữ giản dị, không dài dòng, hoa

mỹ, gắn liền với tuổi thơ đầy bom đạn của trẻ em trong những năm kháng chiến chống

Mỹ để đưa ra những thông điệp: Tuy còn bé, nhưng trẻ em vẫn ý thức sâu sắc lời dạy

của Bác “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” như trồng rau, quét bếp đuổi gà hay đơn giản là tìm

nơi trú ẩn khi thấy máy bay Mỹ để bố mẹ yên tâm mà vững vàng tay súng. Những câu

thơ ấy góp phần giáo dục, hình thành nên nhân cách cho trẻ nhỏ.

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy được rằng nhà thơ đã cố gắng chọn lọc

những ngôn từ hết sức thích hợp với tâm hồn trẻ thơ, nhưng vẫn có thể chinh phục

người đọc lớn tuổi. Mọi bài thơ đều được của tác giả Trần Đăng Khoa đều đáp ứng

được hầu hết các chuẩn mực về ngôn từ nghệ thuật. Tóm lại, ngôn ngữ trong thơ của

tác giả Trần Đăng Khoa đã thể hiện được cái thần, cái hồn của tác phẩm, tạo được sức

hấp dẫn, thích thú cho người đọc nhỏ tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. Lê Bá Hán, GS. TS. Trần Đình Sử, GS. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2011),

Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Lã Thị Bắc Lý (2003), Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

3. Bùi Thanh Truyền (Chủ biên) (2019), Giáo trình Văn học thiếu nhi, NXB Đại học

Sư phạm.

4. Vân Thanh, Nguyên An (chủ biên)(2001), Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt

Nam, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội.

5. Trần Đăng Khoa (1968), Góc Sân và Khoảng Trời, NXB Kim Đồng.