Bạn thích đồng nghiệp và cấp trên như thế nào

Bạn thích đồng nghiệp và cấp trên như thế nào

Một ngày bạn làm việc 8h tại công sở, bạn thường xuyên tiếp xúc với nhà lãnh đạo, đồng nghiệp và các khách hàng…Giao tiếp, ứng xử với họ nơi công sở như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất và thể hiện nét văn hóa trong ứng xử đang là boăn khoăn của không ít “dân công sở”. CareerLink.vn xin chia sẻ với bạn 10 nguyên tắc “vàng” trong ứng xử công sở giúp bạn thành công.

Học cách ứng xử với cấp trên

Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về quan điểm hay công việc bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị nhất. Tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp khi ý kiến của bạn không được chấp nhận điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.

Để trở thành một nhân viên được sếp tin cẩn và đánh giá cao bạn cũng nên trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc. Hãy tiến hành thực hiện công việc với sếp của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và phát triển.

Tôn trọng đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và cùng nhau hợp tác xây dựng các dự án của công ty. Vậy nên, bạn cần thiết lập những mối quan hệ ấy trên cơ sở xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Tránh tình trạng xem mình “giỏi hơn đồng nghiệp” bạn sẽ khó tìm được tiếng nói chung với họ trong công việc. Ngược lại, bạn cũng không nên quá tự ti bản thân mình về trình độ và chuyên môn so với đồng nghiệp điều này sẽ khiến bạn dễ chán nản và làm sa sút chất lượng công việc. Hãy xem những người đồng nghiệp của mình như những người bạn đồng hành cùng nhau chia sẻ công việc và tận hưởng thành công.

Xây dựng quan hệ với cấp dưới

Đây chính là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó. Cần tạo cho họ niềm tin và giúp họ có một nguồn năng lượng tràn đầy để có thể bắt đầu công việc. Truyền cảm hứng cho họ mọi lúc, mọi nơi, tránh thái độ ra lệnh, quát tháo cấp dưới. Tuy nhiên, cần có những quy định nghiêm khắc để nhân viên có thể hoàn thành công việc đúng hạn.

Đừng biến mình thành “thiên lôi công sở”

Trong công việc bạn nên có chính kiến riêng, không nên quá thụ động. Bạn nên hiểu rõ vị trí và những công việc mình đang làm, tránh tình trạng “ai bảo gì làm làm nấy”. Cần có một tiến trình làm việc rõ ràng và cụ thể, tốt nhất vào mỗi đầu tuần bạn nên lên kế hoạch làm việc và đánh giá hiệu quả vào ngày cuối tuần.

Tránh những đề nghị không phù hợp với chuyên môn

Một ngày bạn cũng chỉ có 8 giờ để làm việc tại công sở, vì thế bạn phải tận dụng tối ưu thời gian đó. Không nên quá “ôm đồm” công việc vào mình hoặc nhận quá nhiều lời nhờ vả giúp đỡ từ đồng nghiệp mà bạn cảm thấy điều đó không phù hợp với bạn. Nên biết nói từ chối một cách khéo léo và tế nhị nhất có thể.

Hạn chế “tán gẫu” quá nhiều nơi công sở

Bạn chỉ nên đưa ra những tình huống trò chuyện khi cần thiết hoặc những lúc rảnh rỗi. Không quá lạm dụng chúng, đặc biệt việc tán gẫu quá nhiều sẽ làm bạn mất điểm trong mắt sếp và khiến cho đồng nghiệp ngán ngẩm. Đừng biến mình thành “bà tám” công sở trong khi bạn còn một núi công việc cần giải quyết.

Khoe khoang tiền thưởng

Hiện nay, để đảm bảo tính khách quan và công bằng với năng lực làm việc của mỗi nhân viên các công ty thường ít tiết lộ lương thực nhận và các khoản lợi nhuận khác. Việc bạn khoe khoang về lương hay tiền thưởng với đồng nghiệp sẽ khiến bạn trở nên thiếu tế nhị và tự bạn có thể cô lập bạn với mọi người.

“Nói xấu” đồng nghiệp

Đây là một trong những điều tối kỵ ở bất cứ công ty hay tổ chức nào. Nếu không hài lòng với cấp trên hay đồng nghiệp bạn nên thẳng thắn và tế nhị góp ý cùng họ. Không nên, nói xấu họ hay cố tình “chia bè kết phái” sẽ chẳng có gì hay khi bạn là người hết nói xấu người này lại chê bai người khác.

Văn hóa sử dụng điện thoại

Hãy cho đồng nghiệp thấy rằng bạn là người sử dụng công nghệ thông minh. Trước khi bước vào một cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng bạn nên tắt bớt hoặc chuyển về chế độ im lặng cho chiếc điện thoại của mình. Sẽ thật khiếm nhã khi bạn đang làm việc với đồng nghiệp và khách hàng mà chuông điện thoại cứ reo lên ầm ĩ.

Làm việc hết sức, chơi hết mình

Khi bạn đã xây dựng cho mình một thái độ làm việc nghiêm túc và mang lại những kết quả khá khả quan thì tại sao lại không cùng các đồng nghiệp mình “xả tress” nhỉ ? Bạn nên tham gia hết mình vào những hoạt động do công đoàn công ty tổ chức, chính lúc này bạn sẽ khám phá được những điều thú vị từ đồng nghiệp của mình.

Ngọc Trâm - CareerLink.vn

Một ngày có 24 tiếng nhưng có đến gần một nửa thời gian của bạn là dành cho công việc. Vì thế, cách ứng xử với đồng nghiệp tại nơi làm việc là một vấn đề cực kỳ quan trọng mà bất cứ ai cũng cần phải biết. Nếu là một nhân viên văn phòng thì bạn hãy tham khảo qua những kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp tại công ty mà Kiến Thức 24h chia sẻ để xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ, thoải mái cũng như giúp ích được cho công việc của bản thân.
 

Bạn thích đồng nghiệp và cấp trên như thế nào

 

Cách ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp

Trong bài này, đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn phân tích chủ đề rộng hơn một chút về các kỹ năng ứng xử ở công ty với cả 3 đối tượng đó là: cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới. Đối với mỗi một vị trí trong công ty, bạn cần phải có cách cư xử phù hợp để tạo lập nét văn hóa chuyên nghiệp trong công sở cũng như xây dựng được hình ảnh tốt đẹp cho bản thân.

Cách ứng xử với cấp trên

Khi giao tiếp với cấp trên, bạn hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh, lễ phép, thẳng thắng và cân nhắc cách dùng từ khi trình bày quan điểm. Tuyệt đối không nên xu nịnh hoặc thể hiện tài năng một cách thái quá trước mặt sếp. Tinh thần trách nhiệm, thái độ lễ phép, biết nhận lỗi và sửa lỗi là điều sẽ giúp cấp trên đánh giá cao về bạn.
 

Bạn thích đồng nghiệp và cấp trên như thế nào

 

Cách ứng xử với cấp dưới

Để xây dựng được một môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ và thúc đẩy tinh thần làm việc của cấp dưới thì bạn hãy thường xuyên tiếp xúc với họ bằng thái độ cởi mở. Đừng tạo quá nhiều khoảng cách với cấp dưới vì điều đó sẽ khiến họ bị áp lực. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và mối quan hệ lâu dài.
 

Bạn thích đồng nghiệp và cấp trên như thế nào

 

Cách ứng xử với đồng nghiệp

Với các đồng nghiệp khác trong công ty, hãy luôn giữ thái độ thân thiện, vui vẻ và tuyệt đối không nên quá phô trương hoặc tự ti về năng lực của bản thân. Đừng tự tách mình ra khỏi tập thể vì tất cả mọi người đều là những người bạn, cùng nhau đồng hành và có thể giúp đỡ bạn trong công việc hoặc thậm chí là ngoài xã hội.
 

Bạn thích đồng nghiệp và cấp trên như thế nào

 

Một số kỹ năng ứng xử nơi công sở cần nhớ

Bên cạnh những quy tắc về cách ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới cần biết ở trên thì bạn cũng phải trang bị thêm kỹ năng giao tiếp, ứng xử chung khéo léo, phù hợp với môi trường công sở. Nếu mọi người đều nắm được các quy tắc này sẽ giúp xây dựng môi trường làm việc trở nên vui vẻ, văn minh và nâng cao được hiệu quả công việc.

Không buôn chuyện trong giờ làm việc

Buôn chuyện là thói quen và sở thích của đa số các chị em. Đây không phải là một hành động xấu nhưng bạn nên biết cân nhắc thời điểm nào có thể tám chuyện và thời điểm nào thì không. Việc buôn chuyện trong giờ làm việc còn khiến mình trở nên thiếu chuyên nghiệp và không được đánh giá cao. Chưa kể đến, nó còn có thể gây ra biết bao chuyện dở khóc, dở cười khác.

Không nói xấu đồng nghiệp

Nói xấu người khác được xem là hành vi thiếu lịch sự và là điều tối kỵ ở bất cứ cơ quan nào. Nếu không thích ai đó, đừng quan tâm đến họ mà hãy tập trung làm tốt công việc của mình. Hành động nói xấu người khác sẽ gây ra bất hòa và nhiều vấn đề không hay sau đó. Không những thế, có thể những người nghe bạn nói xấu cũng sẽ có ác cảm và đề phòng với bạn.
 

Bạn thích đồng nghiệp và cấp trên như thế nào

 

Tôn trọng đồng nghiệp

Mối quan hệ đồng nghiệp cần được xây dựng dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Nếu cảm thấy một người nào đó còn thiếu sót, cần sửa chữa thì bạn nên góp ý một cách khéo léo và tế nhị, tránh có những lời nói khiến họ cảm thấy bị tổn thương, thiếu tôn trọng.

Không khoe mẽ về mình

Cấp trên sẽ xem xét, đánh giá thưởng hoặc tăng lương cho mỗi người tùy thuộc vào năng lực và thái độ làm việc của họ. Việc khoe mẽ về bản thân sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu, dễ sinh lòng đố kỵ hoặc chán nản. Một người khiêm tốn sẽ luôn được người khác yêu thích và đánh giá cao hơn.

Biết giúp đỡ hoặc từ chối người khác khi cần

Trong công việc, đôi khi bản thân bạn cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của người khác. Vì thế, đừng tiếc công sức để giúp đỡ đồng nghiệp nếu điều đó thật sự cần thiết. Tuy nhiên, cũng đừng quá “rộng lượng”, sẵn sàng làm nốt công việc của người khác trong khi còn quá nhiều việc đang chờ mình giải quyết.

Làm hết sức, chơi hết mình

Hãy thật nghiêm túc trong công việc và chơi hết mình khi tham gia vào các hoạt động giải trí của công ty. Điều này sẽ giúp mối quan hệ đồng nghiệp trở nên vui vẻ, khắn khít hơn và khiến bạn trở thành một người thú vị trong mắt cấp trên.
 

Bạn thích đồng nghiệp và cấp trên như thế nào

 

Trên đây là những kỹ năng ứng xử đối với đồng nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích. Qua đó, tạo dựng được một môi trường làm việc thật chuyên nghiệp và vui vẻ.