Bà de kiêng gội đầu trong bao lâu

Sau sinh bao lâu thì có thể gội đầu?

Điều này được đánh giá dựa trên sự hồi phục của chính người mẹ. Với mẹ sinh thường, nếu sức khỏe của bạn đã phục hồi, bạn có thể gội sạch đầu sau 3-4 ngày sau khi sinh, tuy nhiên khi gội không nên cúi người xuống quá sớm.

Đối với mẹ sinh mổ, vết mổ sẽ bị kích ứng nếu bạn cúi xuống quá lâu trong thời gian gội. Nếu vết mổ của bạn đã khô, không gặp vấn đề gì, bạn có thể gội đầu 14 ngày sau khi sinh. Sau lần gội đầu đó, bạn không nên gội đầu quá thường xuyên mà chỉ nên gội đầu 1-2 lần mỗi tuần. Nếu có điều kiện ở nhà và có ghế để gội đầu, bạn cũng có thể gội đầu trước tùy theo tình hình.

Kiêng gội đầu quá lâu: lợi bất cập hại

Chúng ta đều biết rằng, phụ nữ sẽ đổ mồ hôi rất nhiều trong và sau khi sinh, đặc biệt là vào mùa hè. Tóc và da đầu là những bộ phận dễ nhiễm bụi, vi khuẩn nhất trên cơ thể. Kiêng gội đầu quá lâu sẽ biến da đầu của bạn thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn và nấm sinh sôi. Các bà mẹ sau khi sinh thường có sức đề kháng kém, kiêng gội đầu quá lâu, gãi ngứa xước da, dễ gây nhiễm trùng.

Cần chú ý điều gì khi gội đầu trong thời gian ở cữ?

Giữ ấm

Đây là điều quan trọng nhất, bởi vì trong thời gian ở cữ, khí và huyết của hậu sinh đều yếu, thể trạng tương đối kém. Nếu chẳng may bị cảm lạnh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi toàn diện của cơ thể, vì vậy bạn phải thực hiện tốt việc giữ ấm khi gội đầu. Nhiệt độ nước và nhiệt độ phòng phải thích hợp.

Nhiệt độ nước không nên quá cao hoặc quá thấp và cần được duy trì ở mức 37-45 °C. Nhiệt độ nước quá nóng sẽ gây kích ứng da đầu, nhiệt độ nước quá lạnh sẽ khiến các bà mẹ dễ bị cảm lạnh. Sau khi gội, dùng khăn lau khô tóc hoặc dùng máy sấy tóc càng sớm càng tốt.

Không nên cúi người quá lâu

Không nên gội đầu quá lâu, không nên cúi người quá lâu, không chỉ làm chèn ép vết thương mà còn dễ gây chóng mặt, thậm chí té ngã. Nếu cảm thấy sức khỏe còn yếu, sản phụ nên nhờ người thân giúp đỡ trong lần gội đầu đầu tiên để tránh bị trượt chân.

Ngoài ra, rụng tóc sau sinh là vấn đề mà bà mẹ nào cũng phải đối mặt. Mẹ sữa chú ý nên sử dụng lược gỗ hoặc lược sừng để giúp giảm rụng tóc, giảm kích ứng da đầu. Sau khi gội đầu, bạn nên uống một tách trà gừng để tránh bị cảm lạnh.

Dương Huyền (Theo Công lý & xã hội)

Có thể mẹ đã nghe nhiều những lời khuyên từ ông bà cha mẹ “phụ nữ sau sinh rất yếu ớt tuyệt đối kiêng tắm trong vòng 1 tháng”. Nhiều gia đình hiện nay vẫ đang áp dụng theo, một số khác lại phản đối kịch liệt. Như vậy, sau sinh bao lâu mẹ có thể tắm gội được? cùng Home Care tìm hiểu các mẹ nhé

Theo các bác sĩ, việc kiêng tắm gội thực sự không cần thiết, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể người mẹ.Việc tắm rửa cũng giúp vùng kín được sạch sẽ, giảm nguy cơ viêm nhiễm và giúp bạn cảm thấy thoải mái tinh thần, lưu thông máu tốt hơn.

Tùy thuộc vào việc mẹ sanh thường hay sanh mổ, hoặc có biến chứng gì khi sanh hay không. Hãy hỏi bác sĩ để quyết định xem mẹ bao lâu có thể tắm gội được?

Bà de kiêng gội đầu trong bao lâu

Đối với mẹ sinh thường

Mẹ không cần kiêng cữ quá lâu, sau sinh khoảng 2 ngày mẹ có thể tắm gội nhẹ nhàng bằng nước ấm nhưng phải tắm gội nhanh chóng.Mẹ nên tắm dưới vòi hoa sen, bởi sau sinh vùng âm đạo và đáy chậu sẽ bị đau, đứng tắm dưới vòi hoa sen là cách lý tưởng để giảm bớt đau nhức.

Chú ý vệ sinh vùng kín bằng nước ấm sạch, không nhất thiết sử dụng dung dịch sát khuẩn, nên vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu cần.

Các mũi khâu âm đạo sẽ tự tiêu trong vòng 2 tuần, sau 6 tuần cơ quan sinh dục sẽ trở lại trạng thái bình thường. Khi âm đạo có dấu hiệu sưng phù hề, đau nhiều hơn, mẹ hãy đi thăm khám lại nhé.

Đối với các mẹ sinh mổ

Thể trạng cơ thể khỏe và vết mổ khô là mẹ có thể tắm gội được rồi. Vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng và thay quần áo mỗi ngày là việc cần thiết.

Trong mọi trường hợp, vết môt mất 3 tuần để có thể lành. Mẹ hoàn toàn có thể tắm dưới vòi hoa sen nhẹ nhàng, thấm khô vết mổ và cơ thể bằng khăn sạch.

Không được tự ý bôi bất cứ loại kem nào lên vết mổ, mẹ hãy chờ cho đến khi lành hẳn. Nếu mẹ bị đau và sưng quanh vùng vết mổ, hãy đến thăm khám ngay vì có khả năng vết mổ của bạn đã bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt, sưng, đỏ, chảy mủ và bung chỉ.

Bà de kiêng gội đầu trong bao lâu

Sản dịch sau sinh

Ngay sau khi sinh con, dù là mẹ sinh thường hay sinh mổ, đều xuất hiện sản dịch (máu chảy ra từ âm đạo như thể bạn đang có kinh nguyệt). Sản dịch là sự bong tróc lớp nội mạc tử cung. Ngay sau khi sinh, sản dịch sẽ ra nhiều và có màu đỏ tươi.

Sau đó lượng máu sẽ giảm dần và sáng màu hơn, từ đỏ sang đỏ hồng và sau đó là vàng hoặc trắng. Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần. Mẹ có thể dùng băng vệ sinh để thấm hút.

Phục hồi ngay sau sinh

Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì điều quan trọng nhất lúc này là mẹ nghỉ ngơi và dành thời gian cho em bé. Hãy nhớ rằng để chăm sóc em bé, trước tiên mẹ cần chăm sóc bản thân thật khỏe thật tốt. Vì vậy, mẹ hãy chú ý có lối sống lành mạnh và khoa học để chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và bé yêu của mình.

Để được tư vấn miễn phí và giữ gói trải nghiệm dịch vụ tại nhà, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

HOME CARE – HỆ THỐNG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hotline: 1900 0387 | 0973.871.376 | 096 213 15 15

Trụ sở chính: Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 2: Đường Ái Mộ, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, Hà Nội

Cơ sở 3: Đường Văn Cao, Y Na, Khu hồ Ngọc lân, P. Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh

Cơ sở 4: Tòa B Chung cư Lideco, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

Cơ sở 5: KĐT Trung Nghĩa – Hoà Minh – Liên Chiểu – Đà Nẵng.

Cơ sở 6: Chung cư Hoàng Huy, đường Máng Nước, X. An Đồng, H. An Dương, Hải Phòng.

Cơ sở 7: Đường Nguyễn Tông Quai, Tổ 23, phường Trần Lãm, TP. Thái Bình.

Cơ sở 8: Đường Phạm Hồng Thái, phường Vinh Tân, TP.Vinh, T. Nghệ An.

Cơ sở 9: Chung cư Prosper, 22/14 Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.

Cơ sở 10: Centana Thủ Thiêm, 36A Mai Chí Thọ, Phường An Phú , Quận 2, Hồ Chí Minh

Cơ sở 11: Đường An Dương Vương, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

XEM THÊM BÀI VIẾT :

=> Quy trình dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau sinh mẹ bầu Home Care 

=> Mẹ sau sinh bao lâu thì hết sản dịch

Để giải đáp thắc mắc này cũng như biết được cách tắm gội đúng cách sau sinh, các mẹ nên tham khảo bài viết sau đây.

Bà de kiêng gội đầu trong bao lâu
Các bà mẹ sau sinh có nên tắm gội và bao lâu thì được tắm?

Theo Bác sĩ sản khoa Phan Văn Thám, sau khi sinh khoảng 4-6 tuần, cơ quan sinh dục của người phụ nữ sẽ trở lại trạng thái bình thường. Khi đó, tử cung tiếp tục co bóp để đẩy sản dịch (huyết hôi) ra ngoài.

Lúc này, những vi khuẩn bên ngoài rất dễ xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục, cùng với những vi khuẩn ẩn nấp sẵn có trong âm đạo, tạo cho tử cung trở thành môi trường hết sức thuận lợi để gây ra nhiễm trùng âm đạo. Việc giữ vệ sinh vùng kín sau sinh là rất quan trọng.

1. Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được tắm gội?

Quan niệm phụ nữ sau khi sinh con một tháng sau mới được tắm gội là hoàn toàn sai nhé các mẹ, vì khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con qua đường bú mẹ. Thông thường, khoảng từ 3 hoặc 4 ngày sau sinh thì các mẹ có thể tắm gội.

Bà de kiêng gội đầu trong bao lâu
Khoảng từ 3 hoặc 4 ngày sau sinh thì các mẹ có thể tắm gội.

Tuy nhiên, việc tắm gội của mẹ sau sinh cũng cần phải hết sức thận trọng, vì tắm gội không đúng cách sau sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản mẹ nên biết, cụ thể:

Tắm nhanh : là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa.

Tắm dội : là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, mẹ bầu sau sinh không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu.

Ngoài ra, khi tắm gội mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không tắm bằng nước lạnh, các mẹ nên tắm bằng nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, tắm nhanh từ 5 – 10 phút để tránh nhiễm lạnh.
  • Các mẹ cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, tắm xong phải lau khô nhanh.
  • Gội đầu cũng vậy, các mẹ không nên kiêng gội đầu đến một tháng, nhưng lưu ý phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất các mẹ nên dùng máy sấy để sấy khô tóc.

2. Vệ sinh bộ phận sinh dục nữ sau sinh như thế nào?

Vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng và cần thiết đối với các mẹ bầu sau sinh. Vì sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài, và sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của phức hợp này protein, được phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển, có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ.

Bên cạnh việc tắm gội, chị em lưu ý nên vệ sinh bộ phận sinh dục ít nhất là 3 lần, vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn.

Khi vệ sinh, các mẹ cũng lưu ý những điều sau:

  • Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch.
  • Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh, vì tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người mẹ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
  • Các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc nước ấm.
Bà de kiêng gội đầu trong bao lâu
Vệ sinh bộ phận sinh dục nữ sau sinh là hết sức cần thiết

3. Góc bác sĩ tư vấn cho phụ nữ sau sinh

Trao đổi với chúng tôi, Thạc sĩ bác sĩ sản khoa Vũ Ngọc Khanh (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Theo quan niệm dân gian Việt Nam, người phụ nữ sinh xong cần kiêng tắm gội tới 3 tháng chứ không phải ngắn là 1 tháng như các mẹ hay nói đâu. Tuy nhiên, ở phương Tây không có kiêng cữ gì cả. Các tài liệu giảng dạy về sản khoa ở trường Y hiện nay cũng theo các giáo trình phương Tây cũng nói phải không kiêng gì” .

Theo bác sĩ Khanh, sau khi sinh cần tắm, rửa vệ sinh để giữ cho cơ thể được sạch sẽ. “ Tuy nhiên, với trường hợp sinh mổ tránh rửa hay tắm làm chảy nước vào vết mổ, có thể kiêng từ 5-7 ngày do chưa cắt chỉ. Còn việc gội đầu không ảnh hưởng đến vết mổ thì không sao. Còn với người sinh thường thì có thể tắm, gội đầu bình thường ”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Theo một số bác sĩ sản khoa khác, người sinh thường có vết may ở âm đạo hoặc tầng sinh môn thì cần lưu ý vệ sinh để không gây viêm nhiễm. Không nên dùng thuốc sát trùng mà có thể rửa bằng nước muối hoặc thuốc tím. Tuy nhiên, thuốc tím cần pha loãng để hơi có màu tím chứ không nên để màu tím đậm. Còn nước muối cần pha loãng, có thể với tỷ lệ 1 lít nước cho khoảng 4 thìa cà phê muối. Ngoài ra, không nên chỉ nằm một chỗ mà cũng cần vận động đi lại nhẹ nhàng, không chườm nóng, không hun than nhiều quá.

Về việc gội đầu, cần gội đầu bằng nước ấm và gội nhanh. Sau khi gội phải lau đầu hoặc dùng máy sấy tóc khô, không được để tóc ướt có thể gây nhiễm lạnh. Nếu chưa tắm được do sinh mổ thì cần phải dùng nước ấm lau mình mỗi ngày 1 lần, trời nắng nóng thì 2 lần(sáng, tối).

Khi tắm, cần lưu ý tắm nhanh, tránh gió lùa, sau khi tắm cần dùng khăn mềm lau khô, mặc quần áo đủ ấm để tránh bị lạnh đột ngột, có thể ngồi trên giường một lúc rồi mới đi ra ngoài.

Bà de kiêng gội đầu trong bao lâu
Nếu các bạn còn đang phân vân thì hãy đến các trung tâm y tế lớn để được các bác sĩ chuyên khoa sản tư vấn kĩ hơn nhé

4. Những điều lưu ý quan trọng phụ nữ sau sinh 

Ngoài việc kiêng tắm gội 3 hoặc 4 ngày sau sinh, các mẹ cũng lưu ý những điều quan trọng sau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân:

  • Ăn uống lành mạnh: bữa ăn của mẹ nên có thêm gừng, hạt tiêu đen, dầu mè hoặc rượu nếp, những thực phẩm này sẽ giúp làm nóng cơ thể, tăng cường sức bền, có ích cho quá trình hồi phục sức khỏe của người mẹ sau sinh.
  • Nghỉ ngơi: nghỉ ngơi sau sinh là điều vô cùng cần thiết để mau chóng hồi phục, đây không phải là lúc mẹ nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa.
  • Máy lạnh: các mẹ không nên bật máy lạnh hoặc quạt ở cường độ cao, vì dễ dẫn đến các bệnh xương khớp hoặc viêm xoang khi chị em bắt đầu có tuổi.
  • Thư giãn: sau khi sinh, các mẹ nên tránh để mình xúc động hoặc phấn khích quá mức vì có thể dẫn tới chứng trầm cảm sau khi sinh. Các mẹ cần duy trì trạng trái bình ổn và hạn chế tối đa các hoạt động cần dùng sức.
  • Massage: đây là cách tốt để giúp mẹ lấy lại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, và một trong những loại tinh dầu được dùng phổ biến cho các chị em sau khi sinh là dầu hạt cải. Ngoài ra, massage đá nóng cũng là một cách hay có thể loại bỏ các chất bẩn và làm sạch tử cung. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý chỉ những chuyên viên massage giàu kinh nghiệm mới sử dụng phương pháp này với những viên đá và kỹ thuật đặc biệt.
  • Tập luyện: các mẹ nên tập luyện một số động tác như nghiêng vùng chậu và hông, trượt chân, căng cơ cổ, vai và lưng, chúng sẽ giúp ích cho sức khỏe của mẹ đấy.
Bà de kiêng gội đầu trong bao lâu
Sau sinh, mẹ nên có cuộc sống thật lành mạnh để có một sức khỏe tốt

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc phụ nữ sau sinh bao lâu thì được tắm gội cũng như biết được cách tắm gội đúng cách, an toàn cho mẹ. Các mẹ hãy lưu ý đến vấn đề vệ sinh hằng ngày, tắm rửa sạch sẽ đúng cách sau sinh để tránh các bệnh cho cơ thể nhé. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh, đảm bảo mẹ có sức khỏe thật tốt.

Khánh Nhi