Báo cáo chức năng của văn phòng công ty năm 2024

Quy định của pháp luật về Chức năng của Văn phòng đại diện

Điều 30 Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/1/2016 quy định nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài:

Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Chức năng của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Văn phòng liên lạc

Văn phòng đại diện sẽ là đầu mối liên lạc giữa Công ty mẹ tại nước ngoài và khách hàng tại Việt Nam. Hiện nay, việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới không còn lạ lẫm. Nhất là kinh doanh qua mạng Internet và các sàn thương mại điện tử. Vì vậy, Văn phòng đại diện được lập ra để làm đầu mối trao đổi thông tin giữa các bên. Đây là chức năng cơ bản nhất của Văn phòng đại diện.

Tìm hiểu thị trường

Chức năng này của Văn phòng đại diện thường được các công ty nước ngoài sử dụng khi chuẩn bị đầu tư. Trước khi thực hiện đầu tư góp vốn vào Việt Nam, nhà đầu tư muốn nắm rõ nhu cầu của Thị trường Việt Nam. Văn phòng đại diện sẽ có nhiệm vụ tìm hiểu Quy mô thị trường, nhu cầu của thị trường, tính khả thi của dự án.

Xúc tiến cơ hội đầu tư kinh doanh

Cũng tương tự như nội dung thứ hai. Tuy nhiên, chức năng này được nâng lên một chút. Nghĩa là công ty nước ngoài đã thực hiện tìm hiểu thị thị trường Việt Nam. Họ muốn “tạo” ra khách hàng trước khi đầu tư vốn. Điều này sẽ tránh những rủi ro quá mức khi đầu tư tại một thị trường mớ

Những lĩnh vực được phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam

Quy định “không bao gồm ngành dịch vụ…” được hiểu thế nào? Điều này có nghĩa rằng, chỉ một số lĩnh vực được phép thành lập Văn phòng đại diện. Chức năng của Văn phòng đại diện được thực hiện trong các lĩnh vực sau:

STTCác Ngành/phân ngànhCơ quan quản lý chuyên ngành1Dịch vụ kinh doanh: A- Dịch vụ chuyên môn1- Dịch vụ pháp lýBộ Tư pháp2- Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toánBộ Tài chính3- Dịch vụ tư vấn thuếBộ Tài chính4- Dịch vụ kiến trúcBộ Xây dựng5- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật 6- Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thịBộ Xây dựng7- Dịch vụ thú yBộ Nông nghiệp và PTNTB- Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quanBộ Thông tin và Truyền thôngC- Dịch vụ nghiên cứu và phát triểnBộ Khoa học và công nghệD- Dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiểnBộ Công ThươngE- Các dịch vụ kinh doanh khác1- Dịch vụ quảng cáoBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch2- Dịch vụ nghiên cứu thị trườngBộ Công Thương3- Dịch vụ tư vấn quản lýBộ Công Thương 4- Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lýBộ Công Thương5- Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, sân bắn và lâm nghiệpBộ Nông nghiệp và PTNT6- Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏBộ Công Thương7- Dịch vụ liên quan đến sản xuấtBộ Công Thương8- Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuậtBộ Công Thương, Bộ Khoa học và công nghệ9- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, máy móc thiết bịBộ Công Thương2Dịch vụ thông tinBộ Thông tin và Truyền thông3Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quanBộ Xây dựng4Dịch vụ phân phốiBộ Công Thương5Dịch vụ giáo dụcBộ Giáo dục và Đào tạo6Dịch vụ môi trườngBộ Tài nguyên và Môi trường7Dịch vụ tài chínhBộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước8Dịch vụ y tế và xã hộiBộ Y tế9Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quanBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch10Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thaoBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch11Dịch vụ vận tảiBộ Giao thông vận tải12Các dịch vụ hỗ trợ vận tải biểnBộ Công Thương

Các hoạt động không thuộc chức năng của Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Quý khách hàng Cần tư vấn kỹ lưỡng về Chức năng của Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài hoặc sử dụng Dịch vụ tư vấn thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của chúng tôi, vui lòng liên hệ:

Các Bộ trực thuộc Công ty là những bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp Hội đồng quản trị, Giám đốc và Lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý vận hành Nhà máy an toàn hiệu quả xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, quản lý kinh tế tài chính, nghiên cứu công nghệ tiên tiến, sắp xếp tổ chức sản xuất, kiểm tra đánh giá, dự báo khả năng, hiệu quả kinh doanh của Công ty nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn của toàn Công ty.

Điều 2: Chức năng, nhiệm vụ của các Bộ phận bao gồm:

- Chức năng tham mưu

- Chức năng quản lý và chỉ đạo thực hiện

- Chức năng phối hợp giám sát, kiểm tra

- Chức năng liên hệ

- Chức năng hướng dẫn

- Chức năng kiểm tra báo cáo

Điều 3: Quyền hạn của các Bộ phận:

1. Các trưởng Bộ phận có quyền tạm đình chỉ và chịu trách nhiệm những công việc cá nhân đang làm có vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ do phòng, ban mình phụ trách và kịp thời báo cáo Giám đốc Công ty giải quyết.

2. Theo chức năng, nhiệm vụ Bộ phận nào chủ trì công việc gì thì được yêu cầu các phòng, xưởng khác cung cấp số liệu, thông tin… phục vụ cho nội dung của công việc đó.

Điều 4: Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng Bộ phận được xây dựng cụ thể của lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, nhiệm vụ được Giám đốc Công ty giao, Trưởng các Bộ phận có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Bộ phận mình theo đúng quy định của Công ty ban hành.

CHƯƠNG II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỤ THỂ

CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRỰC THUỘC CÔNG TY

  1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG:

1. Chức năng của Văn phòng:

Văn phòng Tổng hợp Công ty cổ phần Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO (Sau đây gọi là Văn phòng Công ty) là cơ quan giúp việc Giám đốc thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp, tổ chức phối hợp giữa các phòng, xưởng Công ty trong việc thực hiện các quyết định của Giám đốc và Lãnh đạo của Công ty.

- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính quản trị, thi đua khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV, quản lý công tác văn thư lưu trữ, quản lý tài sản, trang thiết bị làm việc, sinh hoạt thuộc Văn phòng Công ty.

- Thực hiện các quy định về văn thư, lưu trữ, bảo mật, các nguyên tắc quản lý công văn, giấy tờ, đi, đến, các biện pháp quản lý tài sản thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng quy chế làm việc, giao dịch, tiếp khách, bảo vệ cơ quan, trang trí, khánh tiết… công tác an ninh trật tự, nơi làm việc.

2. Văn phòng Tổng hợp có những nhiệm vụ sau:

- Quản lý và hướng dẫn các phòng ban cơ quan Công ty về công tác văn thư, lưu trữ; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ của Cơ quan Công ty theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra thể thức và thủ tục hành chính trong việc ban hành các văn bản của Công ty.

- Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc, tiếp khách của Lãnh đạo Công ty; thông báo ý kiến kết luận tại các hội nghị, cuộc họp giao ban, làm việc của Giám đốc; phối hợp với các phòng, chuẩn bị các bài viết, trả lời, phỏng vấn cho Lãnh đạo Công ty.

- Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác tổ chức nhân sự của Công ty.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc thực hiện các chế độ, chính sách (nâng lương, nâng bậc, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, giải quyết các chế độ BHXH…) với người lao động, kế hoạch trang bị BHLĐ cho người lao động.

- Xây dựng kế hoạch lao động, định biên, định mức lao động, theo dõi tổng hợp tình hình sử dụng lao động, thu nhập từ tiền lương, phân tích tình hình sử dụng lao động, trả lương cho CBCNV.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho CBCNV.

- Hướng dẫn công tác thi đua, làm thường trực hội đồng: Thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo Quy định.

- Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty mọi hoạt động của phòng và các lĩnh vực được phân công theo chức năng.

- Tham mưu và góp ý kiến với Lãnh đạo Công ty về việc bố trí, sắp xếp lao động, sử dụng lao động và các Quy định hiện hành khác trong toàn Công ty. Kiến nghị Lãnh đạo Công ty xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật của Công ty.

- Được phép ký các loại văn bản theo chức năng khi được Giám đốc Công ty ủy quyền trực tiếp.

- Quản lý Đội xe văn phòng phục vụ nhu cầu công tác của CB CNV trong Công ty.

- Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành chính sách, Pháp luật của Nhà nước, các Quy chế, Quy định của Công ty.

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ an ninh trật tự cho toàn thể CBCNV. Phối hợp với cơ quan Công an, quân sự địa phương để thực hiện tốt công tác này.

- Tổ chức, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác bảo vệ tài sản của Công ty. Quản lý, lập và thực hiện các phương án bảo vệ các mục tiêu quan trọng, các công trình trọng điểm trong toàn bộ khu vực Công ty quản lý.

Đối với khách đến giao dịch, làm việc hoặc tham quan giao lưu, nhân viên bảo vệ có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện đầy đủ các Quy định đã ban hành, nghiêm cấm không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực làm việc của Công ty .

- Phối hợp với các Cơ quan chính quyền tại địa phương để thực hiện việc quản lý nhân, hộ khẩu trong Công ty theo Quy định hiện hành của Nhà nước và hoạt động khác tại địa phương.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao.

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT:

1. Chức năng của phòng Kế hoạch kỹ thuật:

- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và Lãnh đạo Công ty trong việc quản lý vận hành Nhà máy, lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, đầu tư, thi công xây dựng, Công tác vật tư, Bảo vệ và khai thác vùng bán ngập hồ chứa.

- Xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của Công ty để báo cáo cơ quan cấp trên khi có yêu cầu.

- Thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật trong Công ty như: Văn bản, thông tư, chế độ chính sách mới để vận dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn thay đổi hoặc mới ban hành…

- Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với những gói thầu do Công ty ký hợp đồng.

- Tham mưu giúp việc Giám đốc trong lĩnh vực tìm kiếm, phát triển và quản lý các dự án đầu tư.

- Phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong công tác kỹ thuật, công tác phòng chống lụt bão, bảo hộ lao động, thi nâng bậc, giữ bậc.

2. Nhiệm vụ của phòng Kế hoạch kỹ thuật:

+ Công tác Kinh tế - Kế hoạch:

- Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty.

- Phối hợp với phòng Tài chính kế toán Công ty xây dựng nhu cầu và kế hoạch vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu trình Công ty phê duyệt đối với các gói thầu do Công ty làm chủ đầu tư.

- Thực hiện việc soạn thảo các Hợp đồng kinh tế, theo dõi tiến độ thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với xưởng Vận hành, phòng Tài chính kế toán thực hiện việc xác nhận và thanh toán sản lượng điện với EVN theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết.

- Xây dựng định mức vật tư, định mức kinh tế kỹ thuật, nhiên liệu … và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức đó.

- Làm đầu mối khi quyết toán các công trình hoàn thành theo Quy định của Nhà nước và Tổng công ty

- Thống kê tổng hợp Công việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ giúp Lãnh đạo Công ty đề ra biện pháp chỉ đạo kịp thời.

- Chủ trì trong việc kiểm tra thiết bị, xe máy, trước khi đưa vào sửa chữa.

- Trực tiếp hoặc phối hợp với Ban quản lý dự án để quản lý về mặt kỹ thuật, tiến độ, chất lượng đối với các công trình và hạng mục công trình thi công xây dựng thuộc các dự án do Công ty đầu tư hoặc tại các gói thầu do Công ty ký kết hợp đồng.

+ Công tác Đầu tư:

- Thực hiện các thủ tục để đầu tư các dự án đầu tư mới do Công ty làm chủ đầu tư.

- Theo dõi tình hình triển khai các dự án của Công ty đầu tư.

+ Công tác Vật tư và các công tác khác:

- Lập kế hoạch vật tư, thiết bị, công cụ lao động theo kế hoạch hàng năm, để chủ động đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất của Công ty.

- Thực hiện việc quản lý vật tư của Công ty theo đúng quy chế. Có trách nhiệm kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ở tất cả các bộ phận trong Công ty, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

- Thực hiện chế độ báo cáo, quyết toán vật tư, nguyên nhiên liệu theo quy định của của Công ty.

- Ban hành các biểu mẫu, sổ sách phục vụ việc quản lý vật tư.

- Làm thường trực Hội đồng thẩm định giá của Công ty.

- Trực tiếp thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về lĩnh vực kế hoạch kỹ thuật theo sự phân cấp, giao quyền của Giám đốc.

III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

1. Chức năng:

- Giúp việc và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.

- Theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh.

2. Nhiệm vụ:

- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh kế toán và thống kê, Luật Kế toán và Điều lệ của Công ty.

- Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của Công ty theo quy định của Nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư.

- Xây dựng kế hoạch định kỳ về giá thành sản phẩm, kinh phí hoạt động, chi phí bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa nhỏ của Công ty và các kế hoạch tài chính khác.

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.

- Thực hiện các nghĩa vụ đối với NSNN, cổ đông và người lao động theo luật định.

- Xác định và phản ảnh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ tài sản, nguồn vốn.

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định và điều lệ Công ty.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty phân công.

IV. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA XƯỞNG VẬN HÀNH

1. Chức năng:

- Xưởng vận hành có chức năng tiếp nhận, quản lý vận hành các thiết bị Nhà máy để sản xuất điện năng theo kế hoạch sản xuất điện năng được Giám đốc Công ty phê duyệt.

- Trực tiếp liên hệ với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) và Trung tâm Điều độ điều độ Miền Nam (A2) theo Quy trình phối hợp vận hành giữa Nhà máy và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia.

Phối hợp với các bộ phận chức năng trong Công ty để sửa chữa, bảo dưỡng tổ máy, đảm bảo vận hành an toàn liên tục.

2. Nhiệm vụ:

- Tổ chức, bố trí, sắp xếp lực lượng CBCNV trong Phân xưởng để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả các thiết bị được giao theo Quy trình, Quy phạm của ngành điện và của Tổng công ty và của Công ty đã ban hành.

- Phối hợp với Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), Trung tâm Điều độ hệ thống điện Miền Nam (A2) theo Quy trình phối hợp vận hành giữa Nhà máy và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.

- Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ yêu cầu sản xuất.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan (Phòng KHKT, Xưởng Sửa chữa và quản lý công trình…) kiểm tra đánh giá tình trạng của thiết bị để lập kế hoạch sửa chữa hàng năm.

- Phối hợp với Phòng KHKT, xưởng Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hàng năm.

- Chủ động trong việc PCCC cho các thiết bị trong phạm vi quản lý.

- Tham gia nghiệm thu các thiết bị, công trình sau khi bảo dưỡng, sửa chữa, tiểu tu, trung tu, đại tu…

- Trực tiếp tham gia giám sát sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ của Công ty, khắc phục các sự cố của khối Tổ máy và các hệ thống khác…

- Thường xuyên vệ sinh thiết bị vận hành và khu vực trong Nhà máy.

- Thực hiện việc điều tiết, khai thác tối đa tiềm năng kinh tế của hồ chứa và nhiệm vụ phòng chống lụt bão theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban phòng chống lụt bão của Công ty.

- Thường xuyên kiểm tra thiết bị toàn Nhà máy phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng nhỏ và đề xuất phương án xử lý các hư hỏng nghiêm trọng để lãnh đạo Công ty xem xét giải quyết.

- Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các Quy trình, Quy phạm phục vụ cho công tác vận hành.

- Lập kế hoạch, nội dung đào tạo CBCNV trong Xưởng, trưởng ca, điều hành viên mới.

- Tham gia biên soạn hoặc bổ sung các Quy trình, Quy phạm kỹ thuật vận hành, sửa chữa các thiết bị, chủ trì trong các đợt diễn tập xử lý sự cố. Tổ chức diễn tập sự cố theo từng ca. từng cá nhân ở vị trí công tác để đánh giá trình độ và kỹ năng làm việc của từng người để có kế hoạch bồi dưỡng.

- Tổ chức việc học tập, huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên vận hành theo Quy định của Công ty.

- Thực hiện việc cập nhật hàng ngày về sản lượng điện sản xuất. theo dõi tình trạng làm việc của thiết bị, cập nhật sơ đồ vận hành và các chế độ báo cáo thống kê theo đúng biểu mẫu đã ban hành.

- Bảo quản, quản lý, lưu giữ các tài liệu được giao.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao.

  1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA XƯỞNG SỬA CHỮA VÀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH

1. Chức năng:

- Tham mưu, giúp việc Giám đốc, Lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực thi công, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, các công trình xây dựng, hệ thống đập, lòng hồ và các lĩnh vực khác khi được phân công.

2. Nhiệm vụ:

- Lắp đặt, Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, công trình theo tiến độ, kế hoạch, phương án, dự toán đã được phê duyệt.

- Kết hợp với phòng KHKT, Xưởng Vận hành xây dựng quy trình tiểu tu, trung tu, đại tu khối tổ máy, quy trình sửa chữa, bảo dưỡng…thiết bị, công trình trong toàn Công ty.

- Bảo quản và sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật, dụng cụ làm việc được trang bị.

- Quản lý và sử dụng hợp lý các loại vật tư trong công tác sửa chữa.

- Phối hợp với Phòng KHKT, Xưởng Vận hành lập kế hoạch, tiến độ và nhu cầu vật tư thiết bị, phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa thường xuyên toàn bộ hệ thống thiết bị kỹ thuật của Nhà máy.

- Tổ chức bồi dưỡng huấn luyện để nâng cao trình độ, tay nghề cho CBCNV trong phân xưởng.

- Mua dụng cụ, vật tư phục vụ công tác sản xuất của Công ty khi được lãnh đạo Công ty giao.

- Thường xuyên kiểm tra và thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, VSCN, VSMT.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng các công trình kiến trúc xây dựng trong toàn đơn vị. Phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng nhỏ và đề xuất lập phương án xử lý các hư hỏng nghiêm trọng để Lãnh đạo xem xét giải quyết.

- Phối hợp với Phòng KHKT, Xưởng Vận hành lập các kế hoạch duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng và sửa chữa lớn các hạng mục công trình được giao quản lý. Dự trù khối lượng công việc và vật tư để thực hiện công tác này gửi Phòng KHKT để tổng hợp và lập dự toán để thực hiện.

- Giám sát các hạng mục công trình thi công thuê ngoài về phần xây dựng mới, sửa chữa lớn. Tham gia hội đồng nghiệm thu các công trình khi hoàn thành.

- Thực hiện đầy đủ các Quy định về an toàn và BHLĐ theo Quy định hiện hành.

- Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ yêu cầu sản xuất.

- Quản lý, bảovệ khu vực bán ngập và toàn bộ hồ chứa.

- Bảo quản lưu giữ một cách có hệ thống các tài liệu được giao quản lý nhật ký tài liệu kiểm tra các công trình.

Chủ đề