Báo nhân dân được xuất bản vào năm nào năm 2024

Dự buổi lễ có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập, Bí thư Đảng ủy Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Quế Đình Nguyên, Phan Văn Hùng, Đinh Như Hoan; các đồng chí trong Ban Biên tập, Đảng ủy, Ban Chấp hành Liên chi hội, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Báo Nhân Dân; lãnh đạo Công ty In Báo Nhân Dân Hà Nội; cùng toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan.

Báo Nhân Dân là cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là ngọn cờ chính trị-tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) về “xuất bản một tờ báo, lấy tên là Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng” thay tờ Sự Thật, ngày 11/3/1951, giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc, Báo Nhân Dân ra số đầu.

Kể từ đó đến nay, trải qua hơn 7 thập kỷ, Báo Nhân Dân luôn gắn liền với lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc, với lịch sử chiến đấu vinh quang của Đảng ta, và với sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước ngày nay.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Ban Biên tập, Đảng ủy Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Lê Quốc Minh gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, công nhân viên cơ quan nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày báo ra số đầu.

Đồng chí bày tỏ tự hào về bước phát triển của báo Đảng trong năm vừa qua khi vai trò của tờ báo ngày càng được thể hiện rõ nét trong công chúng độc giả. Những nỗ lực, thành tựu của Báo Nhân Dân được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đồng nghiệp ghi nhận, đánh giá cao.

Đồng chí cho biết, ngày 9/3, Báo Nhân Dân đã ra 2 trong số 6 chuyên trang về các vùng kinh tế-xã hội trọng điểm, thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị yêu cầu tăng cường thông tin tuyên truyền về 6 khu vực này.

Việc Báo Nhân Dân tiên phong trong thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị bằng việc ra chuyên trang trên báo in, tiến tới là truyền hình, điện tử, thể hiện rõ nét định hướng dẫn đầu của báo Đảng trong mọi lĩnh vực.

Thời gian qua, Báo Nhân Dân đã tiến hành chuyển đổi số với những bước đi đầu tiên, tuy được đánh giá tốt trong làng báo, song theo đồng chí Lê Quốc Minh, đây vẫn là những bước đi còn khiêm tốn.

Đồng chí nhấn mạnh, chuyển đổi số là “con đường dứt khoát phải đi”, chuyển đổi số không chỉ ở khâu sản xuất nội dung, số hóa nội dung, mà phải thực hiện trong toàn bộ quy trình tòa soạn.

“Chuyển đổi số tạo ra một văn hóa mới trong tòa soạn, tạo ra những sản phẩm mới và tạo ra sự thay đổi chung trên con đường mà chúng ta đang hướng tới” - đồng chí Lê Quốc Minh nói.

Đề cập đến mục tiêu của báo Đảng trong năm 2023, đồng chí nêu rõ Báo Nhân Dân tiếp tục thúc đẩy sự liên kết giữa báo in, báo điện tử và truyền hình để tạo sự khác biệt trong làng báo Việt Nam; đồng thời định hướng tham gia nhiều hơn vào các vấn đề mang tính khu vực, quốc tế.

Nhấn mạnh thời gian tới bên cạnh rất nhiều khó khăn cũng có rất nhiều cơ hội, bên cạnh những lợi ích mà công nghệ mang lại cũng còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, Tổng Biên tập Lê Quốc Minh đề nghị đội ngũ những người làm Báo Nhân Dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, kiên định theo con đường dẫn dắt của Đảng, Nhà nước, phát huy sự sáng tạo dẫn đầu của báo chí hiện đại để đưa tờ báo ngày càng phát triển hơn nữa.

Tại lễ kỷ niệm, 31 cán bộ, công chức, viên chức Báo Nhân Dân và các công ty in Báo Nhân Dân đã được trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Báo Nhân Dân”. huyện bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II họp từ ngày 11 đến 19/2/1951, tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, ra Nghị quyết về “xuất bản tờ báo lấy tên là Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng”. Đồng chí Vũ Kỳ kể: Vào một buổi chiều trong những ngày diễn ra Đại hội, các đồng chí đề nghị Bác đặt tên cho tờ báo. Người bảo không khó. Lấy tên là Nhân Dân. Đảng ta chỉ có một mục đích là phụng sự nhân dân thì tờ báo của Đảng lấy tên là Nhân Dân.

Đồng chí Vũ Kỳ kể rằng, hằng ngày khoảng 6 giờ 30 phút Bác dậy tập thể dục, vệ sinh cá nhân và bắt đầu đọc Báo Nhân Dân. Có lần sau khi hỏi mọi người sáng nay đã đọc báo chưa, Bác nhẹ nhàng nói: Các chú là cán bộ lãnh đạo, bận nhiều công việc, không có thời gian đi khắp nơi thì phải đọc báo để nắm tình hình, lãnh đạo cho tốt. Điều khuyên đó hôm nay vẫn nóng hổi tính thời sự. Nhà báo lão thành Hoàng Tùng, lúc bấy giờ là Tổng Biên tập Báo Nhân Dân hay được Bác gọi lên trao đổi công việc. Có lần mới bảy giờ sáng, đồng chí Vũ Kỳ đã gọi điện thoại thì ở đầu dây bên kia đồng chí Hoàng Tùng đã thủng thẳng hỏi lại:

- Ông Cụ gọi lên “xát xà-phòng” việc gì đấy!

“Xát xà-phòng”, một cụm từ dí dỏm đồng chí Hoàng Tùng thường dùng mỗi khi được Bác Hồ phê bình, góp ý Báo Nhân Dân. Xát xà-phòng thì người mới sạch sẽ, thơm tho. Ý nhị, sâu là như thế. Nhiều lần đồng chí Vũ Kỳ được nghe Bác ân cần căn dặn đồng chí Tổng Biên tập. Hồi đó Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những rạn nứt trong quan hệ. Cả hai đảng đều gửi điện mừng Đảng ta nhân ngày thành lập, Bác dặn đăng cả hai bức điện ngang nhau. Trên diện tích mặt báo bằng nhau, Bức điện nào dài hơn thì chữ in nhỏ. Và ngược lại. Bác dặn Báo Nhân Dân bài viết phải ngắn gọn để đăng được nhiều bài, người đọc đỡ tốn thời gian. Khi nào đăng văn kiện của Đảng, Nhà nước thì ra thêm phụ trương khổ nhỏ cho cán bộ, đảng viên dễ lưu giữ, tiện tra cứu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của những người làm báo cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu. TTXVN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của những người làm báo cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu. TTXVN.

Một buổi sáng Bác hỏi đồng chí Vũ Kỳ:

- Này chú Kỳ, chú đọc Báo Nhân Dân và báo Quân đội nhân dân hôm nay chưa?

- Thưa Bác chưa ạ!

- Chú mời đồng chí có trách nhiệm về công tác báo chí của Tổng cục Chính trị và chú Tùng lên làm việc với Bác. Hôm đó Bác phê bình người cung cấp tin cho hai tờ báo không chính xác về số liệu Mỹ, ngụy bị diệt trong một trận đánh. Bác ôn tồn phân tích, đại thể là cung cấp số liệu như thế làm cho bạn đọc không tin tờ báo, còn địch coi thường ta. Như thế đủ biết Bác đọc báo kỹ đến nhường nào. Bác đọc cả báo địa phương, báo ngành, nhất là những bài báo nói về tệ chè chén, cưới xin, ma chay linh đình. Người tổng hợp tư liệu rồi viết bài cho Báo Nhân Dân để phê bình. Chính Bác chỉ đạo Báo Nhân Dân đăng dòng chữ “Hoan nghênh bạn đọc phê bình báo”. Có sai sót thì Bác uốn nắn, chỉ bảo người lãnh đạo cao nhất của tờ báo, nhưng Bác đặt niềm tin ở tờ báo này. Bác yêu cầu mỗi tháng hai lần, Báo Nhân Dân tổng hợp tình hình trong nước và quốc tế cho Bác. Báo Nhân Dân của chúng ta đã làm được như thế. Nhiều địa phương, đơn vị lập danh sách đề nghị Bác tặng huy hiệu, Người từ chối và bảo:

- Chú cứ về đăng báo những người đó rồi Bác ký tặng.

Thì ra, Bác coi báo chí là người thẩm định cuối cùng để Bác ký tặng huy hiệu. Xin nói thêm, khi đọc báo, Bác thấy ai xứng đáng được tặng huy hiệu, Người ghi ngay lên tờ báo là “Gửi tặng huy hiệu” hay “tặng huy hiệu” hoặc là “thưởng huy hiệu” tùy theo lứa tuổi. Cẩn trọng đến thế là cùng.

Đối với các đồng chí lãnh đạo tờ báo, Bác rất kiệm lời khen. Nhưng chính Người lại rất ân cần chu đáo với cán bộ, phóng viên, nhân viên.

Đồng chí Vũ Kỳ và Bác Hồ tháng 9/1960. Ảnh tư liệu

Đồng chí Vũ Kỳ và Bác Hồ tháng 9/1960. Ảnh tư liệu

Sáng nào cũng vậy, bất chấp nắng mưa, gió bão, khoảng 6 giờ 30 phút, tờ Báo Nhân Dân có trên bàn làm việc của Bác. Người đưa báo lên trình Bác là lão đồng chí Chu Văn Mẫn. Bác dặn đồng chí Vũ Kỳ “nói với Báo Nhân Dân, Bác cảm ơn chú ấy quan tâm đến Bác đọc báo”.

Một lần đến thăm Báo Nhân Dân, Bác nói trước, đại ý: Các cô, các chú biết đấy, Bác cũng là đồng nghiệp của các cô, các chú. Báo có thiếu sót, khuyết điểm gì thì Bác nhắc nhở hằng ngày rồi. Hôm nay, Bác đến để động viên khen ngợi các cô, các chú…