Bao nhiêu khu kinh tế ven biển năm 2024

Như vậy, khu kinh tế ven biển là khu kinh tế được thành lập ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển.

Việc lập danh mục các khu kinh tế ven biển trên địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các điều kiện nào?

Việc lập Danh mục các khu kinh tế ven biển trên địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các điều kiện được quy định theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:

Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế
...
4. Việc lập Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm dự kiến thành lập khu kinh tế thuộc khu vực có tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước để thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sản xuất, kinh doanh; gắn với cảng hàng không quốc tế hoặc cảng biển loại I trở lên trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế ven biển; có cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế cửa khẩu; có khả năng kết nối thuận lợi với các trục hành lang kinh tế khu vực và quốc tế, tiếp cận dễ dàng với các thị trường quốc tế, phát triển thành trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đổi mới sáng tạo quy mô lớn, thúc đẩy tiềm năng đặc biệt của vùng trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế chuyên biệt;
b) Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên đối với khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu, từ 5.000 ha trở lên đối với khu kinh tế chuyên biệt và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;
c) Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
d) Không tác động tiêu cực đến di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; phù hợp với bố trí quốc phòng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Phù hợp với phương hướng xây dựng khu kinh tế.
...

Như vậy, việc lập Danh mục các khu kinh tế ven biển trên địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Địa điểm dự kiến thành lập khu kinh tế thuộc khu vực có tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước để thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sản xuất, kinh doanh;

Gắn với cảng hàng không quốc tế hoặc cảng biển loại I trở lên trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế ven biển;

- Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên đối với khu kinh tế ven biển và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;

- Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng;

- Không tác động tiêu cực đến di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; phù hợp với bố trí quốc phòng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Phù hợp với phương hướng xây dựng khu kinh tế.

Bao nhiêu khu kinh tế ven biển năm 2024

Khu kinh tế ven biển là gì? Điều kiện để lập Danh mục các khu kinh tế ven biển trên địa bàn cấp tỉnh? (Hình từ Internet)

Khu kinh tế ven biển được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện nào?

Điều kiện thành lập khu kinh tế ven biển được căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:

- Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;

Miền Trung là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Đặc biệt, “đòn gánh” miền Trung có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, với 14 tỉnh, thành phố có bờ biển dài gần 1.800km, chiếm hơn 55% bờ biển của cả nước.

Còn nhiều “điểm nghẽn”

Khu vực này là nơi tập trung nhiều khu kinh tế ven biển quan trọng như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai (Quảng Nam) hay Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định). Kể từ thời điểm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của cả nước vào năm 2003, đến nay cả nước có 19 khu kinh tế ven biển được thành lập, trong đó, có 11 khu ở địa bàn miền Trung. Đến nay, các khu kinh tế trong khu vực thu hút 254 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 42 tỷ USD và 1.079 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 805,2 nghìn tỷ đồng. Tổng cộng đã có khoảng 60,4 nghìn ha đất đã được nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở sản xuất và đi vào vận hành kinh doanh...

Cũng như cả nước, những năm gần đây, các địa phương trong khu vực miền Trung đã dành nguồn lực rất lớn để đầu tư khai thác tiềm năng kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh một số khu kinh tế biển “ăn nên làm ra”, thì việc phát triển các khu kinh tế ven biển ở miền Trung đang khá chật vật với nhiều “điểm nghẽn” cần sớm được khơi thông.

Theo TS. Hoàng Hồng Hiệp, quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ, khung thể chế và mô hình phát triển khu kinh tế ven biển hiện vẫn còn chưa hoàn thiện. Trong khi đó, tại miền Trung, cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài các khu kinh tế vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, hiện đại; tính kết nối giữa các khu kinh tế ven biển với các trung tâm kinh tế vùng còn nhiều hạn chế. Các dự án đầu tư vào các khu kinh tế ven biển miền Trung chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động như các ngành, dệt may, da giày, lắp ráp hàng điện tử; trong khi đó lại thiếu các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp/dịch vụ sử dụng công nghệ cao.

Ngoài ra, cơ chế chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển miền Trung cũng như cả nước còn thiếu đột phá, dẫn đến những khó khăn trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, một số khu kinh tế ven biển khu vực miền Trung đang trong tình trạng “khát đầu tư”, nên còn có tư duy thu hút đầu tư bằng mọi giá mà không quan tâm nhiều đến yếu tố môi trường hoặc môi sinh cho cư dân địa phương trong vùng. Thậm chí, có nơi còn là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường. Chưa hết, việc liên kết phát triển các khu kinh tế ven biển ở miền Trung cũng như giữa các địa phương trong khu vực còn hạn chế, thiếu tầm nhìn và cơ chế điều phối chung ngay từ bước quy hoạch phát triển; thiếu một “nhạc trưởng”, để kết nối cùng phát triển…

Bao nhiêu khu kinh tế ven biển năm 2024
Việc phát triển các khu kinh tế ven biển ở miền Trung còn gặp nhiều khó khăn

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư

Đồng quan điểm, PGS.TS. Bùi Quang Bình, trường Đại học kinh tế Đà Nẵng cho rằng, các khu kinh tế ven biển đã và đang trở thành nơi thí điểm vận dụng sáng kiến về cơ chế chính sách phát triển cho các địa phương. Tuy nhiên, hoạt động thu hút đầu tư của các khu kinh tế ven biển Việt Nam nói chung và ở khu vực miền Trung nói riêng còn nhiều bất cập.

Trên thực tế, trong số 11 khu kinh tế ven biển hiện có ở miền Trung, một số đã thể hiện tốt được tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong số đó, có thể nhắc đến những cái tên như Nghi Sơn, Vũng Áng, Chu Lai và Dung Quất. 4 khu kinh tế này đã chiếm hơn 80% giá trị sản xuất toàn vùng. Điều này cho thấy hiện có nhiều khu kinh tế ven biển trong khu vực chưa phát huy một cách hiệu quả, phù hợp với tiềm năng và lợi thế vốn có…

Hiến kế để phát triển, cũng theo PGS.TS. Bùi Quang Bình, các khu kinh tế ven biển trong vùng phải trở thành cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và Bắc - Nam với các nước Asean, Bắc Á… 4 khu kinh tế ven biển nêu trên, phải thực sự là “cửa vào”, tạo ra động lực phát triển cho toàn bộ địa phương miền Trung, khu vực Tây Nguyên, cho các nước Lào, Campuchia… về thông thương hàng hóa, phát triển kinh tế biển. Điều này giúp cho các khoản đầu tư vào khu kinh tế ven biển có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, dàn trải.

Đặc biệt, để phát triển, các khu kinh tế ven biển còn cần khát vọng và sự nỗ lực bền bỉ, không ngừng của chính quyền địa phương, cùng với đó là sự đồng hành của nhà đầu tư. Trong số ít những khu kinh tế ven biển đang phát triển ở miền Trung, có Khu kinh tế mở Chu Lai ở Quảng Nam. Từ vùng đất cát hoang vắng hơn 20 năm trước, trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo của tỉnh Quảng Nam, cùng với sự đồng hành của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), đã biến những đồi cát trắng ven biển ở Chu Lai trở thành khu kinh tế ven biển phát triển bậc nhất ở Việt Nam. Đến nay, khu kinh tế này đã trở thành một tổ hợp công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, trung tâm logistics gắn với cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, dệt may và điện khí và hóa dầu. Hằng năm, đóng góp một nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương…

Bên cạnh những khát vọng vươn lên, theo nhiều chuyên gia, các khu kinh tế ven biển trong khu vực miền Trung cần phải tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động kỹ thuật, nhân lực quản lý có trình độ chuyên môn, kỹ năng cao. Đồng thời, tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc, có định hướng theo ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương; ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, các dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường… Có như vậy, các khu kinh tế ven biển mới có thể “vươn mình” phát triển, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực.

Khu kinh tế ven biển có bao nhiêu?

Cho đến nay, cả nước có 18 khu kinh tế ven biển đã được thành lập. Tại Quảng Ninh, có 3 khu kinh tế ven biển được thành lập, gồm Vân Đồn, Quảng Yên và khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái - Hải Hà. Các khu kinh tế này làm đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của một tỉnh có thể mạnh về kinh tế biển như Quảng Ninh.

Việt Nam có bao nhiêu khu kinh tế mở?

Đến nay, Việt Nam có 18 khu kinh tế mở, tuy nhiên, một số khu chỉ tồn tại trên giấy và một số khác đã bị rút ra khỏi danh sách ưu tiên đầu tư.

Khu vực ven biển là gì?

Bờ biển (hoặc ven biển, duyên hải) được xác định là nơi đất liền và biển tiếp giáp nhau. Ranh giới chính xác được gọi là đường bờ biển, tuy nhiên yếu tố này rất khó xác định do sự ảnh hưởng của thủy triều.

Có bao nhiêu khu vực kinh tế?

Hoạt động kinh tế nói chung được xếp vào bốn khu vực của nền kinh tế: Lĩnh vực sản xuất sơ khai gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai mỏ và khai khoáng. Khu vực hai của nền kinh tế bao gồm công nghiệp và xây dựng. Khu vực thứ ba chính là khu vực dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí,...