Bao nhiêu ngày kể từ 14/9/2021

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 01/10.

Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bịảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 28/2021/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quyết định quy địnhđối tượng được hỗ trợgồm:

1- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội), không bao gồm các trường hợp sau:

a- Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

b- Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghịđịnh số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

2- Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệpdo chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hằng tháng.

3- Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Căn cứ tính mức hỗ trợ:Trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tại thời điểm ngày 30/9/2021 nhưng chưa được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến ngày 30/9/2021 chưa có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng làm căn cứ để xác định mức hỗ trợ của người lao động là tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng tại thời điểm ngày 30/9/ 2021.

Mức hỗ trợ

Hỗ trợ một lần bằng tiền, cụ thể như sau:

a- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: Hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.

b- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: Hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

c- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từđủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: Hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

d- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từđủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: Hỗ trợ2.650.000 đồng/người.

đ- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: Hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

e- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từđủ 132 tháng trở lên: Hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định, gửi người sử dụng lao động. Chậm nhất đến hết ngày 20/10/2021, cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn thành việc gửi danh sách đến tất cả người sử dụng lao động và công khai thông tin danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi đến, người sử dụng lao động công khai danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ để người lao động biết, đối chiếu, bổ sung thông tin (nếu có); lập và gửi danh sách người lao động có thông tin đúng, đủ và người lao động tự nguyện không nhận hỗ trợ theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

Người sử dụng lao động lập danh sách thông tin của người lao động cần điều chỉnh theo Mẫu số 03 kèm theo Quyết định (nếu có), gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội, kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định pháp luật, chậm nhất đến hết ngày 10/11/2021.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động đúng, đủ thông tin và trong thời hạn 20 ngày kể từngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin do người sử dụng lao động gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trảhỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cònđối với người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệpthì người lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi người lao động có nhu cầu nhận hỗ trợ theo Mẫu số 04 kèm theo Quyết định. Thời hạn tiếp nhận đề nghị hỗ trợ chậm nhất đến hết ngày 20/12/2021.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ của người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động,thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12/2021. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau ngày 30/11/2021, người lao độngđang tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa nhận được hỗ trợ thì người lao động thực hiện theo quy định đối với người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động có thể nộp hồ sơ theo các hình thức sau: Trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN hoặc ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID); thông qua dịch vụ bưu chính; trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

Giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

Đối tượng được hỗ trợ theo chính sách trên là người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01/10/2021, không bao gồm các trường hợp sau:

1- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

2- Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghịđịnh số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng được giảm đóng thì gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vịđang tham gia bảo hiểm thất nghiệp 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc đơn vị sự nghiệp công được phân loại tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

3- Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Quyết định quy định giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian thực hiện giảm mức đóng là 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.

Hằng tháng, trong thời gian từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện giảm mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/10/2021.

Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030

Phó Thủ tướng VũĐức Đamvừa ký Quyết định số 1654/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030.

Mục tiêu của Chương trình là nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vaccine sử dụng cho người (vaccine); nâng cao trình độ, năng lực của các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, sẵnsàng đối phó với dịch bệnh mới phát sinh.

Chương trình phấn đấu 100% vaccine trong nước đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và một số vaccine khác; từng bước đưa vaccine Việt Nam tham gia thị trường quốc tế.

Đến năm 2025, làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 3 loại vaccine; đến năm 2030, làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 5 loại vaccine.

Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm nhưnghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách và rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, cấp phép sử dụng vaccine sản xuất trong nước. Đặc biệt, nghiên cứu xây dựng chính sách riêng đáp ứng yêu cầu linh hoạt trong ứng phó xử lý vaccine đại dịch.

Chương trình đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ truyền thống, ưu tiên công nghệ mRNA, công nghệ protein tái tổ hợp, công nghệ vector virus phục vụ sảnxuất vaccine COVID-19, vaccine ung thư, vaccine phối hợp nhiều thành phần và các vaccine khác đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh.

Trong đó, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vaccine, nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phục vụ nghiên cứu sản xuất vaccine và giải mã, làm chủ, cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; hợp tác nghiên cứu, tăng cường trao đổi thông tin với chuyên gia, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài nước có uy tín nhằm giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ trong nước; hình thành các nhóm nghiên cứu đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, hoàn thiện và sáng tạo công nghệ phục vụ mục tiêu sản xuất vaccine; ưu tiên đầu tư mua quyền sở hữu, quyền sử dụng và bí quyết công nghệ; thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài hỗ trợ nghiên cứu, phát triển sản phẩm vaccine.

Đồng thời, Chương trình thực hiện hỗ trợ nâng cao tiềm lực nghiên cứu sản xuất vaccine như: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực nghiên cứu, nhân lực kỹ thuật đủ năng lực ứng dụng, làm chủ công nghệ thông qua quá trình triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình; thu hút sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và của các nước phát triển để đào tạo nhân lực cho các hoạt động phát triển vaccine; nâng cấp, đầu tư mới một số trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu, đo kiểm, thử nghiệm sản phẩm thông qua các nhiệm vụ thuộc Chương trình.

Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí cho nghiên cứu vaccine phòng chống đại dịch

Quyết định nêu rõ, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine được hưởng chính sách ưu đãi như sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và công nghệđược khuyến khích chuyển giao.

Đối với vaccine phòng chống đại dịch được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí dành cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thử nghiệm, kiểm định, mua bảo hiểm và hỗ trợ kinh phí cho người tình nguyện.

Đồng thời, tiếp tục xem xét hỗ trợ trong Chương trình này các vaccine đã được phê duyệt trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia và các vaccine dự kiến triển khai trong các đề án của ngành y tế.

Thủ tướng Chính phủ giaoBộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình giúp tư vấn triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình; chủ trì tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về vaccine theo quy định pháp luật

Bộ Y tế hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, kiểm định, cấp phép sử dụng vaccine là sản phẩm của Chương trình; rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chínhsách, các quy định pháp luật để ưu tiên sử dụng vaccine là sản phẩm của Chương trình, từng bước đưa vaccine sản xuất trong nước vào danh mục được bảo hiểm y tế thanh toán; hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và cấp phép sử dụng và sản xuất vaccine trong nước, đặc biệt là vaccine phòng chống đại dịch

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Ngày 1/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh tế

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bềnvững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa cacbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP

Mục tiêu nhằm giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014.

Mục tiêu đến năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014.

Xanh hóa các ngành kinh tế

Mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030 tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân giai đoạn 2021-2030 giảm từ 1,0-1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15-20%; kinh tế số đạt 30% GDP; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Chiến lược đặt mục tiêu xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mụctiêu tăng trưởng xanh, bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thịđược thu gom, xử lýbảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp so với lượng chất thải được thu gom chiếm 10%; tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 20% và 5%; tỷ lệ xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thị đặc biệt đạt ít nhất 15% so với tổng số xe buýt đang hoạt động và tại đô thị loại I đạt 10% số lượng xe buýt mới; tỷ lệ mua sắm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 35%; ít nhất 10 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tổng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững.

Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu

Chiến lược cũng đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, bảo đảm bình đẳng vềđiều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75; 100% các tỉnh, thành phố xây dựngvà triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh; tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt ít nhất 70%.

Định hướng chiến lược

Định hướng chung của Chiến lược là tập trung nỗ lực cơ cấu lại nền kinhtế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh, bảo đảm quá trình chuyển đổi xanh theo nguyên tắc, bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

Vềđịnh hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu, Chiến lược định hướngnâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.

Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên

Từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điềukiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên.

Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, bảo đảm hiệu quả kinh tế-sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại

Khẩn trương triển khai các hạng mục Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Ngày 1/10/2021, Văn phòng Chính phủban hành Công văn 7083/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước của Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1) báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và hỗ trợ vốn xây dựng tuyến giao thông kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Các Bộ: Giao thông vận tải, Công an, Tài chính, UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương chuẩn bị và thực hiện đầu tư các công trình thuộc Dự án thành phần 1 (các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước của công an cửa khẩu, công an địa phương, hải quan, kiểm dịch y tế, cảng vụ hàng không) theo quy định, bảo đảm triển khai đồng bộ các công trình.

Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan có biện pháp bình ổn thị trường, cập nhật vàđiều chỉnh giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉđạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các hạng mục công trình; phối hợp với các bộ, ngành liên quan xử lý vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ của Dự án; tổng hợp chung tình hình triển khai toàn bộ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, kiến nghị tổ chức cuộc họp kiểm điểm tiến độ (nếu cần), báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

UBND Đồng Nai khẩn trương thực hiện theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 6426/VPCP-CN ngày 14/9/2021 của Văn phòng Chính phủ vềđẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cho 2 tuyến giao thông kết nối.

Định kỳ hằng tháng báo cáo tình hình triển khai Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành gửi Bộ Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.