Bao nhiêu tuổi thì không được cấp bằng lái xe?

là một trong những yếu tố quan trọng học viên cần lưu ý để làm hồ sơ đăng ký thi. Khi nắm rõ được độ tuổi quy định, bạn sẽ có kế hoạch học tập phù hợp và lấy được bằng lái xe trong thời gian sớm nhất. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định liên quan, giúp bạn đọc có những kiến thức thực tế nhất. 

Độ tuổi tối thiểu để học lái xe ô tô 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập chủ yếu đến giới hạn tuổi học lái xe ô tô hạng B2 và C. Bởi vì đây là 2 loại bằng lái phổ biến và nhiều người có nhu cầu học nhất. 

Bằng lái xe B2

Các gia đình thành thị ở Việt Nam đang sở hữu ô tô riêng ngày một nhiều nên nhu cầu tìm hiểu về giới hạn tuổi học lái xe ô tô B2 cũng dần tăng cao. Theo quy định tại Việt Nam, 18 tuổi trở lên là độ tuổi để thi bằng lái xe B2. 

Độ tuổi được tính kể từ khi hồ sơ học lái xe ô tô của học viên nộp lên Sở Giao Thông Vận Tải. Thời gian học bằng hạng B2 tối thiểu là 3 tháng. 

Bao nhiêu tuổi thì không được cấp bằng lái xe?
Độ tuổi tối thiểu để học lái xe ô tô

Bằng lái xe hạng C

Theo quy định, bằng lái ô tô hạng C được cấp cho người lái xe để điều khiển những loại xe như sau: Xe ô tô, xe ô tô tải chuyên dùng, xe kéo 1 rơ moóc có trọng tải từ 3500kg trở lên. Do các loại xe này có trọng tải lớn hơn, khó điều khiển nên quy định về giới hạn tuổi học lái xe ô tô hạng C sẽ khắt khe hơn bằng lái xe hạng B1 và B2. 

Độ tuổi tối thiểu để thi bằng lái xe hạng C là 21 tuổi và được tính từ lúc đăng ký hồ sơ. Đối với những học viên muốn thi bằng lái xe hạng C mà chưa đủ 21 tuổi thì có thể đăng ký thi bằng lái xe hạng B1, B2 trước. Sau 2 năm sẽ được phép nâng lên hạng C. Không có trường hợp ngoại lệ chưa đủ 21 tuổi mà thi được bằng lái xe hạng C.

Độ tuổi tối đa để học lái xe ô tô

Bao nhiêu tuổi thì không được cấp bằng lái xe?
Độ tuổi tối đa để học lái xe ô tô

Hiện nay, Việt Nam chỉ giới hạn tuổi học lái xe ô tô về độ tuổi tối thiểu khi đăng ký học và thi chứ không có quy định cụ thể về độ tuổi tối đa. Do đó bạn chỉ cần lưu ý về giới hạn tuổi sử dụng của bằng lái xe ô tô, cụ thể:

  • Đối với bằng lái xe hạng B1: Thời hạn đối với nữ đến 55 tuổi và nam đến 60 tuổi. Trong trường hợp người lái xe trên nữ 45 tuổi và trên nam 50 tuổi thì bằng B1 được cấp lại 10 năm 1 lần.
  • Đối với giấy phép lái xe hạng  B2: 10 năm tính từ ngày được cấp.
  • Đối với giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE: 5 năm tính từ ngày được cấp.

Như vậy, không có quy định cụ thể về độ tuổi không được lái xe. Bạn đọc hãy lưu ý để tránh những trường hợp hiểu làm đáng có nhé.

Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe Hà Nội

Lý do trung tâm chúng tôi trở thành nơi được các học viên tin tưởng là:  

  • Học phí học lái xe ô tô hợp lý, rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt chung tôi cam kết không phát sinh bất kỳ khoản phụ phí nào về sau. 
  • Thời gian đào tạo rõ ràng. Thời gian khóa học lái xe ô tô hạng B2 tối đa tại trung tâm  theo quy định là 3 tháng. Ngoài ra thời gian có thể linh hoạt phù hợp với người đi làm bận rộn. 
  • Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô có trình độ cao, dạy dễ hiểu. 
  • Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ công tác giảng dạy đầy đủ tiện nghi, đảm bảo an toàn tuyệt đối. 
Bao nhiêu tuổi thì không được cấp bằng lái xe?
Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe Hà Nội

Trên đây trung tâm đã làm rõ thắc mắc của bạn đọc về giới hạn tuổi học lái xe tô tô. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình lộ trình đào tạo hợp lý tại trung tâm chúng tôi. Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0967 576 089 để được tư vấn 24/7 nhé.

Hiện tại nội dung anh nêu được điều chỉnh bởi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe cụ thể như sau:

(1) Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

(2) Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Bao nhiêu tuổi thì không được cấp bằng lái xe?

Thi giấy phép lái xe hạng B1

Điều kiện đối với người học lái xe là gì?

Đồng thời căn cứ tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cụ thể:

"Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên."

Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như thế nào?

Theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thời hạn của giấy phép lái xe là:

- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

- Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe. (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT)

Như vậy hiện tại về mặt quy định không có hạn chế độ tuổi tối đa của người lái xe hạng B1, B2 (chỉ hạn chế tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 55 tuổi đối với nam). Theo đó chú của anh nếu đủ điều kiện thì vẫn được cấp giấy phép lái xe và giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

Bao nhiêu tuổi thì không được phép lái xe?

Thời hạn giấy phép lái xe hạng B1 được xác định khi người tham gia giao thông là đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam; trong trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Bằng FB2 bao nhiêu tuổi?

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

Bao nhiêu tuổi không được thi bằng B2?

Cộng với quy định thời gian học lái xe ô tô tối thiểu 3 tháng. Như vậy sớm nhất để 1 tài xế có thể có được bằng lái xe ô tô là 18 năm và 3 tháng tuổi. Tương tự với bằng lái xe ô tô hạng B2, giới hạn độ tuổi học bằng lái xe hạng B1 cũng tương tự. Đó là phải đủ 18 tuổi, đối với cả nam và nữ.

Bao nhiêu tuổi hết hạn chạy xe hạng C?

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.”