Bé mới tập ăn dặm nên ăn bao nhiêu năm 2024

Theo nhiều nghiên cứu và khuyến cáo, lứa tuổi nên cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Khi con chuẩn bị đến giai đoạn ăn dặm, cha mẹ thường có rất nhiều thắc mắc cần giải đáp. Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày không chỉ phụ thuộc vào phương pháp ăn dặm, cha mẹ cần quan tâm đến thể trạng và tốc độ phát triển của con. Vì vậy có những bé có thể ăn 2 bữa với lượng nhiều hoặc có trẻ chỉ ăn vài muỗng và ăn 1 lần trong ngày. Phụ huynh không nên quá lo lắng, không nên ép con ăn dễ dẫn đến tâm lý sợ sệt khi đến bữa ăn, lâu dần khiến trẻ biếng ăn. Phụ huynh hãy tập trung xây dựng cho con bữa ăn phong phú, đủ dinh dưỡng và chế biến để trẻ hào hứng, hợp tác. Chúc cha mẹ và bé có hành trình ăn dặm hiệu quả, trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều ba mẹ quan tâm trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Hãy cùng KidsPlaza tìm hiểu về ăn dặm trong bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1. Thế nào là ăn dặm?

Ngoài sữa mẹ, ba mẹ bổ sung cho bé thêm các thức ăn, thực phẩm dinh dưỡng khác thì gọi là ăn dặm. Thức ăn dặm của bé thường là rau củ, thịt, cá, sữa, trứng, … Tùy thuộc vào tháng tuổi mà ba mẹ xác định lượng thức ăn dặm và số lượng bữa ăn trong ngày của bé (có thể là 1, 2 hoặc 3 bữa).

Bé mới tập ăn dặm nên ăn bao nhiêu năm 2024

2. Mấy tháng tuổi trẻ nên ăn dặm?

Khi bé bước sang tháng thứ 6, ba mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm bằng rau củ quả nghiền chỉ 1 bữa/ngày. Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé.

Bắt đầu từ tháng thứ 7, bé đã có thể chuyển sang chế độ ăn dặm 2-3 bữa/ngày. Và đồ ăn dặm của bé được mở rộng hơn thành rau củ, trái cây, trứng, thịt, sữa, cá, … Ba mẹ cũng thể lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé. Một số phương pháp ăn dặm mà KidsPlaza gợi ý cho ba mẹ: truyền thống, tự chỉ huy, …

\>>> Có thể bạn quan tâm: Nên cho trẻ ăn dặm hoa quả khi nào để đảm bảo an toàn

\>>>Một số sản phẩm ăn dặm cho bé tại KidsPlaza

3. Gợi ý các phương pháp ăn dặm

  • Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản: cung cấp cho bé đủ 3 nhóm chất: vitamin, đạm và tinh bột. Ba mẹ sẽ chế biến món ăn hầu hết là luộc chín kỹ, thái nhỏ để bé tự cầm nắm. Thỉnh thoảng bé cũng nên được nấu loãng và tăng dần độ đặc theo tháng tuổi của bé.

– Ưu điểm: Kích thích bé làm quen với các loại thức ăn sớm, bé hứng thú với việc ăn uống vì được tự cầm nắm, thức ăn thì được giữ nguyên bản vị.

– Nhược điểm: Ba mẹ cần chuẩn bị bữa ăn cho bé kỹ càng sao cho bắt mắt và đổi món liên tục.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

  • Phương pháp ăn dặm truyền thống: khi bé đủ 6 tháng tuổi, ba mẹ cho bé ăn dặm bằng các loại bột xay chung với thịt, cá, rau, củ quả khác…

Bé mới tập ăn dặm nên ăn bao nhiêu năm 2024

Ưu điểm: giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian bởi các món dễ chế biến, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Nhược điểm: không tạo cảm giác hứng thú khi ăn cho bé, không kích thích được khả năng nhai, cầm nắm của bé.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ 10 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đủ dưỡng chất

  • Phương pháp ăn dặm BLW – tự chỉ huy: ba mẹ sẽ chuẩn bị những món ăn dặm và bày ra trước mặt bé, con sẽ tự quyết định sẽ cầm món nào lên ăn trước, món nào ăn sau. Tất cả thức ăn đều được cắt dài, nhỏ phù hợp để bé cầm nắm.

Bé mới tập ăn dặm nên ăn bao nhiêu năm 2024

Ưu điểm: bé có thể ăn thô nhanh, tự chủ động trong ăn uống.

Nhược điểm: ba mẹ chuẩn bị chuẩn bị nhiều món thay đổi theo bữa để bé lựa chọn.

4. Bé nên ăn bao nhiêu?

  • 6 – 7 tháng tuổi có thể ăn 100 – 200ml thức ăn/bữa. Gợi ý: các loại thức ăn đã được nghiền nát thành dạng bột sền sệt, hoặc loãng
  • 8 – 9 tháng tuổi có thể ăn 200ml thức ăn/bữa, ăn 2 – 3 bữa/ngày. Độ tuổi này bé đã ăn được bột đặc hơn và các loại thức ăn chín kỹ được thái nhỏ.
  • 10 – 12 tháng có thể ăn 200 – 250ml thức ăn/bữa, ăn 3 bữa/ngày. Ba mẹ nên cắt nhỏ dạng dài thức ăn để bé có thể cầm nắm.
  • 12 – 24 tháng, ngày 3 bữa ăn dặm, 250 – 300ml/bữa. Ba mẹ nên cắt nhỏ dạng dài thức ăn để bé có thể cầm nắm. Ba mẹ nên sắm đồ dùng ăn uống cho bé như thìa, đũa, bát, … để bé tập làm quen.
  • Trẻ từ 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng với gia đình.

Hy vọng bài viết trên đây của KidsPlaza sẽ giải đáp cho ba mẹ những câu hỏi về ăn dặm cho bé! Theo dõi kênh blog của KidsPlaza để tham khảo kinh nghiệm nuôi dạy con ba mẹ nhé!

Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm, việc ăn dặm bao nhiêu là đủ là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Con nên ăn ít hay ăn nhiều, nên ăn dặm sao cho khoa học, liệu mẹ đã biết?

Thời điểm nên bắt đầu tập ăn dặm cho con

Bé mới tập ăn dặm nên ăn bao nhiêu năm 2024

6 tháng là thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu ăn dặm

Bé nên tập ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, khi đã ngồi vững hoặc có thể giữ đầu thẳng khi được bế ở tư thế ngồi. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm, có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non nớt của con. Cũng không nên cho con ăn dặm quá muộn vì sau 6 tháng, sữa mẹ hoặc sữa công thức không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể bé phát triển.

Ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Bé mới tập ăn dặm nên ăn bao nhiêu năm 2024

Lượng ăn của bé thay đổi theo từng mốc phát triển

Trong những bữa ăn đầu tiên, bé chỉ có thể ăn từ 1-2 muỗng cà phê. Lượng thực phẩm này có thể tăng dần cho đến khi bé ăn được khoảng từ 50 - 100ml một lần. Về số lượng bữa ăn, bé có thể tăng từ 1 bữa đến 2 bữa và dừng lại ở mức 3 bữa mỗi ngày.

Để trả lời cho câu hỏi Ăn dặm bao nhiêu là đủ, Momo Rabbit gợi ý ba mẹ tham khảo bảng dưới đây:

  • Với bé từ 6 - 7 tháng tuổi: Bột loãng hoặc cháo rây mịn, với lượng ăn khoảng 100 - 200 ml thức ăn/bữa và bú mẹ cả ngày.
  • Với bé từ 8 - 9 tháng tuổi: Bột đặc hoặc cháo đặc, cháo hạt vỡ cùng thức ăn nghiền với độ thô tăng dần, tổng lượng ăn khoảng 200ml và ăn 2 bữa cùng với bú mẹ cả ngày.
  • Với bé từ 10 - 12 tháng: Bổ sung thêm thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể tự cầm nắm được, khẩu phần từ 200 - 250 ml và ăn 3 bữa cùng bú mẹ cả ngày.
  • Khi bé từ 12 - 24 tháng tuổi: Có thể tăng độ thô cho cháo hoặc tiến dần tới cơm nát với lượng ăn từ 250 - 300 ml và cho trẻ ăn 3 bữa cùng với bú mẹ cả ngày.
  • Sau khi bé được 24 tháng tuổi, bé hoàn tất giai đoạn ăn dặm và ăn cơm cùng gia đình theo nhu cầu của bé.

Những nhóm chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung cho bé trong giai đoạn ăn dặm

Bé mới tập ăn dặm nên ăn bao nhiêu năm 2024

Bổ sung dinh dưỡng cân bằng cho mỗi bữa ăn của bé

Dưới đây là 4 nhóm chất dinh dưỡng mẹ cần bảo đảm khi bắt đầu tập ăn dặm cho bé:

Nhóm chất bột đường: Đây là nhóm thực phẩm cung cấp cho bé nguồn năng lượng dồi dào. Cháo, khoai nghiền, bột yến mạch, súp khoai tây,… đều là những món ăn ngon và rất dễ làm, lại tốn ít thời gian.

Nhóm chất đạm: Đây là nhóm thực phẩm cần thiết để giúp bé phát triển và tăng trưởng tốt. Mẹ nên kết hợp nguồn đạm từ động vật (các loại thịt) và thực vật (các loại đỗ) một cách hợp lý. Tránh cho bé ăn quá nhiều đạm động vật vì nó có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Thời gian đầu nên cho con ăn thịt lợn, thịt gà, sau đó mới cho trẻ ăn thịt bò và cá.

Nhóm rau củ và trái cây: Nhóm thực phẩm này cũng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của trẻ, giúp trẻ bổ sung vitamin và các khoáng chất, chất xơ,… giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Mẹ có thể nghiễn nhuyễn một số loại quả như chuối, xoài, đu đủ,… để bổ sung vào thực đơn cho bé.

Nhóm chất béo: Chất béo giúp cung cấp năng lượng cho trẻ và nó cũng góp phần hình thành các màng tế bào cũng như các mô não. Bên cạnh đó, nó còn là dung môi để hòa tan các vitamin giúp trẻ hấp thu tốt hơn. Mẹ nên cho bé tiêu thụ đa dạng các loại dầu thực vật như dầu cá hồi, đậu nành hay dầu mè,…

Tập ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý gì?

Bé mới tập ăn dặm nên ăn bao nhiêu năm 2024

Ăn dặm tốt tạo nền tảng vững chắc cho bé về sau

Không cho bé ăn quá đặc hay quá loãng: Điều chỉnh độ thô của thực phẩm theo độ tuổi của bé giúp kích thích phản xạ nhai và bảo vệ hệ tiêu hóa của con.

Tránh xa mật ong, gia vị và nước hầm xương: Giúp con hấp thụ tốt, không bị thừa muối trong giai đoạn tập ăn dặm.

Nên cho con tập làm quen với thực phẩm, duy trì trong từ 3- 5 ngày để kiểm tra khả năng dị ứng của con. Thực hiện các bước ngửi - nếm và ăn lượng thức ăn từ ít tới nhiều để con cảm nhận hương vị của đồ ăn.

Ăn dặm bao nhiêu là đủ chưa chắc đã quan trọng bằng việc con tận hưởng bữa ăn dặm thật hạnh phúc cùng mẹ. Momo Rabbit chúc mẹ và có những bữa ăn thật vui nhé!

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu ml là đủ?

6 - 7 tháng tuổi: 1 bữa/ngày, kết hợp bú sữa mẹ. Lượng thức ăn từ 100 - 200ml/bữa. Bắt đầu từ bột, cháo nấu loãng cùng thức ăn xay, nghiền, sau đó tăng dần độ sệt, đặc.

Trẻ mới ăn dặm thì ăn bao nhiêu là đủ?

Ở các bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho con làm quen với bột loãng, sền sệt hoặc các loại thức ăn xay/nghiền với hàm lượng từ 1 - 2 muỗng cà phê. Nếu nhìn thấy trẻ háo hức và thích thú với đồ ăn mới thì phụ huynh có thể tăng số lượng thực phẩm, cho đến khi trẻ ăn được 50 - 100ml mỗi lần.

Khi nào nên cho bé ăn 3 bữa 1 ngày?

Khi nào cho trẻ ăn 3 bữa chính thì mốc thời gian lý tưởng sẽ là khoảng 9 tháng tuổi. Lúc này, mỗi ngày bé nên có 3 bữa chính như người lớn (sáng – trưa – tối) và xen kẽ 2-3 bữa phụ. Tuy nhiên, mốc thời gian này có thể khác đi tuỳ thuộc vào thói quen ăn uống của bé.

Nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?

1.4 Lịch ăn dặm gợi ý Để đảm bảo được lượng dinh dưỡng và năng lượng cần có mỗi ngày cho bé, bữa ăn mỗi ngày của trẻ có tần suất 4 – 6 bữa. Trong đó, trẻ sẽ cần 3 - 4 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Song song đó, mẹ cần cho cho bé duy trì bú sữa mẹ theo nhu cầu trẻ.