Bệnh tiểu thư là gì

Ngày trước, em dịu dàng hiền thục lại con nhà gia giáo, lấy được em là phước của nhiều cánh đàn ông, người ta vẫn bảo thế. Thì xem ra đúng thật, em vừa xinh vừa học giỏi lại dịu dàng, nết na thế thì đàn ông ai chẳng thích. Kiếm được em đúng là khó như lên trời ấy chứ. Nhưng thời thế, thế thời thay đổi, khi lấy em về, mọi thứ đã chuyển biến.

Tôi là gã đàn ông ‘may mắn’ vì đã lấy được em. Bạn bè ghen tị, đám bạn học cùng khó chịu, ức chế thắc mắc vì sao một thằng nhà quê như tôi lại tán được cô vợ xinh như thế, lại con có học thức gia giáo. Tôi không lấy làm lạ, vì tôi biết em yêu tôi, vậy là đủ, cần gì phải nghĩ nhiều. Con gái lấy chồng không yêu vì giàu, còn tôi thì vì cái gì nếu như không phải vì yêu? Em giàu hơn tôi cả chục lần, em cũng còn gia giáo hơn tôi cả chục lần (nếu xét về học vấn của gia đình em). Em có nhiều thứ vật chất mà tôi không có được, tôi chỉ có trái tim, tình cảm dành cho em mà thôi. Thế nên, mấy gã từng cưa cẩm em khó chịu là phải rồi.

Ngày về làm dâu, em bắt đầu ‘lộ nguyên hình’. Chao ôi cái tính tiểu thư của em hoàn toàn phát huy tác dụng. Em nũng nịu, phụng phịu suốt ngày. Hơi tí là em cau có, hơi tí là em sợ, em nhát, em chạy, em hốt hoảng. Chẳng có chuyện gì em cũng sợ. Có con chuột chạy qua em cũng hét vang nhà, có con gián em cũng ‘chồng ơi đập hộ’, có đi vệ sinh em cũng ‘em sợ ma’.

Bệnh tiểu thư là gì

Vợ đỏng đảnh phát mệt (Ảnh minh họa)

Lâu dần, cái chuyện sợ ma không còn nữa, chuột cũng bớt sợ hơn, gián cũng đập được thì em bắt đầu quay sang hành chồng việc nhà. Cái gì hơi nặng một tí là em bắt chồng làm. Ví như giặt quần áo thì cho vào máy nhưng mà phơi thì tất nhiên phải chồng, vì nặng lắm, không bê được lên sân thượng. Chưa kể tới chuyện cắm nồi cơm bốc khói nhiều em cũng gọi chồng, đến là mệt với cô vợ tiểu thư đài các. Hôm đi ra ngoài ăn cơm, về tới nhà em cứ làm um lên là nắng quá, làm cháy hết da của em, rồi em nhăn nhó khó chịu, tối đến bắt chồng chở đi siêu thị mua kem dưỡng làm trắng da. Trời ạ, cả tối về em bắt gã chồng bôi bôi xoa xoa cho em đến là mệt.

Dường như em chưa bao giờ làm được việc gì ra trò. Ăn cơm xong thì em dọn, em rửa bát nhưng phải cái chảo rán cá két vào, em lập tức bảo chồng ra rửa cho em. Vì chảo như thế khó rửa, phải lên gân cốt mới kì cọ được. Lấy phải bà vợ tiểu thư như em thì có mà hết đường chối.

Nhiều lúc bực quát vài câu, em làm um lên, khóc nức nở, bảo chồng không yêu không thương em. Trời ạ, cái tội này thì ai mà thương được. Tôi thân làm chồng, có nhịn tới mấy cũng phải thốt lên là ‘anh van bà vợ tiểu thư’.

Ăn sáng em nhất định không chịu ngồi một mình. Nếu mà tôi không dậy ăn cùng là em cũng bỏ bữa. Không có chuyện vợ ngồi ăn trước, chồng dậy ăn sau, đi làm sau. Nhất định phải dậy cùng giờ, cùng ăn. Còn đi làm lúc nào thì tùy. Đó là cách của em.

Tôi đã quá mệt mỏi với cái kiểu của em rồi. Thế này không biết khi em mang bầu thì như thế nào, hay chăng em còn hành tôi từ sáng tới tối. Tiểu thư là thế, các ông ơi, đừng dại mà lấy vợ tiểu thư nhé! Ông nào xin lại, tôi trả cho đây này, ai bảo các ông còn ghen tị, tức tối, tranh chấp với tôi làm gì. Thân tôi sao khổ thế này!

Bệnh tiểu thư là gì

Tiểu thư không phải là một danh từ xấu, nhưng nếu bạn áp dụng nó không đúng lúc, đúng nơi thì sẽ dẫn đến những cái nhìn thiếu thiện cảm cho bạn. (Hình ảnh chỉ có tính minh họa)

Nhìn bề ngoài khó ai có thể nghĩ H (18t - trường PT) có tính cách "tiểu thư". Khi đi học thêm cũng như đi chơi H luôn diện quần shorts, hay quần jeans áo thun, giày bata, trông H rất thể thao và mạnh mẽ. Nhưng bạn bè tiếp xúc nhiều mới biết cô bạn này mắc bệnh “tiểu thư toàn thập”. Đi đứng hay làm bất cứ việc gì H cũng theo trường phái “từ từ, rồi ai cũng phải chờ mình thôi.”

Đỉnh điểm lên đến việc sáng hôm ấy trời mưa, đường chưa kịp rút nước nhưng cũng chỉ ngập qua bàn chân một chút, mà hôm đó lại có một bài kiểm tra quan trọng. Chờ mãi không thấy H đâu, bạn bè bèn nhắn tin hỏi cô nàng thì nhận được câu trả lời: “Chờ nước rút mới đi học được, không thì dơ hết quần áo”. Lúc này thì mọi người đều lắc đầu với cô nàng này.

Còn Tr (17t - trường PĐL) có vẻ ngoài xinh xắn, năng động lại làm lớp trưởng. Tr rất được bạn bè và thầy cô trong lớp quý mến vì luôn tỏ ra lanh lợi và hoạt bát. Nhưng Tr lại rất hay đi học trễ, tưởng nhà cô bạn xa nên ai cũng thông cảm. Trong một lần viết sơ yếu lý lịch, mọi người mới phát hiện ra địa chỉ nhà của T nằm cùng đường với trường và cách trường không xa. Sở dĩ T đi học trễ là vì cô bạn ngại đi bộ, sợ mệt, còn đi xe đạp thì sợ “chai” tay, nên cách tốt nhất là chờ ba mẹ đi làm rồi chở đi luôn hoặc quá giang ai đó. Nghe Tr nói , ai cũng “chịu thua” cô nàng này.

Dần dần ai cũng sợ phải đi chung hay làm việc với H  vì tính “từ từ” , ỷ lại của cô nàng. H không bao giờ chịu làm bất cứ việc gì một mình vì “thôi, kì lắm”, ngay cả việc cỏn con như nộp đơn xin phép nghỉ học. H không biết rằng đó là một điểm trừ trong mắt mọi người của cô. Còn về phần Tr, là lớp trưởng nhưng thường xuyên đi trễ, dẫn đến mất nhiều bài kiểm tra quan trọng, Tr đã không còn được các bạn nhớ đến như một cô bạn năng động, dễ thương mà thay vào đó là biệt danh “Tr tiểu thư”.

Hẳn nhiên, tiểu thư không phải là một danh từ xấu, nhưng nếu bạn áp dụng nó không đúng lúc, đúng nơi thì sẽ dẫn đến những cái nhìn thiếu thiện cảm cho bạn. Hãy là một tiểu thư chính được nhiều người yêu mến. Trường hợp của Đ là một ví dụ. Đ vốn là một tiểu thư chính hiệu. Đ được sinh ra trong một gia đình khá giả lại là con một nên rất được cưng chiều, hầu như không phải làm bất cứ việc gì trong nhà vì đã có người giúp việc. Nhưng trong một lần đến nhà một người bạn dự tiệc, tiệc tàn, khi ai cũng về hết, chỉ có Đ ở lại phụ dọn dẹp, rửa chén. Ai cũng ngạc nhiên vì nhìn Đ rất tiểu thư nhưng lại không ngại gì cả, lăng xăng phụ giúp mọi người...

Na8x- Trần Hoàng Mỹ

Theo Mực Tím

Trước đó nhiều lần, cậu con trai 16 tuổi của chị Trang đã áp dụng "chiêu" này với cả nhà để được mua một món đồ mới. Lần này, nó đòi mua xe phân khối lớn để đi học và bị hai vợ chồng chị kiên quyết phản đối.

Không được mua xe, con trai chị lại “biểu tình” bằng cách bỏ nhà đi hai ngày. Trước khi đi, cậu quý tử không quên buông lại một câu: "Cùng tuổi mà con nhà bán phở có xe SH đi, còn con rõ nhà có điều kiện mà đi mỗi cái xe ga rẻ tiền".

Chị Trang ngán ngẩm nghĩ, âu cũng là hệ lụy của những chuỗi ngày con trai chị được ông bà nội quá nuông chiều. Đã nhiều lần chị to nhỏ giãi bày với bố mẹ chồng, nếu cứ cưng nựng cháu quá thì càng ngày cháu càng hư, càng hay ăn vạ, nhưng mẹ chồng chị cứ gạt đi "Tôi thương cháu, kệ tôi. Giỏi thì anh chị ra mà ở riêng". Chị Trang không muốn tranh luận thêm, sợ mang tiếng con dâu cãi mẹ chồng.

Bệnh tiểu thư là gì
Dạy con cư xử đúng mực, tự giác trong các công việc cá nhân mới là cách thương con đúng đắn.

Lần bỏ đi này của con, chị Trang kiên quyết không đi tìm, và nhờ chồng thuyết phục ông bà bình tĩnh. Đúng như dự đoán của chị, con không chịu được khổ, lại không mang theo nhiều tiền, sang ngày thứ 2 đã gọi cửa xin vào nhà, và không thấy đòi mua xe xịn nữa.

Để không xảy ra xích mích với bố mẹ chồng cũng như có cơ hội dạy con "ra ngô ra khoai", sau việc này chồng chị Trang nhất quyết xin ra ở riêng một thời gian.

Trong 3 tháng trời, vợ chồng chị kiên trì đưa con vào khuôn khổ. Cùng lúc đó, chị cũng tìm hiểu nhiều trường cấp 3 để mong khi chuyển cấp con bớt tính “công tử bột, động tí là kêu gào”. "Tuổi này bố mẹ nói thì không nghe đâu, nhưng lại dễ nghe thầy cô, bạn bè. Tâm sự với bạn bè, vợ chồng tôi được khuyên là cho con vào học nội trú. Hàng xóm nhà mẹ tôi có cậu con y hệt con trai tôi, đi học nội trú hai năm giờ việc gì cũng biết làm, lại chăm chỉ và tự giác lắm. Đặc biệt là “rắn rỏi” ra, không công tử bột nữa", chị Trang thổ lộ.

Bệnh tiểu thư là gì
Không chỉ thi đua học hành, trường nội trú còn có các sự kiện hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh.

Cũng như nhà chị Trang, vợ chồng chị Nguyễn Thực (Tam Nông - Phú Thọ) từng có những cuộc cãi vã không hồi kết trong cách dạy con. Nhà có giúp việc nhưng muốn con gái sớm có tính tự lập nên chị vẫn yêu cầu con cùng làm một số việc nhà. Còn chồng chị thì nghĩ cứ để người giúp việc làm, con cái chỉ cần học giỏi là đủ.

Nhiều lần chị trao đổi với chồng, nếu con chỉ ăn với học mà không biết làm gì khác thì khác gì “gà công nghiệp”, sau này không còn bố mẹ chăm bẵm thì con sẽ khổ. Nhưng chồng chị vẫn gạt đi "Nhà anh bao năm vẫn thế, có ai khổ đâu?"

Cho đến một hôm, vợ chồng chị Thực hốt hoảng khi thấy con gái được cô đưa về, trên chân là vết bỏng loang lổ, móng chân thì bầm dập. Con chị vừa khóc vừa kể, lớp tổ chức làm tiệc chia tay cuối cấp 2 và con bé được giao nhiệm vụ đơn giản nhất là trông nồi cháo, và không ai hiểu bằng cách nào cô bé làm đổ nguyên nồi cháo to đang sôi. “May mà đổ cả nồi cháo nhưng cháu chỉ bị bỏng nhẹ vì vung nồi và ít cháo vương rơi vào chân.” Sau sự kiện hú hồn này, chồng chị gật đầu răm rắp để chị dạy dỗ con. Anh lại càng không phản đối khi hai mẹ con đề nghị lên cấp 3 cho con vào học nội trú ở trường FPT.

Chị Thực kể, trong tuần đầu tiên, con gái có nhiều bỡ ngỡ, gần như ngày nào cũng gọi điện về cho mẹ để tâm sự. Sang tuần thứ hai trở đi, con gái chị đã quen và bắt nhịp với cuộc sống mới.

“Giờ, con gái tôi không còn gà công nghiệp nữa. Hôm về nhà cháu biểu diễn nấu món thịt kho tàu do các bác ở nhà bếp dạy. Lại còn biết dọn giường lúc ngủ dậy, biết dọn phòng cho gọn gàng trước khi lên trường. 15 năm trời vợ chồng tôi không rèn được con, mà mấy tháng lên trường lũ trẻ học nhau mà tiến bộ nhanh thế”, chị Thực phấn khởi.

Có con học cùng trường với con chị Thực, anh Nguyễn Quang (Thanh Xuân - Hà Nội) thì tự hào chia sẻ, từ ngày học nội trú, anh thấy “hoàng tử” nhà mình lớn hẳn lên. “Sáng dậy biết tập thể dục, ăn xong biết rửa bát, ngủ dậy còn gấp chăn vuông như cục gạch. Đã biết trông em, lại còn biết nhớ bố mẹ. Trước tôi nghĩ cháu chỉ biết nhớ iPad”, anh tếu táo. “Cho con đi học xa nhà, cuối tuần mới về hoá ra cũng có cái lợi. Vợ chồng có thời gian dành cho nhau. Con thì rắn rỏi ra. Đúng là một người học, cả nhà vui!”.

Việt Anh