Bị chó cắn tiêm ở đâu

Thời gian gần đây trên đất nước liên tiếp xảy ra những trường hợp trẻ bị chó cắn vô cùng thương tâm, thậm chí tử vong làm chúng ta không khỏi bàng hoàng. Đó chỉ là những vụ kinh sợ điển hình, trong cuộc sống không thiếu những trường hợp, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ, bị chó cắn.

Bị chó cắn tiêm ở đâu

Việc đề phòng mắc bệnh dại lúc này trở nên vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người.

Trên thực tế, qua thống kê các trường hợp bị tự vong do bệnh dại trong vài năm gần đây của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gần như 100% số ca phát bệnh dại đều chưa được tiêm phòng vắc-xin. Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 59.000 người tử vong do bị bệnh dại.

Việc đề phòng mắc bệnh dại lúc này trở nên vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người. Vậy khi nào cần tiêm phòng bệnh dại? Tiêm phòng bệnh dại cần tuân thủ theo các bước như thế nào và giá cả ra sao?

Khi nào cần tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn?

Theo Quyết định phê duyệt "Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người" của Bộ Y tế, có thể phân loại 3 cấp độ như sau:

- Cấp độ I: Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành thì không cần điều trị.

- Cấp độ II: Có vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc thì khuyến cáo nên tiêm vắc-xin ngay.

- Cấp độ III: Khi có một hoặc nhiều vết cắn, cào xuyên thấu da, niêm mạc bị nhiễm nước dãi của động vật thì khuyến cáo nên tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng bệnh dại ngay lập tức.

Bị chó cắn tiêm ở đâu

Gần như 100% số ca phát bệnh dại đều chưa được tiêm phòng vắc-xin.

Các bước tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn

1. Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại như sau:

- Người chưa tiêm dự phòng từ trước đó: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Riêng trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

- Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: cần tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.

- Người đã tiêm dự phòng nhưng không đều hoặc quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

2. Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vắc-xin hoàn nguyên như sau:

- Người chưa tiêm dự phòng trước đó: Tiêm 4 mũi gồm 0.1 ml/liều mỗi mũi tiêm, tiêm 2 mũi tại 2 vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.

- Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Lưu ý: Kỹ thuật tiêm cần phải được người có chuyên môn tiến hành, không tự ý tiêm tại nhà, phòng những biến cố không mong muốn, dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

Bảng giá tiêm phòng bệnh dại khi bị chó mèo cắn

Công ty cổ phần vắc-xin Việt Nam đưa ra bảng giá tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn như sau:

Bị chó cắn tiêm ở đâu

Như vậy, với trường hợp người bị cắn chưa tiêm dự phòng trước đó và lựa chọn tiêm bắp bằng loại vắc-xin là Verorab của Pháp, chi phí cho 5 mũi tiêm sẽ rơi vào khoảng 1.500.000 đồng.

Tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm phòng dại khi bị chó cắn, mèo cắn

Người được tiêm phòng dại có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

- Phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm: Đau, quầng đỏ, sưng, ngứa, có nốt cứng tại chỗ tiêm.

- Phản ứng toàn thân: Sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, đau bụng.

- Ở trường hợp cá biệt: Sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ.

- Ở những trẻ sinh non, trong 2 -3 ngày sau khi tiêm phòng thì trẻ có thể bị cơn ngưng thở tạm thời.

Tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn được chỉ định cho những đối tượng nào?

Vắc-xin được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Có thể tiêm vắc-xin này trước hoặc sau khi bị phơi nhiễm để phòng cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.

Bị chó cắn tiêm ở đâu

Tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.

Tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.

Nếu trong khi đang tiêm phòng theo lịch hẹn mà phát hiện mình có thai, cần hỏi ý kiến của bác sĩ vì chỉ bác sĩ mới có thể quyết định lịch tiêm phòng phù hợp với tình trạng của từng người. Có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh dại khi đang cho con bú sữa mẹ trong trường hợp cần thiết nhưng nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho người khi bị chó mèo cắn ở đâu?

Các địa chỉ tiêm phòng tại Hà Nội: Phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội…

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Paster TP HCM, Trung tâm y tế dự phòng Thành Phố.

Tại Hải Phòng: Trung tâm y tế dự phòng Thành Phố.

Vắc xin Verorab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.

Nguồn gốc

  • Vắc xin Verorab là vắc xin phòng dại cho trẻ em và người lớn, do tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất.

Đường tiêm

  • Tiêm bắp: với liều 0.5ml vắc xin đã hoàn nguyên, ở người lớn vào vùng cơ Delta ở cánh tay, trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước – bên đùi. Không tiêm ở vùng mông.
  • Tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc xin đã hoàn nguyên (bằng 1/5 liều tiêm bắp).

Chống chỉ định

  • Không được tiêm trong da ở những trường hợp sau: đang điều trị dài ngày bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm cả corticoid), và thuốc Chloroquin; người bị khiếm khuyết miễn dịch; trẻ em hoặc người có vết cắn nặng phần đầu, cổ, hay đến khám trễ sau khi bị vết thương.

Thận trọng khi sử dụng

  • Người dị ứng với neomycin. Không tiêm cùng vị trí hay chung bơm tiêm vắc xin và immunoglobulin.
  • Không được tiêm vắc xin vào trong lòng mạch.
  • Phụ nữ có thai: hiện chưa có các bằng chứng Verorab gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì thế, nếu thai phụ bị chó dại cắn, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời. Đây là sự lựa chọn duy nhất để phòng bệnh dại phát cơn và gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu.
  • Phụ nữ cho con bú: bệnh dại là bệnh chết người vì vậy không có hạn chế nào trên phụ nữ cho con bú.
  • Sử dụng ở trẻ em: bệnh dại là bệnh chết người, không có giới hạn tuổi tác và được sử dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi

Tác dụng không mong muốn

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ da.
  • Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, có thể sốt, run rẩy, ngất. Có thể đau nhức xương khớp, đau cơ. Rối loạn dạ dày, ruột.
  • Hiếm gặp sốc phản vệ.

Bảo quản

  • Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C.

Vắc xin Verorab (Pháp) phòng bệnh dại cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Lịch tiêm vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm gồm 3 mũi: Vào các ngày 0-7-21 hoặc (28).

Lịch tiêm khi xác định có phơi nhiễm:

  • Người chưa tiêm dự phòng:

Tiêm 4 mũi (*): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28

Tiêm 5 mũi (**) vào các ngày N0 – N3 – N7- N14 – N28

Lưu ý:

(*) Con vật sau 10 ngày theo dõi

(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được

Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn.

Không tiêm huyết thanh trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm liều đầu tiên vắc xin Dại.

  • Người đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin Dại:
    Tiêm 2 mũi vào các ngày 0-3.

Vắc xin Dại luôn khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt. Khách hàng nên sắp xếp đến Trung tâm VNVC để bác sĩ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp.

Vắc xin Dại không chống chỉ định tiêm chung với các loại vắc xin khác, tuy nhiên còn phụ thuộc vào thể trạng của Khách hàng tại thời điểm tiêm chủng bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp.

Tiêm vắc xin dại về có sốt hay có triệu chứng gì không?

Sau khi tiêm vắc xin phòng vắc xin dại, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:

  • Tại chỗ tiêm: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốt cứng.
  • Toàn thân: sốt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

Lưu ý: Khi có phơi nhiễm (bị súc vật liếm, cào, cắn,…) phải sơ cứu và rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng. Sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch. Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn Iod. Đưa nạn nhân tới trung tâm tiêm chủng. Tùy vào mức độ của tiếp xúc mà bác sĩ có thể chỉ định tiêm thêm globulin miễn dịch.

Nên tiêm thêm vắc xin uốn ván ở tất cả các trường hợp có phơi nhiễm.

Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.

Bị chó cắn tiêm ở đâu

Để đăng ký đặt giữ vắc xin Verorab, Khách hàng vui lòng làm theo hướng dẫn sau: https://vax.vnvc.vn/vaccine/vc97 

Cách 1:

Tại website vax.vnvc.vn, quý khách chọn “đặt mua vắc xin” để đăng ký đặt giữ vắc xin theo yêu cầu. Bấm “Chọn” gói vắc xin hoặc loại vắc xin muốn đặt giữ (có thể chọn đặt giữ nhiều gói vắc xin hoặc tối đa 3 loại vắc xin theo yêu cầu), bấm vào mục “đăng ký mũi tiêm”. Người mua có thể đặt giữ vắc xin cho tối đa 5 người tiêm trong một đơn hàng.

  • Quý khách là thành viên khách hàng thân thiết: Điền thông tin theo hướng dẫn.
  • Quý khách chưa là thành viên khách hàng thân thiết: Vui lòng nhập mã khách hàng tại VNVC (mã khách hàng VNVC là dãy số được in trên sticker dán trên sổ tiêm chủng, tiến hành điền thông tin theo hướng dẫn).

Hoàn tất phần đăng ký và nhận hướng dẫn thanh toán. Thông tin chuyển khoản như sau:

  • Khu vực phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra): 

Tên chủ tài khoản: Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam.

Số tài khoản: 0961000035722 

Ngân hàng: Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Đông Anh, Hà Nội. 

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại_Tên vắc xin_Tên khách hàng

  • Khu vực phía Nam (từ Quảng Bình trở vào): 

Tên chủ tài khoản: Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Số tài khoản: 1031101859009 

Ngân hàng: Thương mại cổ phần Quân Đội (MBBank) – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2. 

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại_Tên vắc xin_Tên khách hàng

Cách 2: 

Khách hàng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của VNVC theo thông tin tài khoản phía trên.

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại liên hệ_Tên Khách hàng_Tên Vắc xin.

Sau khi nhận được tiền vào tài khoản, trong vòng 24h, nhân viên VNVC sẽ liên lạc với quý khách hàng để xác nhận và hẹn lịch tiêm.

Bị chó cắn tiêm ở đâu