Bị thất thoát hồ sơ xin việc như thế nào năm 2024

Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp còn thiếu kinh nghiệm thực tế, trong trường hợp này bạn cần nhấn mạnh chuyên môn hay những kỹ năng phẩm chất mà bạn cho là thế mạnh.

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí điều dưỡng viên, hãy cho thấy thế mạnh nổi bật trong chuyên môn, bạn sử dụng thành thạo các loại máy móc nào, kỹ năng chăm sóc và điều dưỡng ra sao, đã từng nhận được giải thưởng hay chứng chỉ chuyên môn…Người tuyển dụng thông qua sự mô tả sẽ hiểu được tình hình học tập lý thuyết chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn chỉ đưa ra các môn trong khóa học hoặc giải thích sự hiểu biết của bạn về nghề nghiệp có nghĩa bạn chưa truyền tải được bất cứ thông tin gì hữu dụng cho nhà tuyển dụng.

Giàu kinh nghiệm thực tiễn

Nếu bạn đã có kinh nghiệm thực tập và các hoạt động xã hội khác thì bạn đang có lợi thế rất lớn, nhưng vẫn chưa đủ. Nhiều người viết ra đơn vị thực tập và mô tả việc quan sát làm việc khi thực tập điều này không giúp ích cho nhà tuyển dụng biết được rốt cuộc bạn đã làm và học được những gì, bạn có thu hoạch hay kinh nghiệm nào không? Chỉ viết ra sự mô tả vô hình chung sự sẽ giảm bớt giá trị nghiêm túc và thái độ thành thật của bạn.

Bạn không có cơ hội thực tập, nhưng bạn từng tham gia làm tình nguyện hay tham gia các hoạt động tại trường học, kinh nghiệm dạy kèm…hãy cho đó là kinh nghiệm mà bạn có.

Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Nhiều người tìm việc đã đưa ra những việc không hề liên quan đến công việc nhà tuyển dụng đưa ra. Chuyên gia sẽ ngay lập tức loại bỏ các hồ sơ chưa xác định rõ ràng công việc mình muốn làm, họ tin rằng một ứng cử viên không biết mình đang muốn ứng tuyển công việc gì hoặc không biết thế mạnh bản thân ở đâu thì khó có thể phân công công việc. Họ cũng sẽ dè chừng với ứng viên cho rằng mình có thể làm mọi việc nhưng thực tế thì làm việc gì cũng không tốt.

Kinh nghiệm đào tạo

Nhiều ứng cử viên đã bỏ qua mục này. Nhà tuyển dụng không quan tâm việc bạn thực sự tham gia bao nhiêu khóa bồi dưỡng hay đào tạo kinh nghiệm, cái họ muốn biết là liệu bạn có tích cực theo đuổi nghề nghiệp hay không. Đưa ra bất cứ chứng chỉ đào tạo nào mà bạn có kết hợp cùng mục tiêu nghề nghiệp, một lớp bồi dưỡng có tính mục tiêu với nghề nghiệp rất có thể sẽ tạo cơ hội cho bạn phát triển công việc về sau.

Mắc lỗi khi làm hồ sơ xin việc là điều rất dễ gặp phải, nhất là với các ứng viên ít kinh nghiệm. Nhưng có một thực tế là một khi hồ sơ xin việc của bạn đã được gửi đi, nghĩa là nó đã ở trong tay nhà tuyển dụng và việc sửa chữa lỗi là hầu như không thể. Do đó, cách tốt nhất là khi làm hồ sơ xin việc, bạn phải tránh tuyệt đối những lỗi phổ biến sau:

Bị thất thoát hồ sơ xin việc như thế nào năm 2024

1. Lỗi chính tả, in ấn

Hồ sơ xin việc của bạn luôn luôn phải được kiểm soát chính tả hoàn hảo. Bởi những lỗi chính tả thường rất dễ nhìn thấy và có thể chỉ vì những lỗi chính tả hoặc lỗi in này, nhà tuyển dụng có thể kết luận bạn không hề đọc hồ sơ trước khi gửi đi, thậm chí không quan tâm nó ra sao.

2. Thiếu chi tiết

Nhà tuyển dụng luôn cần hiểu rõ bạn đã làm được gì, đã đạt được những thành quả gì trước khi nộp hồ sơ vào công ty của họ.

Lấy ví dụ hai câu:

- Quản lý một số nhân viên trong nhà hàng và - Tuyển dụng, đào tạo và giám sát hơn 20 nhân viên trong một nhà hàng với mức lương 2 triệu USD/năm.

Rõ ràng, cả hai câu đều nói về một chủ thể, là bạn, nhưng câu thứ hai rõ ràng hơn, chi tiết hơn và sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn rất nhiều.

3. Viết một hồ sơ gửi "n công ty"

Nên hiểu một điều là nếu như bạn cố tình lười biếng sử dụng một bộ hồ sơ gửi đến nhiều công ty khác nhau, hệ quả luôn luôn là bộ hồ sơ của bạn sẽ bị ném vào thùng rác không thương tiếc. Bao giờ cũng vậy, nhà tuyển dụng luôn muốn bạn viết hồ sơ xin vào công ty của họ, vào vị trí mà họ đang tuyển dụng. Họ luôn hy vọng sẽ nhìn thấy bạn chỉ ra rằng bạn phù hợp như thế nào với đích xác vị trí mà họ tuyển dụng, chứ không phải một hồ sơ chung chung, tìm việc chung chung.

4. Thiếu chú trọng tới những thành tựu đạt được

Hồ sơ của bạn sẽ rất dễ làm cho nhà tuyển dụng chán ngay từ lúc đầu nếu như bạn chỉ đơn thuần list ra những nhiệm vụ mà bạn đã thực hiện. Chẳng hạn nếu bạn viết:

- Tham dự các cuộc họp và chịu trách nhiệm trong vai trò thư ký. - Quản lý và phát triển các chương trình chăm sóc và trông trẻ. - Cập nhật công văn cho văn phòng...

Bạn sẽ rất dễ bị mất điểm. Nhà tuyển dụng thường không quan tâm bạn đã làm bao nhiêu việc, bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của bạn như thế nào, họ chỉ quan tâm những thông tin kiểu như:

- Sử dụng máy tính xách tay ghi lại nội dung cuộc họp hàng tuần và biên tập chúng ở dạng file word để sau này sử dụng lại. - Đứng ra tổ chức các hoạt động tập thể cho các em học sinh trong 3 ngày hoạt động tập thể của các em và dàn dựng cho các em một chương trình biểu diễn trong 10 phút. - Tái cấu trúc lại đống hồ sơ dữ liệu cồng kềnh của cả công ty để mọi người tiếp cận tư liệu dễ dàng hơn.

5. Quá dài hoặc quá ngắn

Một điều chắc chắn: Không có quy luật nào chung cho độ dài của một hồ sơ xin việc. Vì sao? Cũng giống như con người thôi, mỗi người có chuyên môn khác nhau, kinh nghiệm khác nhau và thậm chí người đọc nó cũng rất khác nhau, sao có thể cố định độ dài của hồ sơ?

Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là bạn có thể gửi một hồ sơ xin việc dài 5 trang giấy. Thông thường, bạn nên giới hạn quảng bá mình chỉ trong khoảng 2 trang là đủ. Tuy nhiên nếu bạn không đủ thông tin thì cũng không nên cố gắng lấp đầy nó. Hoặc ngược lại nếu nó dài hơn một chút, đừng cắt không thương tiếc hồ sơ của chính mình.

6. Một mục tiêu "tồi"

Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đọc những dòng slogan của bạn, nhưng thường thì họ sẽ đánh trượt những hồ sơ mà có những câu kiểu như: "Tìm một vị trí nhiều thử thách và có cơ hội phát triển chuyên môn". Hãy cho họ thấy bạn thực sự cần gì và có gì, bạn có thể cung cấp cho họ cái gì, một cách cụ thể. Chẳng hạn: "Tôi đang tìm một vị trí marketing có nhiều thách thức và nhiều cơ hội để tôi có thể đóng góp kỹ năng và kinh nghiệm của mình cho công ty".

7. Thiếu động từ hành động

Tránh sử dụng những từ kiểu như "chịu trách nhiệm về...". Thay vào đó, hãy sử dụng những động từ hành động, những từ mạnh.

8. Quên những thông tin quan trọng

Có thể bạn nghĩ những thông tin kiểu như bạn đã kiếm được tiền làm thêm từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường không quan trọng và bạn có thể loại ra khỏi hồ sơ. Thực sự không như vậy. Rất nhiều kỹ năng mềm mà bạn thu thập được trong thời gian học sinh có thể sẽ quan trọng với nhà tuyển dụng hơn bạn nghĩ đấy.

9. Thông tin rối

Nếu hồ sơ của bạn dày đặc chữ và được tạo nên bởi 5 phông chữ khác nhau, chắc chắn nó sẽ làm cho nhà tuyển dụng "điên cả đầu". Vì vậy, trước khi gửi hồ sơ đi, hãy gửi nó cho vài người khác. Nếu họ thấy khó nhìn, bạn hãy sửa lại cho phù hợp, dễ nhìn hơn.

10. Ghi thông tin liên hệ sai

Thực tế có những trường hợp, hồ sơ rất "nặng ký" nhưng do thiếu thông tin về ứng viên mà hồ sơ đó vẫn bị bỏ xó. Vì vậy một trong những điều cần nhớ là bạn cần soát đi soát lại thông tin của chính mình ở trong hồ sơ, đảm bảo thông tin liên hệ chi tiết và chính xác nhất có thể.