Bị uốn ván là gì

Thuốc được sử dụng để kiểm soát co thắt.

Benzodiazepine là điều trị cơ bản để kiểm soát co cứng và co thắt. Chúng ngăn chặn sự tái hấp thu của một chất ức chế dẫn truyền thần kinh nội sinh, axit gamma-aminobutyric (GABA), ở thụ thể GABAA.

Diazepam có thể giúp kiểm soát cơn co giật, giảm co cứng và gây ngủ. Liều dùng thay đổi và đòi hỏi phải tính toản chuẩn một cách tỉ mỉ và quan sát chặt chẽ. Các trường hợp nặng nhất có thể cần 10 đến 20 mg tĩnh mạch mỗi 3 giờ (không quá 5 mg/kg). Các trường hợp ít nghiêm trọng hơn có thể kiểm soát được với diazepam uống 5 đến 10 mg mỗi 2 đến 4 h. Liều dùng thay đổi theo tuổi:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: 5 đến 10 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 3 đến 4 giờ

  • Thanh thiếu niên: 5 mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại mỗi 2 đến 6 giờ nếu cần (liều cao có thể được yêu cầu)

  • Người lớn: 5 đến 10 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 4 đến 6 h, khi cần thiết tăng lên đến 40 mg/giờ tĩnh mạch chậm

Diazepam được sử dụng rộng rãi nhất, nhưng midazolam (người lớn, 0,1 đến 0,3 mg/kg/giờ tiêm truyền tĩnh mạch, trẻ em 0,06 đến 0,15 mg/kg/h tiêm truyền tĩnh mạch) hòa tan trong nước và được ưu tiên trong điều trị kéo dài. Midazolam giảm nguy cơ nhiễm toan lactic do dung môi propylene glycol, cần thiết cho diazepam và lorazepam, và làm giảm nguy cơ tích tụ các chất chuyển hóa dài có hoạt tính có khả năng gây hôn mê.

Benzodiazepine có thể không ngăn ngừa được phản xạ co thắt và hô hấp có hiệu quả có thể cần đến việc khóa thần kinh cơ bằng vecuronium 0,1 mg/kg tiêm truyền tĩnh mạch hoặc các thuốc gây tê khác và thông khí cơ học. Pancuronium đã được sử dụng nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật Vecuronium không có tác dụng phụ đối với tim mạch nhưng lại có tác dụng ngắn. Thuốc có tác dụng lâu hơn (ví dụ như pipecuronium, rocuronium) cũng có hiệu quả, nhưng không có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nào được thực hiện.

Baclofen nội bào (a GABAA agonist) có hiệu quả nhưng không có lợi thế rõ ràng so với các thuốc benzodiazepine. Thuốc được tiêm tĩnh mạch liên tục; liều lượng hiệu quả dao động từ 20 đến 2000 mcg/ngày. Một liều thử nghiệm là 50 mcg được cho trước tiên; nếu đáp ứng không đủ, 75 mcg có thể được cho 24 giờ sau đó, và 100 mcg 24 giờ tiếp theo. Bệnh nhân không đáp ứng với 100 mcg không nên dùng truyền kéo dài. Hôn mê và ức chế hô hấp cần hỗ trợ bằng thở máy là những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Dantrolene (liều nạp 1,0 đến 1,5 mg/kg tiêm tĩnh mạch tiếp theo là truyền 0,5 đến 1,0 mg/kg mỗi 4 đến 6 giờ trong thời gian 25 ngày) làm giảm co thắt cơ. Dantrolene dùng bằng đường uống có thể được sử dụng thay cho liệu pháp truyền dịch trong vòng 60 ngày. Nhiễm độc gan và chi phí cao làm cho việc sử dụng thuốc còn hạn chế.

Hiện nay trong cuộc sống xuất hiện rất nhiều căn bệnh lây nhiễm hết sức nguy hiểm. Chúng không chỉ gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe mà còn có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao nếu không có phương pháp điều trị phù hợp. Một trong những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm mà chúng ta không thể bỏ qua chính là uốn ván. Vậy đây là bệnh gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

1. Khái quát thông tin về bệnh uốn ván

Nhiễm trùng uốn ván được xem là một loại bệnh lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Người mắc phải bệnh này có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy, tìm hiểu về căn bệnh này là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng để bạn có thể bảo vệ chính bản thân mình cũng những người xung quanh.

Vi khuẩn gây bệnh uốn ván

1.1. Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván là bệnh được gây ra bởi ngoại độc tố của một loại trực khuẩn có tên gọi là Clostridium tetani. Loại Vi khuẩn này thường sống và phát triển trong bùn đất, phân động vật, môi trường mang tính chất yếm khí.

Bệnh này không thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ lây nhiễm khi vết thương hở tiếp xúc trực tiếp tại những môi trường có vi khuẩn uốn ván tồn tại. Ví dụ như khi bạn giẫm phải đinh rỉ sét, động vật cắn bị thương hoặc cơ thể bị thương nhưng vẫn thường xuyên phải tiếp xúc với các môi trường có chứa đất bùn, phân động vật thì sẽ có nguy cơ rất lớn bị nhiễm vi trùng uốn ván. Trong một số trường hợp khi phẫu thuật xong hay nạo phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng có khả năng cao bị nhiễm bệnh.

Những vết thương hở làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

1.2. Đối tượng thường bị nhiễm bệnh

Bệnh uốn ván mang tính chất dễ bị nhiễm rất cao. Chính vì vậy, mọi người không phân biệt giới tính hay độ tuổi đều có nguy cơ mắc phải bệnh. Đối với người lớn, tỉ lệ nam ở độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những độ tuổi khác. Bởi những người ở độ tuổi này thường rất ít người được tiêm vắc xin phòng bệnh ngay từ ban đầu.

Đối với trẻ em vừa sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh. Trong những trường hợp này, người ta gọi là uốn ván sơ sinh.

1.3. Thời gian ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh khi bị nhiễm vi trùng uốn ván có thể rơi vào khoảng từ 3 ngày đến 21 ngày. Sở dĩ có sự khác nhau này là vì còn phụ thuộc vào kích thước vết thương, vị trí bị thương cũng như tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh. Đối với những vết thương nhẹ thì thời gian ủ bệnh lâu hơn. Ngược lại, bệnh nặng hơn thì thời gian ủ bệnh sẽ nhanh hơn.

Thời gian ủ bệnh có thể từ 3 đến 21 ngày sau khi bị thương

2. Các biểu hiện khi bị nhiễm vi trùng uốn ván

Khi bạn không may mắc phải căn bệnh này, sau thời gian ủ bệnh cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Thông thường, bệnh sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn cơ thể sẽ bộc lộ những triệu chứng khác nhau từ nhẹ cho tới nặng dần. Nếu người bệnh không phát hiện kịp thời và có phương hướng điều trị hiệu quả sẽ rất dễ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí là có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trước hết, sau khoảng 5 ngày mắc bệnh, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, người mệt mỏi và chán ăn. Tiếp đến, một số cơ ở các bộ phận như hàm, cổ và lưng sẽ bị cứng lại, rất khó để hoạt động. Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy đau đớn cơ thể mà phần đầu cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Khi cơ thể bị sốt sẽ rất dễ ra mồ hôi và mất nước. Sau đó là tình trạng tiểu tiện hay đại tiện thường xuyên, mất kiểm soát. Giai đoạn cuối của bệnh, cơ thể người nhiễm sẽ ngày càng mệt mỏi, khó thở thậm chí là nghẹt thở dẫn tới suy hô hấp nặng.

Nếu đến lúc này bệnh nhân vẫn không được điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng khóa hàm. Đặc biệt, khi bị nhiễm bệnh phần xương của người bệnh rất giòn và yếu. Chính vì vậy, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng rất dễ khiến bệnh nhân bị gãy xương.

Cong ưỡn người là một trong những biểu hiện khi bị nhiễm bệnh

3. Phương thức điều trị khi nhiễm bệnh

Bệnh uốn ván tuy là một căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị tuy nhiên không phải là thể chữa khỏi. Tùy thuộc vào từng mức độ nhiễm bệnh của người mắc mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thời gian điều trị bệnh dứt điểm sẽ cần một khoảng thời gian khá dài. Chính vì vậy, bệnh nhân cần có sự kiên nhẫn cũng như nghỉ ngơi hợp lý để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Người bệnh cần được tiến hành điều trị tích cực lâu dài mới có thể hoàn toàn hồi phục

Khi tiến hành điều trị cho người nhiễm bệnh, mọi người nên lưu ý một số nguyên tắc, cụ thể như:

  • Cần tạo cho bệnh nhân có được một không gian nghỉ ngơi yên tĩnh. Không được làm phiền hay tạo cho bệnh nhân những kích thích mạnh.

  • Trong quá trình điều trị cần sử dụng kháng sinh để có thể tiêu diệt hết các vi khuẩn.

  • Khống chế những biểu hiện gây nên tình trạng nguy hiểm cho tính mạng của bệnh như như cứng cơ, rối loạn thần kinh,...

  • Điều trị hỗ trợ ví dụ như đặt máy thở trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nặng. Sau khi bệnh nhân đã được điều trị phục hồi thì cần tiêm phòng vắc xin để đảm bảo bệnh sẽ không tái phát.

4. Phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Bà bầu cũng nên tiêm vắc xin để phòng bệnh

Để có thể bảo vệ bản thân và phòng bệnh uốn ván hiệu quả, các bạn nên tiến hành tiêm phòng vắc xin. Việc tiêm phòng sẽ đảm bảo cho bạn không bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian. Một số đối tượng cần tiêm phòng bệnh như:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh con hoặc đang mang thai: việc tiêm phòng vắc xin đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc đang mang thai là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ mẹ và bé. Bởi khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng uốn ván, nguy cơ tử vong có thể đạt tới 90%.

  • Người nông dân: Nông dân là một bộ phận đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh. Bởi người nông dân thường hay tiếp xúc với bùn đất, phân của các loài động vật,... Nếu không may trong quá trình làm việc dẫn tới bị thương thì người nông dân rất dễ bị nhiễm bệnh.

  • Công nhân: bên cạnh người nông dân thì công nhân cũng là đối tượng nên tiêm phòng vắc xin. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh khi không may bạn gặp phải tai nạn chốn công trường như dẫm phải đinh gỉ sét.

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm địa chỉ tiêm phòng vắc xin, hãy đến với chúng tôi. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Đi cùng với đó là hệ thống thiết bị y tế hiện đại sẽ là đơn vị thăm khám sức khỏe uy tín và chất lượng. Hơn hết, chúng tôi còn có Trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.

Bạn có thể tham gia khám BHYT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình và tại PKĐK MEDLATEC Tây Hồ 99 Trích Sài, Tây Hồ. Tại đây, chúng tôi có chương trình áp dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết khi liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56.

Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám ngay khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh.

Video liên quan

Chủ đề