Biên bản họp đánh giá công chức 2023 năm 2024

Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm 2023 được cập nhật mới nhất như thế nào?

Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm 2023 được sử dụng theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau:

Biên bản họp đánh giá công chức 2023 năm 2024

Tải mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm 2023: Tại đây

Biên bản họp đánh giá công chức 2023 năm 2024

Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm 2023 được cập nhật mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi nào tiến hành đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
2. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định này.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều này và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

Theo đó, thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức được tiến hành trước ngày 15/12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 90/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP) quy định như sau:

Lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được lưu giữ bằng hình thức điện tử, bao gồm:
1. Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá.
2. Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có).
4. Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền.
5. Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (nếu có).
6. Các văn bản khác liên quan (nếu có).
Ngoài việc lưu giữ bằng hình thức điện tử, tài liệu quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này còn được lưu bằng văn bản trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức được lưu giữ bằng hình thức điện tử, bao gồm:

- Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá.

- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức.

- Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có).

- Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức của cấp có thẩm quyền.

Hội nghị cán bộ, công chức sẽ tổng kết lại kết quả làm việc của của một năm. Các đại biểu sẽ báo cáo và đưa ra phương hướng phát triển cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ghi biên bản hội nghị cán bộ công chức. Hãy Liên Việt cùng tìm hiểu chi tiết về mẫu biên bản hội nghị cán bộ công chức trong bài viết này nhé.

Biên bản họp đánh giá công chức 2023 năm 2024
Biên bản sẽ được ghi ngay từ khi hội nghị cán bộ công chức diễn ra đến khi kết thúc

\>>> Xem thêm: Quy định phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố

Trong mỗi hội nghị cán bộ công chức đều được ghi lại nội dung bằng văn bản được gọi là biên bản hội nghị. Biên bản này sẽ giúp lưu lại những thông tin quan trọng khi hội nghị cán bộ công chức diễn ra.

Nội dung của biên bản sẽ bao gồm: báo cáo công việc của năm đã qua, đưa ra ý kiến, phương hướng hoạt động của năm tới. Việc ghi biên bản sẽ giúp lưu lại thông tin một cách chính xác những nghị quyết, ý kiến đóng góp để hội nghị tiếp theo đánh giá lại kết quả đã làm được.

Biên bản họp đánh giá công chức 2023 năm 2024
Biên bản sẽ ghi lại toàn bộ nội dung hội nghị

Biên bản sẽ được sử dụng để theo dõi công việc của các cán bộ có làm có theo kế hoạch của Hội nghị cán bộ công chức cả một năm. Vì thế, khi ghi biên bản, người ghi cần phải đặc biệt chú ý ghi đầy đủ và chính xác các nội dung như sau:

  • Tên hội nghị, địa điểm diễn ra hội nghị, ngày tháng năm diễn ra hội nghị và các thành phần tham gia hội nghị.
  • Nội dung của hội nghị gồm: phần mở đầu, chào mừng đại biểu, nội dung phát biểu của từng đại biểu, nội dung thảo luận trong hội nghị, nội dung thống nhất trong hội nghị. Các đại biểu phát biểu phải ghi lại thật chính xác từng câu chữ rõ nghĩa trong biên bản.
  • Đại biểu ký vào thực hiện Nghị quyết Hội nghị.
  • Chữ ký chủ chủ tọa và thư ký ghi biên bản.
    \>>> Xem thêm: [Giải đáp] Công an là cán bộ hay công chức chi tiết

2 Dowload mẫu biên bản hội nghị cán bộ công chức mới nhất

Mẫu biên bản Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép và lưu trữ toàn bộ quá trình, nội dung diễn ra tại hội nghị. Do thư ký đại hội trực tiếp soạn thảo, biên bản cần đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và khách quan.

Hội nghị công chức, người lao động không chỉ đơn thuần là một sự kiện tổng kết, đánh giá hoạt động, mà còn là dịp quan trọng để phát huy quyền làm chủ của tập thể cán bộ, công chức, người lao động. Đây là cơ hội để họ trực tiếp tham gia vào việc bàn bạc, quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm và môi trường làm việc của bản thân.

Thông qua hội nghị, tiếng nói của mỗi cá nhân được lắng nghe, ý kiến đóng góp được ghi nhận và phản ánh, từ đó góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng đoàn kết, phát triển.

Biên bản họp đánh giá công chức 2023 năm 2024
Mẫu biên bản hội nghị cán bộ công chức

Sau đây, Liên Việt xin chia sẻ Mẫu biên bản Hội nghị cán bộ công chức, viên chức mới nhất năm 2023 như sau:

  • Dowload: Mẫu 1: Biên bản Hội nghị Cán bộ công nhân viên chức 2023
  • Dowload: Mẫu 2: Biên bản Hội nghị Cán bộ công nhân viên chức 2023
  • Dowload: Mẫu 3: Biên bản Hội nghị Cán bộ công nhân viên chức 2023
    \>>> Đọc thêm: Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức như thế nào?

3 Cách viết biên bản hội nghị cán bộ công chức

Biên bản hội nghị cán bộ công chức sẽ được viết bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Tên biên bản:

Nên ngắn gọn, súc tích, thể hiện rõ nội dung chính. Ví dụ: “Biên bản hội nghị cán bộ công chức tháng 1 năm 2024” thay vì “Biên bản ghi chép nội dung cuộc họp cán bộ công chức diễn ra vào ngày 10 tháng 1 năm 2024”.

Thành phần tham dự:

  • Liệt kê đầy đủ họ tên, chức vụ của các đại biểu.
  • Phân biệt rõ chủ tọa, thư ký và các đại biểu tham dự.

Nội dung làm việc:

  • Ghi chép chi tiết theo trình tự thời gian.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Nêu rõ các nội dung quan trọng, quyết định.
  • Ghi chép đầy đủ ý kiến phát biểu của lãnh đạo và các đại biểu.

Kết luận:

  • Tóm tắt những nội dung chính được thảo luận và thống nhất.
  • Nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp và người phụ trách thực hiện.
  • Xác định thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

Ký tên:

  • Có đầy đủ chữ ký của chủ tọa, thư ký và các đại biểu tham dự.
  • Ghi rõ họ tên và chức vụ của người ký.

Lưu ý:

  • Trình bày biên bản khoa học, rõ ràng.
  • Sử dụng phông chữ và cỡ chữ phù hợp.
  • Chữ ký phải rõ ràng, không tẩy xóa.

Ngoài ra:

  • Có thể sử dụng bảng biểu để trình bày nội dung cho khoa học, dễ hiểu.
  • Ghi chú nguồn thông tin nếu có.
  • Lưu trữ biên bản cẩn thận để tra cứu khi cần thiết.
    \>>> Tham khảo: Kịch bản chương trình cán bộ hưu trí chi tiết và ý nghĩa

Ví dụ:

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC

Tháng 1 năm 2024

I/Thành phần tham dự:

Chủ tọa: Ông/Bà Nguyễn Văn A, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã.

Thư ký: Ông/Bà Trần Thị B, Chuyên viên Văn phòng UBND xã.

Các đại biểu đại diện cho các ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức xã.

II/ Nội dung làm việc:

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 12 năm 2023.

Thảo luận và thống nhất kế hoạch công tác tháng 1 năm 2024.

Phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức.

III/ Kết luận:

Hội nghị đã thống nhất các nội dung sau:

Tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 12 năm 2023 đạt được kết quả tốt.

Kế hoạch công tác tháng 1 năm 2024 tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: …

Phân công cụ thể nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức.

Yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

Ký tên

Chủ tọa Thư ký

……..……………

Các đại biểu

……..……………

Những thông tin chi tiết về nội dung, hình thức tổ chức, thành phần tham dự… Hội nghị cán bộ công chức, bạn hãy liên hệ với Liên Việt theo thông tin dưới đây nhé: