Biển phân làn và biển hướng dẫn

Biển chỉ vẽ đầu ôtô là làn đường dành cho mọi loại ôtô, trong khi hình ôtô quay ngang là làn đường chỉ cho xe con.

Biển phân làn và biển hướng dẫn

Biển phân làn trên đường Ngô Quyền, Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Huyền

Cùng là biển báo làn đường dành cho ôtô, nhưng hình trên biển có những quy định riêng mà nhiều lái xe không nắm rõ luật nên khá lúng túng. Trong trường hợp này, quy tắc chung để các tài xế dễ nắm bắt là nếu biển báo chỉ có hình đầu xe, tức đây là làn đường dành cho "mọi loại ôtô", trong khi đó nếu hình xe quay ngang thì làn đường "dành riêng cho một loại ôtô" theo hình dáng trong biển.

Ví dụ trong trường hợp trên tại Đà Nẵng, hai làn bên trái dành cho mọi loại ôtô, trong khi làn bên phải chỉ dành cho ôtô con. Như vậy, chiếc xe đầu kéo phía xa đang đi sai làn.

Quy tắc cụ thể về các loại biển phân làn ô tô được quy định trong Quy chuẩn 41/2019 như sau:

Biển phân làn và biển hướng dẫn

Nhóm biển phân loại làn đường theo phương tiện được ký hiệu là nhóm R.412. Trong đó, tùy từng phương tiện sẽ có loại hình vẽ tương ứng. Trong đó biển R.412f là làn đường dành cho các loại ôtô (tức chung cả xe con, xe tải, xe buýt, đầu kéo...).

Những biển còn lại dành cho các loại phương tiện như sau:

R.412a: Làn đường dành cho ôtô khách (kể cả ôtô buýt). Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển.

R.412b: Làn đường dành cho ôtô con.

R.412c: Làn đường dành cho ôtô tải. Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển.

R.412d: Làn đường dành cho xe máy: làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy (xe dưới 50 phân khối).

R.412e: Làn đường dành cho xe buýt, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.

R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp

R.412h: Làn đường dành cho xe đạp (kể cả xe thô sơ)

Biển phân làn và biển hướng dẫn

Nếu một làn đường có thể cho phép nhiều loại phương tiện cùng chạy vào thì áp dụng biển gộp như biển phía trên, tức làn đường dành cho xe con và xe buýt.

Về quy cách đặt biển, các biển trong nhóm R.412 được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).

Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau hoặc ra, vào, dừng, đỗ bên đường, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định. Căn cứ vào vạch sơn thực tế trên đường để thực hiện việc chuyển làn cho phù hợp giữa các làn được phép lưu thông.

Nếu vi phạm đi sai làn, mức xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019 như sau: phạt tài xế ôtô 3-5 triệu đồng, phạt người đi xe máy 400.000-600.000 đồng. Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng với tài xế ôtô.

Biển R.415 - Biển gộp làn đường theo phương tiện thuộc nhóm biển hiệu lệnh (biển báo cho người tham gia giao thông các điều bắt buộc phải chấp hành). Tuy nhiên biển gộp làn R.415 có giá trị phân làn không?

Đặc điểm nhận diện biển R.415

Theo khoản 36.1 Điều 36 QCVN 41:2019/BGTVT (ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT) biển hiệu lệnh có mã R và R.E, trong đó, có biển R.415: Biển gộp làn theo phương tiện.

Đối chiếu với quy định tại Phụ luc D Quy chuẩn này, biển R.415 có đặc điểm nhận diện như sau:

Biển phân làn và biển hướng dẫn

- Biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện hình vẽ các loại phương tiện cho phép sử dụng trên từng làn đường.

- Được đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn, giá long môn.

- Chỉ áp dụng với những đoạn đường có 02 - 04 làn đường cơ giới cho mỗi hướng lưu thông.

Có bị phạt lỗi sai làn biển R.415 không?

Biển phân làn và biển hướng dẫn
Ý nghĩa biển gộp làn theo phương tiện - R.415 (Ảnh minh họa)

Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ (khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 23/2008/QH11). Trong đó, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành mà biển gộp làn đường theo phương tiện - R.415 là biển hiệu lệnh.

Đối chiếu với quy định tại mục D.16 Phụ lục D QCVN 41:2019/BGTVT, biển R.415 được dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định.

Biển R.415 có hiệu lực từ vị trí đặt biển nếu đi qua các nút giao (trừ với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung) phải có biển nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có hiệu lực của biển.

Lưu ý,

- Biển không áp dụng với các xe chuyển làn để ra vào cổng nhà hoặc ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị hoặc dừng, đỗ bên đường. Khi chuyển làn, lái xe phải căn cứ vào vạch sơn thực tế trên đường để chuyển làn cho phù hợp giữa các làn được phép lưu thông.

- Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, có thể thấy, biển R.415 chỉ ra các loại phương tiện được phép lưu thông trên từng làn đường. Tức là, biển gộp làn R.415 có ý nghĩa phân làn đường, các phương tiện phải đi đúng làn đường như trên biển.

Trường hợp đi không đúng làn đường mà không thuộc các trường hợp được phép sẽ bị phạt lỗi đi sai làn đường.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề biển gộp làn R.415 có ý nghĩa phân làn không, bạn đọc liên hệ với tổng đài 1900 6192 để được giải đáp.