Biện pháp đề phòng tai nạn bị điện giật khi sử dụng sạc điện thoại sạc máy tính là

Học online kéo dài nhiều giờ trên điện thoại, máy tính khi thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc vừa dùng vừa cắm sạc dễ dẫn đến tai nạn do cháy, nổ, điện giật.

Hết ca dọn dẹp theo giờ buổi chiều, chị Nguyễn Thị Tâm (45 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội) phóng thẳng về nhà. Từ hai ngày trước, nghe tin học sinh lớp 5 ở Nghệ An tử vong khi đang học online bằng điện thoại, chị Tâm đi làm nhưng lòng thấp thỏm không yên. Hai con gái của chị, lớp 10 và lớp 8, học cả ngày trên điện thoại.

Vợ chồng chị mỗi người có một thiết bị liên lạc nhưng từ khi các con phải học trực tuyến, anh chị nhường cho hai đứa. Muốn gọi cho ai hoặc ai muốn gặp chị Tâm đều phải đợi đến tối. Hai con ở nhà, nếu có vấn đề gì, cũng không thể gọi cho bố mẹ mà phải nhờ hàng xóm trợ giúp.

Hai vợ chồng đều là lao động tự do, kiếm công nhật nên dù lo lắng các con không ai quản, thiết bị học xảy ra sự cố, họ cũng không còn cách nào tốt hơn. Bỏ tiền ra mua máy tính cho một đứa cũng là quá sức với anh chị. Tính sắm laptop cũ hoặc máy bàn đã qua sử dụng nhưng nhẩm tính, chị Tâm thấy "không ăn thua" vì phải mua thêm webcam, có khi còn lích kích hơn. "Nghe các vụ việc đau lòng xảy ra với học sinh khi học online, tôi không yên tâm với các con. Học nhiều trên điện thoại tôi cũng lo hai đứa cận nặng thêm", chị Tâm nói.

Chị Tâm chỉ biết nhắc nhở các con không vừa học vừa sạc, chat hay vào Zalo để máy đỡ nóng. Hai con của chị cũng được dặn không sờ ổ cắm, dây điện và biết cách ngắt cầu dao trong trường hợp khẩn cấp.

Chị Hoàng Thị Minh, 35 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, cũng có hai con phải học online. Bận đi làm cả ngày, vợ chồng chị nhờ ông nội trông con giúp. Cô con gái lớp 6 học, nhiều lúc phải vừa học, vừa sạc máy tính; còn cậu con trai lớp một chưa tự làm được nên chị Minh thường phải sạc pin giúp từ tối hôm trước. "Tôi cũng không có giải pháp nào ngoài việc nhắc con cẩn thận với ổ điện và tránh để nước dây vào điện", chị Minh cho hay.

Biện pháp đề phòng tai nạn bị điện giật khi sử dụng sạc điện thoại sạc máy tính là
Quy tắc an toàn khi học trực tuyến dành cho phụ huynh và học sinh của trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Năm nay, việc học trực tuyến diễn ra ngay từ đầu năm ở nhiều nơi, dự kiến còn kéo dài đến hết học kỳ I. Rủi ro cháy, nổ, điện giật khi sử dụng thiết bị trong quá trình học là rất lớn, gây ra nỗi bất an không chỉ cho phụ huynh mà cả nhà trường.

Hồi đầu tháng 9, vài ngày sau vụ việc nam sinh lớp 5 trường Tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa, tử vong do điện giật, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã đưa ra video cùng quy tắc an toàn khi học trực tuyến. Quy tắc 5K dành cho phụ huynh và học sinh được đăng trên Fanpage, website và gửi về Zalo từng lớp để tuyên truyền.

Theo cô Nguyễn Thị Bích Vân, Hiệu trưởng, năm quy tắc nhắc nhở học sinh kiểm tra ổ cắm điện, lưu ý tay phải khô, chân đi dép khi cắm sạc vào ổ điện và tuyệt đối không ăn, uống xung quanh nơi học tập để tránh đổ nước ra thiết bị học, gây chập điện. Phụ huynh cần phải kiểm tra pin của các thiết bị để tránh xảy ra cháy, nổ.

Ngoài các quy tắc này, trường cũng sắp xếp lại các môn học để giảm tải cho học sinh, tránh phải sạc máy lâu và tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại. Các thầy cô cũng liên tục nhắc nhở học sinh về sử dụng điện khi học.

"Tôi ước các con được đến trường học trực tiếp vì học online tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khi bố mẹ phải đi làm, để con ở nhà một mình. Nhiều em không có điện thoại xịn, phải dùng loại cũ, chai pin để học, tiềm ẩn nhiều rủi ro cháy nổ", cô Vân nói.

Biện pháp đề phòng tai nạn bị điện giật khi sử dụng sạc điện thoại sạc máy tính là
Các chuyên gia khuyến cáo không nên vừa dùng điện thoại, vừa sạc pin. Ảnh: Mạnh Tùng

Theo Thạc sĩ Lê Thành Tới (phụ trách Khoa Công nghệ Điện - Điện tử, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM) nguyên nhân các tai nạn gồm: Nguồn pin của thiết bị nóng lên bất thường, bộ sạc và dây sạc không đảm bảo an toàn về cách ly với nguồn điện, pin không rõ xuất xứ, nguồn gốc hoặc linh kiện trong thiết bị hỏng.

Tai nạn cũng có thể xảy ra nếu đồ ăn, nước uống đổ vào thiết bị làm chạm mạch, học sinh dùng các các vật dụng bằng kim loại chọc, chích vào thiết bị, nguồn điện gây ngắn mạch.

Theo ông Tới, để an toàn khi sử dụng các thiết bị, nhất là điện thoại thông minh và máy tính bảng, phụ huynh cần nhắc con sạc đầy pin trước giờ vào học, tránh vừa học vừa sạc. Nếu pin hết, học sinh có thể tranh thủ sạc trong giờ giải lao khi đã dừng sử dụng máy. Học sinh không nên dùng ốp lưng cho các thiết bị, không dùng chế độ sạc nhanh. Khi đang học trực tuyến, các em không nên chơi game hoặc xem phim. Với laptop, nhờ có tính năng bảo vệ nguồn pin, học sinh có thể vừa cắm sạc vừa sử dụng nhưng cần hạn chế tối đa.

Theo thạc sĩ Tới, mỗi ngày, phụ huynh cần rà soát thường xuyên thiết bị học tập của con, nắm những dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn, thiết bị khi đang dùng có nhiệt độ tăng bất thường, cần tắt các ứng dụng đang chạy, chờ một lúc dùng lại. Tất cả thiết bị được sạc ở nơi khô ráo, thoáng, tránh môi trường nóng.

Trong quá trình sử dụng, các phụ kiện như pin, bộ sạc có thể hỏng, dây nguồn, dây sạc khi bị bong tróc, rạn nứt cần được thay thế. Khi mua phụ kiện, phụ huynh cần chọn hàng chính hãng, có kiểm định chất lượng và tương thích với thiết bị.

Phụ huynh cũng có thể lắp CB chống giật cho hệ thống điện gia đình để đảm bảo an toàn cho mọi người khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Khi con học xong, cha mẹ cần nhắc con tắt hết thiết bị hoặc có thể thu hồi máy lại.

Phía nhà trường cũng có thể hạn chế nguy cơ tai nạn bằng cách sắp xếp các buổi học không quá dài. Theo đó, mỗi buổi học không quá 3 tiết, có giờ giải lao để thiết bị của học sinh có thời gian "nghỉ ngơi". Trong giờ học, thầy cô nên nhắc nhở các em không được vừa học, vừa dùng các ứng dụng khác. Điều này rất quan trọng, nhất là với học sinh tiểu học vốn kém tập trung, nhiều em ham chơi.

Nguy cơ tai nạn chết người khi sử dụng smartphone, máy tính bảng lúc đang sạc

18:16 15/10/2021

Nhiều người thường có thói quen vừa cắm sạc vừa sử dụng các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng, nhưng không hay biết đây là hành động hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn chết người.

Hàng loạt vụ tai nạn thương tâm vì sử dụng smartphone khi đang sạc

Trường hợpnam sinh lớp 5 tại Nghệ An tử vonghôm 14/10 vì sử dụng smartphone đang cắm sạc để học online thì chiếc điện thoại bất ngờ phát nổ, không phải là lần đầu tiên một vụ tai nạn thương tâm do smartphone hay máy tính bảng cháy, nổ trong lúc cắm sạc được ghi nhận tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Trong hai năm gần đây, tại Việt Nam đã ghi nhận hàng loạt trường hợp điện thoại bị rò điện, cháy nổ trong lúc đang cắm sạc khiến người dùng tử vong.

Chẳng hạn vào ngày 15/6/2020,một vụ tai nạn chết ngườixảy ra tại huyện Kim Bôi (Hòa Bình), khiến anh Q.V.A. tử vong. Người thân phát hiện anh A. tử vong tại phòng khách của gia đình, trên tai còn đeo tai nghe, chiếc điện thoại bị nổ dính vào vùng ngực của nạn nhân.

Biện pháp đề phòng tai nạn bị điện giật khi sử dụng sạc điện thoại sạc máy tính là
Hiện trường vụ tai nạn khiến nạn nhân tử vong tại Hòa Bình ngày 15/6/2020.

Cơ quan chức năng sau đó xác định, nguyên nhân khiến anh A. tử vong là do vừa cắm sạc pin vừa sử dụng điện thoại. Bất ngờ điện thoại phát nổ khiến nam thanh niên 27 tuổi tử vong.

Đầu tháng 10/2019, một trường hợp tương tự đã xảy ra tại huyện Đam Rông (Lâm Đồng), khi người dân phát hiện Phạm Thế T. (18 tuổi) tử vong bên cạnh chiếc điện thoại iPhone bị nổ, cháy xém. Nguyên nhân được xác định thanh niên này vừasử dụng điện thoại vừa sạc pin,điện thoại bất ngờ phát nổ khiến nạn nhân bị chấn thương nặng dẫn đến tử vong.

Biện pháp đề phòng tai nạn bị điện giật khi sử dụng sạc điện thoại sạc máy tính là
Chiếc iPhone bất ngờ phát nổ khi cắm sạc khiến anh T. tử vong hồi tháng 10/2019.

Trước đó một tháng, một vụ tai nạn tương tự đã xảy ra tại huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi),khiến cho L.V.G. chết trên giường ngủ.Bên cạnh G. là chiếc điện thoại đang cắm sạc bị cháy đen, trên ngực và bàn tay nạn nhân cũng có vết cháy. Kết quả điều tra cho thấy L.V.G sử dụng điện thoại trong lúc đang cắm sạc và thiết bị đã phát nổ khiến nạn nhân bị giật điện tử vong.

Biện pháp đề phòng tai nạn bị điện giật khi sử dụng sạc điện thoại sạc máy tính là
Chiếc điện thoại của anh L.V.G. sau khi bị nổ khiến anh tử vong.

Đầu tháng 7/2019, Phùng Văn C. (sinh năm 1998), trú tại thôn Nà Làng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) sử dụng điện thoại di động đang cắm sạc để nhắn tin trao đổi với người thân thì chiếc điện thoại bất ngờ phát nổ, rơi xuống ngực làm anh C. bị thương. Ngay sau khi phát hiện sự việc, người thân đã đưa anh C. đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong.

Ngoài những trường hợp tai nạn dẫn đến chết người, có không ít trường hợp điện thoại phát nổ khi đang cắm sạc khiến nạn nhân bị dập nát tay hay bị thương tích nặng.

Chẳng hạn như trường hợp xảy ra tại Lâm Đồng vào cuối tháng 5 vừa qua, khi bệnh nhân Lương Thanh D. (37 tuổi) đã bị dập nát tay do sử dụng smartphone khi đang cắm sạc và smartphone bất ngờ phát nổ.

Hay hồi cuối tháng 11/2019, một bệnh nhân 16 tuổi sống tại Thanh Hóa đã phải nhập viện tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) khi chiếc smartphone bất ngờ phát nổ trên tay. Nạn nhân bị nhiều vết thương nghiêm trọng, bao gồm vết thương ở mặt, ngực, đùi phải, dập nát toàn bộ bàn tay trái… Vụ nổ cũng xảy ra khi chiếc smartphone đang cắm sạc pin.

Khoảnh khắc người đàn ông bị điện giật ngay khi vừa cắm sạc điện thoại.

Vừa sử dụng smartphone vừa cắm sạc - Thói quen chết người

Không chỉ tại Việt Nam, nhiều vụ tai nạn thương tâm do sử dụng smartphone, máy tính bảng trong lúc đang cắm sạc cũng đã được ghi nhận trên thế giới, cho thấy đây là một thói quen nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn chết người. Tuy nhiên, ít người lại quan tâm đến vấn đề này và thường phớt lờ những nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên thực tế, nguy cơ người dùng bị điện giật bởi smartphone hay máy tính bảng, ngay cả khi thiết bị đang sạc, là rất thấp, bởi lẽ các thiết bị sạc thường có bộ phận đổi điện áp, nên có đầu ra điện áp thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp dây cắm hở, đầu cắm bị lỗi hoặc vì nhiều lý do khác nhau, thì vẫn có thể bị rò điện và gây ra nguy hiểm.

Bên cạnh đó, nhiều mẫu smartphone ngày nay sử dụng khung viền hoặc lớp vỏ bằng kim loại, là chất liệu dẫn điện, nghĩa là nếu có rò rỉ điện trong lúc đang cắm sạc, người dùng chạm tay vào sản phẩm sẽ dẫn đến tai nạn giật điện.

Biện pháp đề phòng tai nạn bị điện giật khi sử dụng sạc điện thoại sạc máy tính là
Sử dụng smartphone khi đang sạc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người.

Một lý do khác có thể dẫn đến tai nạn về điện khi sạc pin smartphone đó là sử dụng củ sạc và dây sạc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Ngày nay, người dùng có thể dễ dàng mua các loại dây và củ sạc cho smartphone từ các cửa hàng bán lẻ điện thoại lớn, tuy nhiên, không ít người lại chọn mua các loại dây, củ sạc không rõ nguồn gốc và trôi nổi vì có giá rẻ, nhưng chất lượng của những loại phụ kiện này thì không đảm bảo và có thể gây nên hiện tượng rò điện, rất nguy hiểm cho người dùng.

Bên cạnh nguy cơ bị giật điện, sử dụng smartphone khi đang cắm sạc có thể đối mặt với nguy cơ thiết bị bất ngờ cháy, nổ dẫn đến những tai nạn nguy hiểm. Nguyên do smartphone phát nổ khi sạc có thể do pin đã sử dụng lâu, khiến chất lượng pin bị xuống cấp hoặc do người dùng thay các loại pin không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng.

Để đề phòng nguy cơ cháy, nổ pin trên smartphone khi sạc, người dùng cần phải thay pin smartphone chính hãng và đảm bảo nguồn gốc. Ngoài ra, trong trường hợp pin smartphone đã bị "chai", bạn nên chủ động mang thiết bị đến các cửa hàng smartphone để kiểm tra và thay pin kịp thời, tránh tình trạng pin bị phồng, dẫn đến nguy cơ cháy, nổ khi sử dụng hoặc khi sạc.

Nhìn chung, tai nạn giật điện hay cháy nổ pin khi sử dụng smartphone và máy tính bảng đang cắm sạc là khá hiếm, nhưng có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Do vậy, để đề phòng và giữ an toàn cho bản thân, bạn không nên sử dụng thiết bị di động khi đang cắm sạc. Khi có cuộc gọi hoặc tin nhắn đến, bạn nên rút sạc pin trước khi chạm vào điện thoại để trả lời cuộc gọi hay tin nhắn.

Biện pháp đề phòng tai nạn bị điện giật khi sử dụng sạc điện thoại sạc máy tính là
Dùng smartphone khi đang cắm sạc là thói quen của không ít người, nhưng đây là một thói quen nguy hiểm cần loại bỏ.

Để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ bị giật điện, bạn nên cắm dây sạc vào điện thoại, sau đó mới cắm củ sạc vào ổ điện, điều này sẽ giúp tránh tình trạng bạn chạm vào điện thoại khi dây cắm đã có nguồn điện, có thể bị giật nếu thiết bị rò điện. Sau khi đã sạc xong, bạn cũng nên rút củ sạc khỏi ổ điện trước, thay vì rút dây cắm sạc của điện thoại ra khỏi máy.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng củ sạc, dây sạc chính hãng, tuyệt đối không sử dụng các loại dây sạc không rõ nguồn gốc. Nếu có cảm giác bị tê tay khi chạm vào thiết bị di động đang cắm sạc, bạn cần lập tức ngắt nguồn sạc điện để tránh tai nạn cháy nổ, đồng thời mang thiết bị đến các cửa hàng điện thoại có uy tín để nhờ kiểm tra.

Nguy cơ tai nạn điện khi sử dụng smartphone để học trực tuyến

Trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành tại nước ta đang áp dụng hình thức học trực tuyến để phòng tránh dịch bệnh, kéo theo đó là nguy cơ dẫn đến các tai nạn về điện đối với trẻ em, nhất là khi người lớn phải đi làm và để trẻ ở nhà một mình để tự học trực tuyến.

Để hạn chế các tai nạn có thể gặp phải, phụ huynh cần phải giáo dục cho con về sự nguy hiểm của tai nạn điện, tránh xa các ổ điện, đồng thời hướng dẫn cho con em mình cách sử dụng các thiết bị điện an toàn.

Biện pháp đề phòng tai nạn bị điện giật khi sử dụng sạc điện thoại sạc máy tính là
Các bậc phụ huynh cần phải sớm hướng dẫn con những quy tắc an toàn khi sử dụng điện để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Tuyệt đối không vừa sạc smartphone vừa sử dụng học trực tuyến để tránh các tai nạn có thể xảy ra nếu không may smartphone bị rò điện hoặc cháy, nổ. Trong quá trình học trực tuyến, nếu phát hiện thấy nhiệt độ smartphone tăng cao khiến máy nóng bất thường, nên để máy cố định xuống bàn, thay vì cầm trên tay để tránh nguy cơ thiết bị phát nổ do quá nhiệt.

Tốt nhất, phụ huynh nên sạc đầy pin smartphone trước khi để máy cho con tự học trực tuyến tại nhà một mình và căn dặn con tuyệt đối không được tự ý cắm sạc smartphone.

Nhìn chung, điều quan trọng nhất đó là các bậc phụ huynh cần sớm giáo dục cho con em mình những quy tắc về an toàn điện để trẻ sớm có nhận thức về việc sử dụng điện an toàn, tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo Dân Trí

Link bài gốc

Chủ đề: phát nổ Sạc điện thoại máy tính bảng Nguy cơ tai nạn chết người sử dụng smartphone đang sạc