Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

Ca dao là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, là tấm gương phản chiếu tâm hồn người lao động một cách sâu sắc. Tính chất “đồng sáng tạo” đó đã tạo ra trong ca dao nói riêng, trong văn học dân gian nói chung các công thức truyền thống mang tính thẩm mĩ cộng đồng trong sáng tạo nghệ thuật. Khi tìm hiểu ca dao cần đặt bài ca dao đó trong hệ thống công thức nghệ thuật truyền thống để chúng có thể âm vang trong nguồn mạch chung và thể hiện được sắc thái riêng độc đáo. Trong ca dao có niềm vui và nỗi buồn, có tiếng ca nghĩa tình và tiếng hát than thân. Khi nghĩ về thân phận của mình, người nông dân xưa kia thường cất lên tiếng ca chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Trong dòng mạch đó nổi lên rõ nhất là tiếng hát than thân về cuộc đời người phụ nữ mà hai bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng "Thân em" là minh chứng. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia có rất nhiều nỗi khổ cực, đắng cay. Nỗi khổ về vật chất, phải thức khuya dậy sớm dãi gió, dầm sương : Thân em như lá đài bi, Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương, Ngày ngày hai bữa cơm đèn, Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng. Nhưng nỗi khổ lớn nhất của họ vẫn là nỗi khổ tinh thần. Xã hội phong kiến xưa kia với những quan niệm bất công như "tam tòng" (ở nhà phải theo cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con) đã gây ra bao nỗi khổ cực cho người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời. Họ không có quyền định đoạt hạnh phúc cũng như cuộc đòi mình. Chính vì thế, khi nghĩ về thân phận của mình, người phụ nữ thường cất lên tiếng hát than thân chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Nếu thống kê, ta sẽ thấy số bài ca mở đầu bằng cụm từ "Thân em như" chiếm số lượng khá lớn. Nỗi khổ về thân phận bị phụ thuộc ấy được thể hiện rõ nét qua biện pháp nghệ thuật so sánh quen thuộc của ca dao. Hai bài ca dao mang nét chung trong biện pháp nghệ thuật và nội dung ý nghĩa. Hai bài đều sử dụng cụm từ mở đầu "Thân em như". Sự giống nhau ở cấu trúc mở đầu là đặc điểm của một số bài ca dao tạo nên một hệ thống lối nói khắc sâu,ấn tượng chung về "thân phận" con người. Hai bài ca dao đều sử dụng biện pháp so sánh trực tiếp. Hai vế so sánh được nối bởi từ "như" tạo nên sự đối chiếu những nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại, giúp người nghe hiểu đặc điểm của sự vật và cảm thông với tâm sự của nhân vật trử tình. Thân phận con ngựời có ý nghĩa vô cùng lớn lao lại được tác giả dân gian so sánh với những vật, những đối tượng mong manh, nhỏ bé, bị phụ thuộc, chỉ được đánh giá, xem xét ở giá trị sử dụng, bị "đồ vật hoá" : Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Đây là một trong số ít bài ca mà người phụ nữ thể hiện rõ sự tự ý thức về vẻ đẹp hình thức của mình. Tấm lụa mềm mại, óng ả lại nổi bật về màu sắc. "Tấm lụa đào" là biểu tượng của tuổi thanh xuân tươi đẹp mà người phụ nữ đã ý thức được một cách rõ ràng. Câu thơ thứ nhất nêu lên hình ảnh so sánh một cách khái quát, còn câu thơ thứ hai mang tính chất bổ sung, làm rõ nghĩa cho câu trên. "Tấm lụa đào" là tấm lụa đẹp về hình thức và có giá trị nhưng lại "phất phơ giữa chợ". Chợ là nơi kẻ qua, người lại, nơi người đời mua bán, trao đổi hàng hoá, vật dụng. Người ta có thể bán, có thể mua. "Tấm lụa đào" trở thành đối tượng sở hữu của bất kì người nào có nhu cầu mua bán, nó không có quyền lựa chọn, định đoạt số phận mình. Hình ảnh ẩn dụ và câu hỏi tu từ "biết vào tay ai" chứa đựng biết bao lo lắng về thân phận phụ thuộc, nổi trôi, mong manh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Ai ơi, nếm thử mà xem ! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Đày là bài ca dao có nét chung với bài ca dao 1 như trên đã phân tích, nhưng lại có sắc thái riêng độc đáo. Nếu ở bài 1, người phụ nữ ý thức được về vẻ đẹp hình thức thì ở bài 2 này, người phụ nữ muốn khẳng định về vẻ đẹp nội dung, phẩm chất bên trong dẫu bề ngoài không tương xứng. Củ ấu gai có vỏ ngoài đen đúa, xấu xí, gai góc nhưng ẩn chứa sau vẻ ngoài xấu xí ấy là ruột ấu trắng thơm, ngọt bùi. Ai đã một lần ăn chắc sẽ nhớ và càng nhớ hơn bài học tự rút ra về cách đánh giá sự vật trong cuộc đời. Bài ca sử dụng phương pháp đối lập ngay trong một dòng thơ (tiểu đối) với các cặp tương phản : trong - ngoài, trắng - đen "Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen". Lời mời mọc, nhắn gửi của người phụ nữ với người đời vừa là sự tự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của mình song nghe cũng thật tủi hờn, xót xa : Ai ơi, nếm thử mà xem ! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Với người con gái, sự mời mọc tha thiết và tự khẳng định ấy là sự "vạn bất đắc dĩ" bởi vì vẻ đẹp bên trong - giá trị thực của họ chẳng được ai biết đến. Bài ca dao có sự lựa chọn hình ảnh so sánh rất chính xác, vừa cụ thể vừa biểu cảm, chắc chắn đây phải là người phụ nữ lao động gắn bó với ruộng đồng mới có cái nhìn so sánh giản dị, tự nhiên như vậy. Hình ảnh được so sánh đã cụ thể hoá tâm trạng tủi buồn của người phụ nữ. Bài ca có ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa ngầm phê phán những ai không coi trọng giá trị đích thực của con người. Hai bài ca dao trên bổ sung cho nhau, là sự tự khẳng định một vẻ đẹp bên ngoài, một vẻ đẹp bên trong nhưng bao trùm là cảm hứng ngậm ngùi, xót xa về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là giá trị tố cáo và giá trị nhân đạo sâu sắc trong tiếng hát than thân ướt đầm nước mắt của người phụ nữ. Các bài ca dao có cùng công thức mở đầu gần gũi nhau bởi nét tương đồng trong nội dung, ý nghĩa và cùng sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. Bên cạnh đó, mỗi bài có nét riêng trong việc lựa chọn đối tượng miêu tả và biểu hiện. Cũng để diễn tả thân phận chìm nổi của người phụ nữ mà có một loạt hình ảnh khác nhau để so sánh khiến biện pháp nghệ thuật và nội dung diễn đạt càng đa dạng, phong phú, tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. So sánh là sự khắc hoạ một cách cụ thể, làm sáng rõ hơn những khái niệm trừu tượng : "Thân em" là khái niệm trừu tượng được thể hiện thông qua những hình ảnh giản dị, gần gũi vói cuộc sống con người : "tấm lụa đào", "giếng giữa đàng", "miếng cau khô", "hạt mưa sa",... Những vật thể rất khác nhau ấy được xích lại gần nhau nhờ những nét tương đồng bởi sự lựa chọn của biện pháp so sánh. Điều này giúp việc khắc hoạ sâu hon đặc điểm đối tượng đuợc đem ra so sánh mà vẫn giàu giá trị biểu cảm. Ta có thể thấy nhu có tiếng thở dài cam chịu, giọt nước mắt đắng cay của bao kiếp người phụ nữ xưa kia. Trong ca dao còn có rất nhiều bài khác cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật này để thể hiện nội dung tưong tự. Bởi vì ca dao là sáng tác của nhân dân lao động, được diễn xướng trong lao động, trong hát đối đáp nơi hội hè, đình đám. Từ đời này qua đời khác, ca dao được lưu truyền, khắc hoạ rõ thêm tâm tình người lao động : - Thân em như cái quả xoài trên cây, Gió đông gió tây, gió nam gió bắc Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành. - Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân. - Thân em như nước giếng trong Để cho bèo tấm, bèo ong lọt vào. Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. - Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp như com nguội đỡ khi đói lòng. Tiếp mạch cảm nghĩ chung về thân phận phụ thuộc, mỏng manh, nổi nênh của người phụ nữ trong ca dao, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã khắc hoạ rõ nét hon trong tiếng thơ đầy bản sắc của bà tạo nên một tiếng nói chung, một mạch tiếp nối giữa văn học dân gian và văn học viết : Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Những bài ca dao trên cho ta hiểu hơn về nỗi khổ của cuộc đời người phụ nữ xưa, giúp ta thêm yêu cuộc sống hiện nay. Người phụ nữ hiện đại vẫn giữ những nét dịu dàng, khiêm nhường của người phụ nữ truyền thống nhưng họ không còn phải cam chịu cuộc sống phụ thuộc mà đã ý thức được về vị thế xã hội của mình, chủ động và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn : Một buổi sớm mai trớm bước chân mình trên cát Người mẹ cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương Dầu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng Là bác học hay là ai đi nữa Cũng là con của người phụ nữ Người đàn bà rất bình thường không ai biết tuổi tên.

Tài Linh   -   Thứ năm, 18/06/2015 13:12 (GMT+7)

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

Giống như loài người, một số loài động vật cũng rất trung thành với tình yêu của mình. 

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

1.      Vượn

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

2.      Thiên nga

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy
Không lạ khi một cặp thiên nga chung sống với nhau trọn đời. Sự thủy chung của loài này vô cùng lớn và nó đã trở thành biểu tượng của tình yêu. Chúng luôn có những cử chỉ đáng yêu và những hành động tạo dáng tuyệt diệu. Bạn cảm thấy thế nào khi ngắm hai chiếc cổ dài xen vào nhau như hình trái tim, những cánh hồng rơi trên nhành súng trong buổi chiều hoàng hôn dưới điệu nhạc bossa-nova?

3.      Kền kền

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

4.      Cá thần tiên Pháp

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

5.      Sói

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

6.      Hải âu

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

7.      Mối

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

8.      Chuột đồng

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy
Đây là biểu tượng cho sự hi sinh vì người khác. Chúng chia sẻ những công việc nhà như chăm sóc lũ chuột con. Chuột đồng là đối tượng nghiên cứu về lĩnh vực gene trung thành.

9.      Ó biển đầu trắng

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

10. Bồ câu

Biểu tượng cho vợ chồng sắc son chung thủy

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận