Bổ nhiệm chánh án cấp huyện như thế nào

Tại buổi lễ đại diện Phòng Tổ chức cán bộ TAND tỉnh đã thông báo Quyết định nghỉ chế độ đối với đồng chí Lê văn Ngũ, Chánh án TAND huyện; công bố Quyết định của Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đối với ông Hoàng Ngọc Tuấn, Thẩm phán Sơ cấp, Phó Chánh án TAND huyện Triệu Sơn, nhiệm kỳ Chánh án là 5 năm kể từ ngày 15/12/2022; Quyết định của Chánh án TAND tối cao, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh án TAND huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, đối với bà Lê Thị Thu; Thẩm phán Sơ cấp; Chánh văn phòng TAND huyện Triệu Sơn; nhiệm kỳ Phó Chánh án của bà Lê Thị Thu là 5 năm kể từ ngày 15/12/2022.

Bổ nhiệm chánh án cấp huyện như thế nào
Bổ nhiệm chánh án cấp huyện như thế nào
Bổ nhiệm chánh án cấp huyện như thế nào
Đồng chí Chánh án TAND tỉnh trao quà cho đồng chí nghỉ công tác và trao Quyết định bổ nhiệm cho các đồng chí Chánh án, Phó Chánh án TAND huyện Triệu Sơn

Đồng chí Nguyễn Thị Nga, Tỉnh ủy viên, Bí thư ban cán sự Đảng; Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa đã trao Quyết định và phát biểu giao nhiệm vụ cho các đồng chí. Đồng chí chúc mừng đồng chí Lê Văn Ngũ, nguyên Chánh án TAND huyện Triệu Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ; đối với đồng chí Hoàng Ngọc Tuấn và đồng chí Lê Thị Thu, đồng chí Chánh án TAND tỉnh mong muốn các đồng chí tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm công tác; xác định rõ chức trách nhiệm vụ, tiếp tục nỗ lực vươn lên đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng đơn vị vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng chí nhấn mạnh, trong thời gian qua TAND huyện Triệu Sơn đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác xét xử và nâng cao chất lượng xét xử các vụ án; trong thời gian tới đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo, các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử; công khai các bản án theo quy định; triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng; nêu cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05 CT/TW; học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị; đồng chí cũng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể huyện Triệu Sơn đối với TAND huyện trong suốt thời gian qua.

Bổ nhiệm chánh án cấp huyện như thế nào
Bổ nhiệm chánh án cấp huyện như thế nào

Bổ nhiệm chánh án cấp huyện như thế nào
Các đồng chí lãnh đạo huyện phát biểu và tặng hoa chúc mừng các đồng chí nghỉ công tác và bổ nhiệm các chức vụ của TAND huyện.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Lê Văn Tuấn đã tặng hoa và phát biểu chúc mừng đồng chí Lê Văn Ngũ đã hoàn thành nhiệm vụ và được nghỉ chế độ; chúc mừng 2 đồng chí Hoàng Ngọc Tuấn và đồng chí Lê Thị Thu được bổ nhiệm chức vụ công tác mới; trong điều kiện huyện nhà đang quyết liệt, tập trung triển khai các mục tiêu nhiệm vụ lớn đó là xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; xây dựng huyện đạt chuẩn tiêu chí đô thị loại 4; Bí thư Huyện ủy mong muốn, các đồng chí nỗ lực, chung sức cùng huyện nhà phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra.

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 9/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi.

Một trong những vấn đề xin ý kiến Quốc hội là việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn thu thập tài liệu, chứng cứ của tòa án. Trình bày tờ trình, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự là phù hợp và cần thiết. Loại ý kiến thứ hai đề nghị cân nhắc kỹ quy định này vì có thể khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Việc quy định tòa án thu thập chứng cứ vẫn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tư pháp tán thành quy định của dự thảo luật theo hướng tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Bởi nếu Tòa án thu thập chứng cứ mà sau đó lại dựa vào chính những chứng cứ do mình thu thập để ra phán quyết sẽ không bảo đảm nguyên tắc khách quan, vô tư.

Bổ nhiệm chánh án cấp huyện như thế nào
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên thảo luận tổ Quốc hội chiều 9/11

Về vấn đề này, đại biểu (ĐB) Dương Văn Thăng (TPHCM) tán thành việc tòa án không thu thập chứng cứ để đảm bảo tính tài phán, phán quyết của Tòa án, đảm bảo tính độc lập khách quan. Vì tòa án mà lại thu thập chứng cứ, rồi dựa vào chứng cứ đó để xét xử thì có đảm bảo khách quan hay không?. Đây cũng là quan điểm của ĐB Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu). Thay vào đó, tòa án sẽ hỗ trợ thu thập chứng cứ cho những người yếu thế.

Bên cạnh đó, một trong những nội dung nhận được sự quan tâm nhất trong phiên thảo luận tổ chiều 9/11 là về việc đổi tên TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, tức thành TAND phúc thẩm và TAND sơ thẩm. Theo cơ quan soạn thảo, việc đổi tên nêu trên để thể chế hóa nhiệm vụ “bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử” được đề ra tại nghị quyết 27 của Trung ương. Đồng thời, quy định này phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của tòa án.

Hiện vẫn có hai loại ý kiến đồng ý và không đồng ý với đề xuất trên. Đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cũng không nhất trí với dự thảo. Cho ý kiến về nội dung này, nhiều ĐB băn khoăn vì dù đổi tên nhưng TAND cấp tỉnh vẫn thực hiện quyền xét xử cả phúc thẩm và sơ thẩm. ĐB Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) cho rằng, đổi tên nhưng bản chất toà cấp phúc thẩm vẫn xét xử sơ thẩm và cấp huyện cũng chưa đảm bảo hết được các vụ án sơ thẩm nếu được giao. Do đó, ĐB nhất trí với quan điểm của cơ quan thẩm tra là giai đoạn hiện nay nên giữ nguyên để ổn định. Việc đổi tên này không thay đổi về bản chất, nhưng kéo theo nhiều hệ lụy như sẽ phải đổi tên đổi biển, cơ quan, con dấu, giấy tờ tài liệu phát sinh cho thấy hoàn toàn không cần thiết.

Trong khi đó ĐB Huỳnh Thị Hằng Nga (Trà Vinh) và một số ĐB lại thống nhất với dự thảo luật là cần thiết đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm; TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, nhấn mạnh, đây là dự án luật khó, đã được cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng, tiến hành khảo sát lấy ý kiến nhiều lần. Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã từng có buổi làm việc với TAND tối cao về một số nội dung lớn trong dự thảo luật này; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự án luật trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. “Vấn đề nào được thực tiễn kiểm nghiệm, có sự đồng thuận cao, đã chín, đã rõ thì đưa vào luật còn nội dung, vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm, chưa quy định trong luật…”, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ thêm một số vấn đề cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện trong quy định như việc đổi mới TAND cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử; bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án; Về TAND sơ thẩm chuyên biệt… Trong đó, liên quan đến việc đổi tên tòa án cấp tỉnh và cấp huyện, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng và lý giải đầy đủ để ĐB Quốc hội hiểu rõ; phải bảo đảm tính tương thích và đồng bộ trong hệ thống pháp luật, trong tố tụng và trong tư pháp. Đồng thời, đề nghị cân nhắc thật kỹ và báo cáo rõ ưu điểm, khuyết điểm, nhược điểm, từng phương án, lợi ích mang lại để ĐB Quốc hội quyết định. Nếu đổi tên các tòa án cấp tỉnh và cấp huyện thì cũng phải đổi tên con dấu, biển hiệu, các loại mẫu văn bản, giấy tờ dẫn đến phát sinh rất nhiều chi phí.

Trước băn khoăn của ĐB, phát biểu tại tổ, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình giải thích, việc đổi tên này thực hiện theo đúng nghị quyết 27 của Đảng về tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử. Hiến pháp quy định 2 cấp là phúc thẩm, sơ thẩm; trường hợp đặc biệt có giám đốc thẩm, tái thẩm. Tổ chức chức tòa án theo thẩm quyền xét xử là đúng bản chất tố tụng, phù hợp thẩm quyền, đảm bảo tính độc lập và cũng phù hợp với tổ chức tòa án quốc tế. Các nước họ cũng tổ chức theo thẩm quyền xét xử.

Bổ nhiệm chánh án cấp huyện như thế nào
Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM thảo luận tại tổ chiều 9/11

Theo Chánh án, tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, thực hiện quyền tài phán quốc gia chứ không phải quyền tài phán của huyện, tỉnh. Khi tổ chức theo tỉnh, huyện có thể dễ ngộ nhận là tỉnh chỉ đạo huyện về mặt hành chính và như thế không đảm bảo độc lập. “Việc đổi này đơn thuần là một cái tên nhưng nội hàm là bước tiến lớn, phù hợp với các quy định chung của thế giới, phù hợp với truyền thống pháp lý của chúng ta”, Chánh án TAND Tối cao nhấn mạnh.

Chánh án cũng cho rằng, đổi tên không có gì ảnh hưởng. Còn ý kiến tại sao tòa án phúc thẩm vẫn xử các vụ sơ thẩm, Chánh án Nguyễn Hòa Bình lý giải theo luật hiện hành là như vậy, bởi những vụ án tham nhũng lớn, huyện chưa đủ năng lực thì đưa lên tỉnh xử. Ở tỉnh chủ yếu xử phúc thẩm nhưng trong một số trường hợp luật giao thì tỉnh vẫn xử sơ thẩm. Đây là do quy định của luật, ví dụ ở ở các nước thì tòa án tối cao vẫn xử sơ thẩm chứ không chỉ xử giám đốc thẩm. Tương lai, khi năng lực của tòa án sơ thẩm (toà án huyện) tốt lên thì việc giao cho cấp sơ thẩm xét xử có mức án cao chung thân, tử hình, trên 15 năm là đích hướng đến. Trong tương lai khi năng lực các thẩm phán sơ thẩm nâng lên sẽ hướng tới giao thêm nhiệm vụ.

Chánh án Tòa án huyện do ai bổ nhiệm?

1. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do ai bổ nhiệm?

  1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định trên, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm?

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định hai cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán, đó là: Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

Tòa án nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm?

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội. 3.