Bộ phận operation la gì

Trong kinh doanh từ operation được dùng để thể hiện nhiều hoạt động đặc thù khác nhau có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là từ được dùng để chỉ một bộ phận chức năng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Vậy cụ thể thìOperation là gì? Các bạn hãy cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về bộ phận Operation qua bài viết sau đây của sonlavn.com nhé.

Đang xem: Operation là gì

NỘI DUNG BÀI VIẾT:1- Operation là gì?2- Nhiệm vụ của bộ phận operation 3- Yêu cầu đối với operation4- Bộ phận Operation trong các doanh nghiệp

1- Operation là gì? 

Operation là một từ tiếng Anh, có nghĩa là hoạt động. Khi được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh thì operation được hiểu là tên của một bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Bộ phận này có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ phận operation giữ vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi vì bộ phận này chính là nơi tạo ra các kế hoạch, chiến lược và những định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Hơn nữa việc triển khai các hoạt động kinh doanh chính là nguồn thu, nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp. Không có hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được.

Bộ phận operation có trách nhiệm quản lý các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, để đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động hiệu quả nhất. Bất kể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại hay cung cấp dịch vụ thì việc quan tâm đến các hoạt động của doanh nghiệp là điều bắt buộc phải thực hiện. Còn những hoạt động đó cụ thể ra sao thì phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp.

Những công việc mà bộ phận operation thực hiện được xem là chìa khóa quan trọng trong việc điều hành các doanh nghiệp. Điều này đảm bảo doanh nghiệp luôn được duy trì và không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể xác định và tối ưu hóa hiệu quả của các hoạt động bằng cách xem xét, đánh giá cách thức hoạt động của các quy trình hiện tại.

2- Nhiệm vụ của bộ phận operation 

Bởi vì giữ một vai trò khá quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên bộ phận operation thường đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng sau đây:

2.1- Lập kế hoạch kinh doanh

Bộ phận operation có trách nhiệm lập các kế hoạch kinh doanh hàng năm cũng như các kế hoạch kinh doanh trong ngắn, trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Các kế hoạch này phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

2.2- Tổ chức thực hiện các kế hoạch

Bên cạnh việc lập kế hoạch kinh doanh, bộ phận operation cũng đồng thời đảm nhận việc tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt. Đồng thời có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và tiến hành đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

2.3- Tổ chức hoạt động tiếp thị, tìm kiếm thị trường

Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận operation cần đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị cũng như tìm kiếm thị trường và phát triển sản phẩm mới. Các hoạt động này không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp không ngừng mở rộng và phát triển.

2.4- Xây dựng các kế hoạch đào tạo cho nhân viên trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Do đó, bộ phận operation cần đề xuất và xây dựng các kế hoạch đào tạo cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp, 

Ngoài ra operation còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên. Nhìn chung, công việc của bộ phận operation khá nhiều nhưng hiệu quả và chất lượng công việc luôn được tối ưu.

3- Yêu cầu đối với operation 

Để có thể hoàn thành tốt công việc được giao, operation cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

3.1- Kiến thức chuyên môn 

Để làm việc tại bộ phận operation, trước tiên bạn cần đáp ứng được yêu cầu về kiến thức chuyên môn. Trong kinh doanh các kinh nghiệm thực tế rất quan trọng nhưng như vậy là chưa đủ. Bạn sẽ phải có nền tảng lý thuyết vững chắc để có thể tự học hỏi, nghiên cứu các vấn đề và tìm ra giải pháp cho mọi việc. 

Trong thực tế có những việc bạn chỉ cần học qua là có thể làm được. Nhưng với những ngành nghề có tính đặc thù cao thì bắt buộc bạn phải trải qua quá trình học tập tại các trường đại học cao đẳng. Mặc dù, hiện tại bằng cấp chuyên môn không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng nó lại là tiền đề để bạn khởi đầu công việc thuận lợi hơn.

Xem thêm: Xem Cung Hoàng Đạo Sinh Ngày 21 Tháng 7 Là Cung Gì ? Cự Giải Sinh Ngày 21 Tháng 7

3.2- Kỹ năng

Operation cần trang bị những kỹ năng sau đây để đạt được thành công trong công việc:

Thứ nhất, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình. Để lập ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp, bộ phận operation không chỉ làm việc tại văn phòng mà họ còn phải khảo sát thực tế. Trong quá trình khảo sát thực tế, họ sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người nên rất cần có kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, operation còn phải thuyết trình kế hoạch kinh doanh trước ban giám đốc và thuyết phục ban giám đốc chấp nhận kế hoạch kinh doanh của họ. 

Thứ hai, kỹ năng làm việc nhóm. Trong công việc bạn không thể nào làm việc độc lập mà luôn cần đến sự phối hợp của đội nhóm. Làm việc theo nhóm sẽ mang lại hiệu quả công việc cao hơn cũng như tiết kiệm thời gian hơn làm việc một mình. Bên cạnh đó làm việc nhóm còn giúp bạn thể hiện được khả năng lãnh đạo của mình. Có thể nói rằng kỹ năng làm việc nhóm vừa giúp bạn khẳng định bản thân vừa giúp nâng cao hiệu quả làm việc.

Thứ ba, chịu được áp lực công việc. Khối lượng công việc của bộ phận operation thực sự rất lớn. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng áp lực trong các kỳ báo cáo hoặc những lúc cần lập kế hoạch. Khi đó bạn sẽ bận đến mức không có đủ thời gian để nghỉ ngơi. Vì vậy nếu không thể chịu được áp lực cao trong công việc bạn sẽ dễ dàng bỏ nghề. Ngược lại nếu có thể chịu được áp lực công việc lớn, bạn sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp.

Thứ tư, khả năng tiếng Anh và tin học. Ngày nay, khi mà bạn đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 thì khả năng tiếng Anh và tin học chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và con đường thăng tiến của bạn. Sở hữu những kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng hội nhập và phát triển mạnh mẽ hơn trong sự nghiệp. 

4- Tìm hiểu về bộ phận operation trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau 

4.1- Operation trong doanh nghiệp bán lẻ

Mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp bán lẻ chính là đảm bảo dự trữ đủ các mặt hàng cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó nhiệm vụ của bộ phận operation trong các doanh nghiệp bán lẻ là phải quản lý lượng hàng tồn kho hiệu quả. Bởi vì hàng tồn kho có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh doanh khác. Đối với hàng tồn kho, bộ phận operation cần xem lại các dữ liệu bán hàng trước đó để biết mặt hàng nào bán chạy, kiểm soát tốt lượng tồn kho tối thiểu, đồng thời thương lượng mức giá và các điều khoản mua hàng tốt hơn để kiếm lời.

Các doanh nghiệp bán lẻ thường có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty cung cấp hàng hóa, công ty phân phối và khách hàng nên bộ phận operation cần đảm bảo cân bằng được mối quan hệ giữa doanh nghiệp bán lẻ và các bên liên quan này để có thể bán được lượng hàng nhiều nhất.

4.2- Operation trong các nhà hàng hoặc doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Nhiệm vụ chính của bộ phận operation trong các nhà hàng hoặc doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm là phải quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên có một nguy cơ rất lớn đối với các doanh nghiệp này là hàng hóa của họ rất dễ bị hư hỏng. 

Tại các doanh nghiệp này, bộ phận operation không chỉ quản lý vấn đề xử lý thực phẩm, mà họ còn phải quản lý việc mua, chuẩn bị các loại thực phẩm, đồ uống và quản lý nhân sự. Bên cạnh đó, bộ phận operation cũng phải quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng và tìm cách nâng cao trải nghiệm của khách hàng để có được kết quả kinh doanh tối ưu. 

Bộ phận operation có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách ký kết hợp đồng với những nhà cung cấp thực phẩm uy tín. Đồng thời chú trọng đến việc cải thiện hệ thống thiết bị để đảm bảo chất lượng thực phẩm. Ngoài ra, operation cũng quan tâm đến việc đào tạo nhân viên để đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của khách hàng.

4.3- Operation trong doanh nghiệp dịch vụ

Công việc của operation trong doanh nghiệp dịch vụ thường khởi đầu bằng việc tương tác với khách hàng. Kế tiếp operation sẽ xem xét đến các quy trình hiện hữu, để có thể quản lý những gì có ảnh hưởng đến dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Thông thường bộ phận operation của các doanh nghiệp dịch vụ sẽ được chia thành hai nhóm chính. Một nhóm phụ trách những vấn đề về khách hàng. Còn một nhóm phụ trách những hoạt động liên quan đến công tác quản trị kinh doanh.

4.4- Operation trong doanh nghiệp sản xuất 

Để đảm bảo hiệu quả quá trình sản xuất, bộ phận operation sẽ phải tìm ra ý tưởng sáng tạo để cải thiện bất cứ điều gì có thể. Trong các doanh nghiệp sản xuất, operation không cần phải phát minh ra dây chuyền sản xuất, nhưng họ cần xem xét cách mua, cách lưu trữ cũng như cách thức sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Bộ phận operation sẽ xem xét phương pháp sản xuất hiện tại bằng cách trả lời các câu hỏi như: 

– Làm sao có thể sản xuất hàng loạt các đơn hàng lớn để tiết kiệm thời gian?

– Có vấn đề phức tạp nào trong sản xuất có thể được đơn giản hóa hay không?

– Tình trạng vận tải có thể cải thiện được hay không?

– Có thể thương lượng với nhà cung cấp để cải thiện hiệu quả mua hàng tốt hơn hay không?

4.5- Operation trong doanh nghiệp kỹ thuật số 

Vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp kỹ thuật số đó là nhân sự. Do đó bộ phận operation cần có phương thức tối ưu để tuyển dụng, đào tạo và tư vấn cho nhân viên của doanh nghiệp. 

Đối với doanh nghiệp kỹ thuật số, yếu tố hợp tác được đánh giá rất cao. Như các bạn cũng biết các trang web hoặc ứng dụng đều có thể hoạt động bình thường mà không cần tới sự trợ giúp. Nghĩa là quy trình giám sát và cập nhật các phần mềm cần thiết để hợp lý hóa sự hợp tác rất cần thiết đối với operation.

Xem thêm: Phim ” Đỉnh Mù Sương '

Đồng thời, operation cần xác định công việc cụ thể cho từng nhân viên toàn thời gian của doanh nghiệp. Qua đó có thể tối ưu hóa các chi phí có liên quan đến nguồn nhân lực mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối đa.

Qua những thông tin trong bài viết này, các bạn có thể thấy rằng để đảm nhận vai trò operation không hề dễ dàng. Bạn sẽ phải tích lũy cho mình những kiến thức chuyên môn cần thiết và phải rèn luyện rất nhiều những kỹ năng quan trọng khác. Hy vọng với những thông tin sonlavn.com cung cấp, các bạn có thể hiểu rõ hơn về bộ phận operation.————————————

Post navigation

Có thể bạn quan tâm

Chủ đề