Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống

Ngày 16-2, người dân xã Đại Phong (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) chưa hết bàn tán xôn xao về chuyện con bò của gia đình ông Nguyễn Tươi Anh (SN 1958, thôn Tân Minh, xã Đại Phong) sinh ra bê con có 2 đầu.

Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống

Con bê kỳ lạ này đã chết sau khi sinh ra Ảnh: CTV

Theo ông Anh, khoảng 12 giờ trưa 12-2 (mùng 6 Tết), phát hiện bò mẹ bắt đầu chuyển dạ, ông gọi cán bộ thú y xã đến đỡ đẻ cho bò. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cán bộ thú ý đã đưa được chú bê con ra ngoài và mọi người hết sức ngạc nhiên trước hình hài kỳ lạ của bê con, nó có 2 cái đầu, 4 mắt, 4 tai, 2 cái miệng...

Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống

Con bò mẹ của gia đình ông Anh sinh lần thứ 2 cho ra con bê 2 đầu Ảnh: CTV

Ông Anh cho biết, sau khi chào đời được vài phút thì bê con kỳ lạ này tắt thở. ông Anh đã mang đi chôn. Được biết, đây là lứa thứ 2 của con bò mẹ này, lần sinh đầu tiên thì bê con phát triển bình thường.

\>> Ở giai đoạn này, khả năng tiêu hóa sữa của bê thường trên 95%. Vì vậy, cần sử dụng tối đa lượng sữa mẹ để nuôi bê, trong tháng đầu tiên thức ăn chủ yếu của bê là sữa mẹ, các thức ăn khác chỉ là tập ăn.

Các giống trâu - bò đều có xuất xứ, hình thành, tồn tại và phát triển trong điều kiện của các nước nhiệt đới. Các tuyến mồ hôi của trâu - bò kém phát triển và lại nằm sâu trong tổ chức dưới da nên khả năng điều hoà nhiệt bằng cách tiết mồ hôi qua da rất hạn chế. Trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ không khí cao, cơ thể trâu - bò rất khó chịu, do đó nó thường phải tìm nguồn nước để tắm.

- Phương thức chăn nuôi: nuôi quảng canh hay thâm canh.

- Mục đích và quy mô chăn nuôi: chăn nuôi trâu - bò để cày kéo hay nuôi trâu - bò lấy thịt, sinh sản…

Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống
Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống

2. Những yêu cầu kỹ thuật

Những yêu cầu chung:

- Vị trí, địa điểm: xây chuồng nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, cách xa nhà ở và khu dân cư, trường học, chợ…Địa điểm xây chuồng nên gần đồng cỏ, bãi chăn thả, thuận tiện giao thông và nguồn nước phục vụ cho trâu – bò.

- Hướng chuồng: đối với điều kiện của nước ta, nói chung tốt nhất là xây chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Như vậy, có thể hứng được gió Đông Nam mát mẻ vào mùa nắng, đồng thời tiện che chắn khi có gió mùa Đông Bắc. Tuy nhiên, còn phải tuỳ thuộc vào địa hình cụ thể và chế độ tiểu khí hậu của từng vùng mà xác định hướng chuồng thích hợp để tận dụng được tốt nhất những yếu tố bên ngoài nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất lợi của thời tiết tác động đến gia súc.

Những yêu cầu cụ thể:

- Nền chuồng: có thể làm nền chuồng bằng đất nện hoặc bê tông nhưng phải bảo đảm là không được gồ ghề, không trơn trượt. Nếu làm bằng bê tông thì bề mặt phải rạch khía hay đánh nhám để tránh cho trâu - bò bị trượt ngã. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý, hướng về rãnh thoát nước để bảo đảm thoát nước dễ dàng khi rửa chuồng.

Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống
Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống

Hình xây dựng chuồng kiên cố cho bò

Bảng - Tiêu chuẩn diện tích nền (chỗ đứng) cho các loại trâu - bò

Loại bò

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Diện tích (m2)

Trưởng thành

1,7

1,2

2,04

Trâu - Bò tơ lỡ

1,5

1,1

1,65

Nghé - Bê 7 - 12 tháng tuổi

1,4

1,0

1,40

Nghé - Bê 3 - 6 tháng tuổi

1,2

0,9

1,08

Nghé - Bê dưới 3 tháng tuổi

1,0

0,8

0,8

- Tường chuồng: Xây tường bao quanh để tránh mưa hắt vào.

- Khu vực chăn thả và hàng rào: nếu có điều kiện, nên bố trí khu chăn thả để bò có thể vận động tự do. Có thể trồng cây có bóng mát trong khu vực chăn thả để trâu – bò nghỉ ngơi.

- Máng ăn và máng uống: tốt nhất là xây bằng gạch láng bê tông. Các góc của máng phải mài tròn và trơn nhẵn. Đáy máng có lỗ thoát nước để thuận tiện cho việc rửa máng.

Nếu có điều kiện, dùng máng uống tự động, với nguồn nước từ thùng chứa dẫn tới. Trâu - bò muốn uống nước chỉ việc ấn mõm vào bộ phận tự động và nước trào ra.

II. NUÔI DƯỠNG – CHĂM SÓC

1. Nuôi dưỡng nghé - bê giai đoạn bú sữa

Nuôi dưỡng nghé – bê nói riêng và nuôi dưỡng gia súc non nói chung có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi các loại gia súc trưởng thành sau này. Chế độ nuôi dưỡng hợp lý đối với nghé – bê trong giai đoạn bú sữa là điều cần thiết.

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc nghé – bê hợp lý không chỉ để thu được mức tăng trọng theo dự kiến mà còn đảm bảo sự phát triển tốt.

Thời kỳ nghé – bê bú sữa dài hay ngắn tuỳ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Thời kỳ này có thể là 5 - 6 tháng hoặc nhiều khi cho nghé – bê bú mẹ dài hơn, đến khi cạn sữa. Trong thời kỳ nuôi nghé – bê bằng sữa còn chia thành hai giai đoạn:

+ Nuôi dưỡng nghé – bê sơ sinh 0 đến 10 ngày tuổi:

Nghé – bê mới sinh rất nhạy cảm với thời tiết và dễ bị nhiễm bệnh, do đó chuồng nuôi cần bảo đảm sạch sẽ, tránh gió lùa và ẩm ướt. Nuôi nghé – bê trong chuồng lồng,bảo đảm vệ sinh phòng bệnh, tránh những tai nạn đáng tiếc cho nghé – bê con, bảo đảm tỷ lệ nuôi sống cao.

Sau khi nghé – bê sinh 1 giờ thì cho bú sữa đầu ngay. Lượng sữa đầu cho nghé – bê bú trong mấy ngày đầu phụ thuộc vào tình trạng của nghé – bê và thường trong giới hạn 2-3 lít (tức là bằng khoảng 1/10 khối lượng cơ thể).

Sữa đầu rất quan trọng, có tác dụng tẩy sạch đường tiêu hoá và cung cấp cho nghé – bê các kháng thể, các dưỡng chất. Thời gian cho nghé – bê bú sữa đầu là 7-10 ngày. Mỗi ngày bú 2-3 lần hoặc cho nghé – bê bú tự do.

+ Nuôi dưỡng nghé – bê giai đoạn từ 10 – 30 ngày:

Cần tập cho nghé – bê ăn được sớm các loại thức ăn, nhất là thức ăn thô xanh. nghé – bê càng sớm ăn được cỏ khô, cỏ xanh, cỏ ủ tươi, thức ăn tinh thì càng có điều kiện phát triển tốt vào thời kỳ sau cai sữa. Ngày thứ 15 sau khi đẻ có thể tập cho nghé – bê ăn thức ăn tinh (bắp, cám, đậu nành…), ngày thứ 20 tập cho ăn cỏ khô, ngày thứ 30 tập cho ăn cỏ non, cỏ ủ tươi.

Nguyên tắc tập ăn là cho ăn từ ít đến nhiều. Thức ăn cho nghé – bê phải sạch sẽ, chất lượng tốt, cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho nghé – bê uống. Nên bố trí máng thức ăn tinh, máng cỏ khô và máng nước ngoài sân chơi để nghé - bê có thể tự do ăn.

Trong điều kiện nuôi trâu - bò trong các gia đình để lấy thịt có thể để nghé – bê trực tiếp bú nhưng cũng cần chú ý cho nghé – bê tập ăn hoặc chăn thả tự do trên bãi chăn. Việc chăn thả trên bãi chăn ngoài vấn đề giúp nghé – bê có thể tự liếm láp, sớm tập ăn còn tăng khả năng vận động, giúp cho quá trình trao đổi chất tăng và cơ thể chúng thêm rắn chắc, khoẻ mạnh.

2. Nuôi dưỡng nghé – bê sau cai sữa và trâu - bò tơ

Trong thời kỳ này nghé – bê và trâu - bò tơ có thể sử dụng được thức ăn thô xanh nên tốt nhất là chăn thả trên bãi chăn. Tuỳ theo tính chất bãi chăn mà bố trí chăn thả luân phiên nhằm khai thác hiệu quả bãi chăn. Mùa mưa thay thế một phần thức ăn tươi xanh bằng cỏ khô hoặc thức ăn ủ tươi, cần bổ sung thức ăn tinh nếu khẩu phần thức ăn thô xanh không cân đối các nhu cầu dinh dưỡng.

Trong điều kiện chăn thả, nếu nghé – bê và trâu – bò tơ kém phát triển thì cần bổ sung thức ăn thô xanh, cỏ khô tại chuồng. Cũng có thể phải bổ sung 0,5-1,0 kg thức ăn tinh, tuỳ theo năng suất và chất lượng cỏ trên bãi chăn.

Vào mùa nắng, cần cho trâu – bò tắm hàng ngày, còn vào mùa mưa thì cho tắm khi trời nắng, ấm, mỗi tuần một lần.

3. Kỹ thuật chăn nuôi trâu – bò cái giống

3.1. Phát hiện động dục và xác định thời điểm phối giống thích hợp

Các phương pháp phát hiện động dục

Quan sát trực tiếp:

Thả trâu – bò ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để quan sát các dấu hiệu động dục. Thời gian quan sát tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Mỗi lần quan sát từ 15 – 30 phút tuỳ thuộc vào số lượng của đàn gia súc. Các dấu hiệu động dục có thể quan sát được:

- Âm hộ sưng và ẩm ướt, niêm mạc đường sinh dục sung huyết và không dính.

- Dịch trong suốt, hoặc hơi đục chảy ra từ âm hộ. Có thể thấy dịch 1 -2 ngày trước khi động dục thật sự.

- Lông ở phần mông xù lên do nhiều trâu – bò khác liếm và nhảy lên lưng.

Trâu - bò cái có các biến đổi về hành vi:

- Bồn chồn, mẫn cảm hay chú ý đến sự xuất hiện của người hay của gia súc khác.

- Kêu rống đặc biệt vào ban đêm.

- Nếu quan sát thấy vào ban đêm gia súc đứng trong khi những con khác nằm.

- Nhảy lên lưng con khác nhưng chưa chịu đực.

- Đứng yên khi có con khác nhảy lên lưng (chịu đực).

- Liếm và húc đầu lên những con khác.

- Hít và ngửi cơ quan sinh dục (hành vi đặc trưng như con đực).

Dấu hiệu để khẳng định chắc chắn trâu – bò đã động dục là phản xạ đứng yên của gia súc, động dục khi bị trâu - bò khác nhảy lên.

Lưu ý: Có thể có trường hợp những trâu – bò đang chữa cũng có thể có dấu hiệu động dục, tuy nhiên khi bị những con khác nhảy lên thì chúng không có phản xạ đứng yên.

3.2. Xác định thời điểm phối giống thích hợp

Dựa vào quy tắc “Sáng – chiều” để xác định thời điểm phối tinh thích hợp:

Sáng phát hiện động dục thì chiều phối lần 1 và sáng hôm sau phối lần 2. Chiều phát hiện động dục thì sáng hôm sau phối lần 1 và chiều hôm sau phối lần 2.

Khoảng 2/3 số trâu – bò bắt đầu động dục vào ban đêm nên thường nhìn thấy động dục vào buổi sáng sớm. Tuy vậy, với trâu – bò tơ áp dụng phương pháp này không hoàn toàn chính xác và nên phối tinh ngày sau khi quan sát thấy động dục, chịu đực.

Lưu ý: Nên bỏ lần động dục lần đầu, lên giống lần hai thì phối sẽ đạt kết quả cao.

3.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc trâu - bò cái mang thai

Khẩu phần cho trâu – bò mang thai cần được cung cấp các chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của thai và tiết sữa. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể của trâu - bò mẹ, trâu - bò mẹ càng to càng cần lượng lớn các chất dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng cho phát triển bào thai phụ thuộc vào tháng tuổi của thai. Càng về cuối giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thì tốc độ phát triển của thai càng lớn nên trâu – bò cái cần nhiều dinh dưỡng.

Các loại thức ăn xanh cho trâu – bò như cỏ voi, cỏ sả, bắp sau khi thu hoạch trái, rơm lúa…

Thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bò mang thai. Nếu nuôi tập trung cần phân đàn theo thời gian chữa dưới 7 tháng, trên 7 tháng đến sắp đẻ và giai đoạn trước khi đẻ 15 – 20 ngày.

Không được chăn trâu – bò mang thai những nơi có độ dốc, nên chăn thả những nơi gần chuồng, dễ quan sát để kịp thời đưa về chuồng nếu có triệu chứng sắp đẻ.

Đối với trâu – bò chữa thì việc chăn thả là yếu tố quan trọng vì ngoài lượng cỏ tươi nhận được còn giúp cho bò vận động, giúp chúng sinh được dễ dàng. Tuy nhiên cần lưu ý không được đuổi trâu - bò dồn dập, đánh đập trâu - bò, nhất là giai đoạn chữa cuối, khoảng 10 ngày trước đẻ hạn chế chăn thả.

Chuồng trại phải sạch sẽ, yên tĩnh, khô ráo, có rơm rạ và cỏ khô lót ổ cho bò đẻ.

Vào 2 tháng chữa cuối nên bổ sung thêm 1 kg thức ăn tinh/ngày.

3.4. Nuôi dưỡng, chăm sóc trâu - bò trước và sau khi đẻ

Chuẩn bị các dụng cụ như để đỡ đẻ: dùng cỏ khô lót nền dày 3 -5 cm, dùng nước sạch pha thuốc tím 0,1% rửa sạch toàn bộ thân sau, sau đó lau khô và dùng cồn iod 10% sát trùng bộ phận sinh dục bên ngoài. Sau đó cho trâu - bò vào chổ đẻ có cỏ khô và nước uống đầy đủ. Cần để con vật yên tĩnh, tránh người và gia súc khác qua lại.

Thai ở tư thế bình thường thì để gia súc tự đẻ. Nếu thai trong tư thế không bình thường thì nên sửa sớm như đẩy thai, xoay thai về tư thế bình thường để trâu - bò mẹ sinh dễ hơn. Nếu gia súc đẻ ngược cần can thiệp sớm nếu chậm thai có thể bị ngạt do uống phải nước ối.

Khi đầu thai đã lọt ra ngoài mép sinh dục nhìn thấy rõ mà còn bị màng ối thì phải xé rách màng ối và lau sạch nhờn dính ở mũi thai để thai dễ thở. Tuy nhiên, không nên vội vàng xé màng ối cho nước ối ra sớm sẽ làm cho tử cung bóp xiết chặt lấy đầu thai, thân thai, chân thai khi cơn co bóp của tử cung đang mạnh. Khi nước ối chảy ra có thể hứng lấy để sau khi đẻ cho trâu - bò mẹ uống nhằm kích thích ra nhau.

3.5. Chăm sóc trâu - bò sau khi đẻ

Trâu - bò mẹ đẻ mất nhiều nước nên sau khi đẻ cần cho uống nước muối hoặc chính nước ối của nó. 2 – 3 giờ sau đẻ nên cho bò ăn cỏ xanh chất lượng tốt.

Rữa sạch phần thân sau của trâu - bò mẹ bằng nước sạch có pha thuốc tím 0,1%. Dùng cỏ khô sát mạnh lên cơ thể trâu - bò đẻ đảm bảo cho máu cơ thể trâu - bò được lưu thông. Không cho trâu - bò mẹ nằm nhiều để phòng bại liệt sau đẻ.

Thường 4 – 6 giờ nhau sẽ ra hết. Khi đã sổ nhau thai ra ngoài, phải kiểm tra xem nhau thai có bình thường hay không.

Cách làm cho nhau nhanh ra: Treo vật nhẹ 400 – 500 g vào đầu cuống nhau, hoặc tiêm oxytocin để kích thích nhau ra nhưng phải tiêm sớm, nếu muộn không có tác dụng. Nếu quá 12 giờ nhau không ra cần phải can thiệp ngay.

Sau khi đẻ, ở âm hộ chảy nhiều dịch, lúc đầu hồng đỏ sau nhạt dần. Nếu sau 1 tuần vẫn còn dịch này chảy ra, mùi hôi thối thì khả năng trâu - bò mẹ bị nhiễm trùng gây viêm âm đạo hoặc tử cung.

3.6. Giai đoạn trâu - bò mẹ nuôi con

Nếu chăn nuôi trâu - bò thịt, thường cho nghé - bê con bú sữa trực tiếp trâu - bò mẹ khoảng 6 tháng. Lượng sữa của trâu - bò mẹ càng cao nghé - bê con càng bú được nhiều sữa và càng nhanh lớn, có khối lượng cao khi cai sữa. Trâu - bò mẹ phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cần bổ sung cho trâu - bò mẹ thức ăn tinh hoặc cám theo mức 300 – 400g cho 1 lít sữa. Thực tế chăn nuôi trâu - bò chữa cũng như trâu - bò đang nuôi con chủ yếu là thức ăn thô xanh. Tuỳ theo mùa, tính chất và chất lượng bãi chăn, trung bình mỗi ngày trâu - bò có thể ăn được khoảng 30 - 40kg cỏ tự nhiên.

4. Kỹ thuật vỗ béo trâu - bò thịt

Thức ăn dùng vỗ béo trâu – bò bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin…Dựa vào thức ăn có sẵn để chọn các nguyên liệu thức ăn chính sau:

Thức ăn thô xanh: các loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm công nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp.

Thức ăn tinh: các cây họ đậu, cám gạo, thức ăn hỗn hợp…

Nên bổ sung thêm khoáng và vitamin trong giai đoạn vỗ béo này.

Chăn thả trâu – bò trên bãi chăn 8 -10 giờ mỗi ngày để tận dụng cỏ tươi. Buổi chiều cần bổ sung thêm thức ăn tinh và muối ăn. Cần phải đảm bảo trâu bò uống nước đầy đủ, sạch.

Để tăng tỷ lệ thịt, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi, cần vỗ béo trâu - bò trước khi giết thịt, thời gian vỗ béo kéo dài 60 – 90 ngày. Trong giai đoạn này cần tăng dần thức ăn tinh.

III.MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TRÂU - BÒ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

1. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

Nguyên nhân: Bệnh do virus gây ra, lây lan mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa trâu - bò bệnh với trâu - bò khoẻ. Cũng có thể lây gián tiếp cho người, súc vật, hoặc thịt thú bệnh được mang từ vùng này sang vùng khác.

Triệu chứng:

Trâu - bò bệnh sốt cao 40 - 42 độ C kéo dài trong 2 -3 ngày, ăn ít, nặng nề khi nằm xuống đứng lên, sau 3 – 4 ngày những mụn nước bắt đầu mọc ở niêm mạc miệng, chân và chỗ da mỏng, gia súc cái thường bị mọc mụn ở núm vú, đầu vú.

Mụn nước bằng hạt đậu xanh, hạt bắp.Mụn nước trong vàng sau vài ngày thì vỡ ra làm cho niêm mạc bong ra từng mảng để lộ những vết loét đỏ. Nếu không bị nhiễm tạp khuẩn những vết loét này trong 2 -3 ngày sẽ hồi phục và thành sẹo. Nếu điều kiện vệ sinh và chăm sóc kém, những mụn loét ở quanh móng chân có thể bị nhiễm trùng sinh mủ tạo thành những ổ loét sâu trong móng chân và làm sút móng.

Bê nghé thể hiện viêm ruột cấp tính: tiêu chảy nặng, xuất huyết đường tiêu hoá, hoặc viêm phế quản và viêm phổi cấp làm cho bê nghé chết sau 2 -3 ngày.

Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống
Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống
Bò sinh ra bê bao nhiêu giờ thì tính sống

Phòng bệnh:

– Tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm long móng cho trâu - bò lúc 4 tháng tuổi. Tiêm lập lại 6 tháng một lần.

– Khi phát hiện bệnh, báo ngay cơ quan thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý.

Điều trị:

Bệnh không có thuốc điều trị, chủ yếu chữa triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát.

– Dùng thuốc sát trùng vết thương rửa sạch chỗ loét hàng ngày.

– Kết hợp dùng một trong các loại thuốc sau để trị các triệu chứng viêm loét và phòng các bệnh thứ phát.

+Vime Blue dùng xịt nơi vết thương bị lở loét giúp mau lành da non.

+Penicilline 4M: 1lọ dùng cho 500 – 1000 kg thể trọng.

+Ampicillin 1g: 1lọ dùng cho 100kg thể trọng.

+Penstrep 1ml/20 kg thể trọng.

Chú ý: cần tiêm thêm các loại thuốc trợ sức như: B.Complex, ADE, Vitamin C.

2. TỤ HUYẾT TRÙNG

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pasteurella mutocida gây ra, vi khuẩn có sức đề kháng mạnh, tồn tại rất lâu trong chuồng trại và đất ẩm thiếu ánh sáng. Bệnh xảy ra quanh năm và thường tập trung vào mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và những lúc giao mùa có thể gây thành dịch lớn.

Triệu chứng:

+ Thể quá cấp: trâu - bò chết đột ngột ngay trên bãi chăn hoặc trong chuồng, không có biểu hiện triệu chứng điển hình.

+ Thể cấp tính: Sốt cao 41OC – 42OC, bỏ ăn, giảm nhai lại, mắt đỏ, con vật lừ đừ, thở mạnh, lưỡi thè ra. Chảy nước mũi, nước bọt, phân có thể có máu tươi.

Bệnh tích:

Tụ huyết và xuất huyết lấm chấm từng mảng ở niêm mạc mắt, miệng, mũi, tổ chức dưới da.

Hạch hầu, sau hầu, vai, sau đùi sưng to, thủy thủng và xuất huyết. Tim sưng to, trong bao tim, màng phổi, xoang ngực, xoang bụng đều có tương dịch. Nếu con vật bị bệnh thể đường ruột thì thấy chùm hạch ruột sưng to, có xuất huyết, niêm mạc ruột tụ huyết, xuất huyết nặng và niêm mạc ruột bị tróc ra.

Phòng bệnh:

- Tiêm vắc-xin tụ huyết trùng 2ml/con, thời gian tiêm từ khi trâu – bò được 7-8 tháng tuổi, sau 6 tháng tiêm lại lần 2 .- Quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gia súc.

Điều trị:

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể sử dụng kháng sinh streptomycin kết hợp với:

+ Kanamycin 20mg/kg trọng lượng

+ Tetramycin 1ml/5-10kg trọng lượng

Thuốc trợ sức: B.complex, Vitamin C, Vitamin B1...

Có thể sử dụng kháng huyết thanh tụ huyết trùng, liều 20 -40 ml/bê – nghé, 60 – 100 ml/ trâu – bò. Hiệu quả điều trị cao hơn nếu kết hợp với kháng sinh.

3. BỆNH GIUN ĐŨA

Nguyên nhân:

Bệnh do giun đũa Toxocara gây ra, thường xảy ra ở bê, nghé dưới 2 tháng tuổi, bò trưởng thành không nhiễm do có sự đề kháng tự nhiên. Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá do nuốt phải trứng giun. Bê, nghé có thể nhiễm giun đũa từ con mẹ qua nhau thai từ khi là bào thai.

Triệu chứng:

Bê nghé bệnh có dáng đi lù đù, chậm chạp, lưng cong, đuôi cụp, lông xù. Bệnh nặng con vật nằm một chỗ, thở yếu, nằm ngửa, giãy giụa, đập chân lên phía bụng. Phân lỏng màu trắng mùi rất thối, gầy yếu, có triệu chứng thần kinh, bê nghé gầy sút nhanh thường chết từ 7 -16 ngày sau khi phát bệnh.

Ấu trùng giun đi qua phổi có thể gây tụ huyết hay viêm phổi. Có thể thấy mụn nước hay mụn mủ ngoài da về sau đóng vẩy. Giun sống nhiều trong ruột có thể gây

tắt ruột, tắt ống dẫn mật, ống tuyến tuỵ, đôi khi lồng ruột.

Khi con vật sốt cao do bệnh khác, giun có thể trườn lên dạ dày, thực quản, miệng hoặc từ yết hầu vào thanh quản, khí quản, phổi gây ngạt thở.

Phòng bệnh:

Xổ lãi cho bê nghé lúc 20 ngày tuổi hoặc một tháng tuổi bằng Ivermectin hoặc Levavet.

Chuồng trại sạch sẽ khô ráo, định kỳ tiêu độc chuồng trại, ủ phân diệt trứng giun trước khi sử dụng làm phân bón cây trồng. Rơm cỏ phải xử lý ngâm dung dịch Vimekon hoặc thuốc tím 1/1000 để diệt trứng giun.

Điều trị:

Tiêm thuốc tẩy trừ giun bằng 1 trong 2 loại sau:

- Levavet : 1ml/15 kg thể trọng.

- Ivermectin: 1ml/ 15kg thể trọng.

Kết hợp các loại thuốc trợ sức giúp tăng cường sức đề kháng như Vitamin C,

B.complex, Poly AD.

4. BỆNH SÁN LÁ GAN

Nguyên nhân

Bệnh sán lá gan là một trong những bệnh ký sinh trùng gây hại trên trâu - bò, do 2 loài Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây nên. Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài gia súc và có thể lây sang người qua đường ăn uống.

Ốc Limnea, vật chủ trung gian truyền bệnh.

Sán lá gan trưởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài và phát triển thành ấu trùng ký sinh ở loài ốc nước ngọt (ốc Limnea - loại ốc nhỏ bằng hạt đậu bám trên cây cỏ thủy sinh). Khi gia súc ăn phải rau cỏ có ốc Limnea, ấu trùng sẽ đi vào trong cơ thể, xuyên qua thành ruột vào mạch máu, đến gan và phát triển thành sán trưởng thành.

Triệu chứng

- Thể mãn tính: Trâu – bò bị bệnh có cơ thể gày còm, suy nhược, thiếu máu, bị tiêu chảy kéo dài làm cho chúng mất dần khả năng cày kéo và khả năng sinh sản.

- Thể cấp tính: Trâu - bò bị bệnh bỏ ăn, chướng hơi dạ cỏ, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân loãng màu xám, có mùi tanh. Sau vài ngày mắc bệnh, chúng nằm bệt, không đi được và chết do mất nước, kiệt sức. Thể bệnh này thường gặp ở nghé - bê dưới 6 tháng tuổi do bị nhiễm thứ phát các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong dạ dày và ruột như Salmonella, E.coli,……

Phòng và trị bệnh

Thuốc phòng và điều trị:

Định kỳ tẩy sán lá gan 2 lần/năm cho toàn đàn trâu - bò, sử dụng một trong các loại thuốc sau:

- Vime- ONO: Cho uống hoặc trộn vào thức ăn với liều lượng:

+ Trâu, bò: 1 gam/15-20 kg thể trọng, gói 25 gam dùng cho 370-500kg thể trọng. Nếu trâu, bò từ 500 kg trở lên cho uống 1 liều 25 gam/con.

* Chú ý: Không dùng cho trâu - bò già và đang mang thai, tránh để trâu - bò ra ngoài nắng sau khi uống thuốc.

- Vime - Facsi: Tiêm dưới da với liều lượng:

+ Trâu, bò: 1 ml/30-35kg thể trọng

*Chú ý: Đối với trâu - bò lấy sữa, phải ngừng sử dụng sữa trước 28 ngày sau khi tiêm.

Vệ sinh phòng bệnh:

- Ủ phân để diệt trứng và ấu trùng giun sán.

- Diệt ký chủ trung gian: Dùng sulfat đồng (CuSO4) nồng độ 3 - 4‰ phun trên đồng cỏ và cây thủy sinh để diệt các loài ốc Limnea, cắt đứt giai đoạn phát triển của sán lá ở thời kỳ ấu trùng.

Bò ra nước ối bao lâu thì sinh?

Bình thường sau khi bò mẹ vỡ ối khoảng nửa giờ là đẻ, thời gian đẻ của bò từ 15-30 phút và sau khi đẻ tối đa 4-6 giờ là ra nhau, có con nhau ra sớm hơn.

Nuôi bò sinh sản trong bao lâu?

Biết trước được ngày sinh của bò để có cách chăm sóc tốt nhằm đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả bò mẹ lẫn bê non là điều nông dân cần hết sức chú ý. Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy muốn tính được ngày sinh của nó cần tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.

Bò cái mang thai bao nhiêu tháng thì đẻ?

Bò cái mang thai khoảng 280 – 285 ngày. Nếu quá trình sinh nở gặp trở ngại, bà con phải can thiệp để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu bò con chưa ra được bà con có thể cho tay vào bên trong kéo một cách nhẹ nhàng bê con ra.

Con bò sống được bao nhiêu tuổi?

Sinh thái, hành vi và lịch sử sự sống Các loài bò có tuổi thọ khoảng 18-25 năm trong tự nhiên, còn trong tình trạng nuôi nhốt đã ghi nhận có thể sống tới 36 năm.