Hợp tác xã có tối thiểu bao nhiêu thành viên

Hợp tác xã (HTX) là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị-xã hội. Do vậy, mô hình hợp tác xã càng trở nên được ưu tiên khuyển khích phát triển ở Việt Nam. Trải qua quá trình áp dụng các cơ chế quản lý hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2003, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có những bước tiến đáng kể song vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Chính vì thế Luật hợp tác xã năm 2012 ra đời đã đánh dấu những bước tiến quan trong để hoàn thiện hơn những quy định về hợp tác xã cho đúng với bản chất của nó. Như vậy, có thể thấy để HTX hoạt động hiệu quả và đảm bảo lợi ích của các thành viên hợp HTX thì quy chế của thành viên HTX đóng một vai trò cực kì quan trọng. Bài viết sau đây sẽ phân tích sâu về Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành

NỘI DUNG

I. Vài nét khái quát về hợp tác xã

1) Khái niệm

Luật Hợp tác xã 2012 là Luật hợp tác xã mới nhất có hiệu lực đã nêu khái niệm Hợp tác xã tại Điều 3 như sau:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.Như vậy, có thể thấy để hợp tác xã hoạt động hiệu quả và đảm bảo lợi ích của các thành viên hợp hợp tác xã thì quy chế của thành viên hợp tác xã đóng một vai trò cực kì quan trọng. Qua những phân tích trên đây, bài viết đã phần nào làm rõ quy chế pháp lý về thành viên HTX thông qua các nội dung như điều kiện trở thành thành viên HTX, quyền và nghĩ vụ của thành viên HTX, chấm dứt tư cách thành viên HTX.

Luật Hợp tác xã, đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 tại kỳ họp thứ 4 Khóa XIII và đã được Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố Luật Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngày 03 tháng 12 năm 2012. Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 và thay thế Luật Hợp tác xã năm 2003.

Câu 1: Hợp tác xã, Liên hiệp HTX phải có ít nhất bao nhiêu thành viên? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX, Liên hiệp HTX được quy định như thế nào?

Trả lời:

– Hợp tác xã, Liên hiệp HTX phải có ít nhất bao nhiêu thành viên?

Tại Khoản 1, khoản 2 điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định: Hợp tác xã do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập; Liên hiệp Hợp tác xã do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập.

– Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX, Liên hiệp HTX được quy định như thể nào?

Tại Điều 7 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo 7 nguyên tắc cơ bản sau đây:

  1. Tự nguyện: “Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi Liên hiệp HTX”.

Nguyên tắc tự nguyện trong tổ chức và hoạt động của HTX, Liên hiệp HTX có nghĩa là các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện tham gia khi thấy có nhu cầu hợp tác và sử dụng dịch vụ của HTX, Liên hiệp HTX; khi thấy không có nhu cầu đó thì tự nguyện xin ra. Không ai, tổ chức nào ép hoặc bắt buộc vào hoặc ra khỏi HTX, Liên hiệp HTX.

  1. Kết nạp rộng rãi thành viên: “HTX, Liên hiệp HTX kết nạp rộng rã thành viên, HTX thành viên”.

HTX, Liên hiệp HTX thành lập trước hết để đáp ứng các nhu cầu chung của thành viên về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mà họ không thể tự làm hoặc nếu làm một mình thì kém hiệu quả. Việc kết nạp nhiều thành viên đồng nghĩa với việc HTX, Liên hiệp HTX mở rộng thị trường và khi có số lượng thành viên đông, HTX, Liên hiệp HTX sẽ có cơ hội có được những hợp đồng kinh tế lớn với các đối tác bên ngoài. Trong cơ chế thị trường thường là “mua nhiều giá rẻ”, “bán nhiều được giá”; HTX, Liên hiệp HTX thực hiện “mua chung sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để phục vụ cho thành viên, HTX thành viên” và “Bán chung sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên ra thị trường” (Điểm a, b khoản 6 Điều 4 Luật HTX năm 2012). Hơn nữa, thành viên tham gia HTX, Liên hiệp HTX phải góp vốn, có nghĩa là thêm thành viên là thêm vốn hoạt động, thị trường mở rộng thêm… Như vậy, kết nạp rộng rãi thành viên vừa là nguyên tắc, vừa là tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, Liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả hơn.

  1. Bình đẳng: “Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX, Liên hiệp HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ”.
  2. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm: “HTX, Liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật”.

HTX, Liên hiệp HTX tự quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX, Liên hiệp HTX, thuê và sử dụng lao động; tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký; cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, HTX thành viên và ra thị trường; kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, HTX thành viên; tăng, giảm vốn điều lệ; liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nưc[s ngoài để thực hiện mục tiêu của HTX, Liên hiệp HTX. HTX, Liên hiệp HTX tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó trước pháp luật.

  1. Thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và quy định của điều lệ, phân phối thu nhập chủ yếu theo mức độ sử dụng dịch vụ và công sức đóng góp: “thành viên, HTX thành viên và HTX, Liên hiệp HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của HTX, liên hiệp HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm”.
  2. Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên: “HTX, Liên hiệp HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, Liên hiệp HTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX, Liên hiệp HTX”.

7. Hợp tác và chăm lo phát triển bền vững cộng đồng: “HTX, Liên hiệp HTX chăm lo chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, HTX thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế”.​

Câu 2: Để trở thành thành viên HTX, HTX thành viên thì cần phải có điều kiện gì?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 13 Luật HTX 2012, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với HTX tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
  1. Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX;
  1. Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của HTX;
  1. Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật HTX năm 2012 và điều lệ HTX;

đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ HTX.

Theo khoản 2 Điều 13 Luật HTX năn 2012 HTX trở thành thành viên Liên hiệp HTX phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có nhu cầu hợp tác với các HTX thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Liên hiệp HTX;
  1. Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của Liên hiệp HTX;
  1. Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật HTX năm 2012 và điều lệ Liên hiệp HTX;
  1. Điều kiện khác theo quy định của điều lệ Liên hiệp HTX.

* Đối với pháp nhân tham gia HTX: Điều 3 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể như sau:

Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ Luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX.

Pháp nhân Việt Nam khi tham gia HTX phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành Điều lệ của HTX. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

Người đại diện của pháp nhân tại HTX là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc địa diện ủy quyền) của pháp nhân đó.

Góp vốn theo quy định tại khoản q Điều 17 Luật HTX năm 2012 và Điều lệ HTX đó.

Các điều kiện khác do Điều lệ HTX quy định.

Câu 3: Việc chẩm dứt tư cách thành viên, HTX thành viên thực hiện trong trường hợp nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 16 Luật HTX năm 2012 việc chấm dứt tư cách thành viên, HTX thành viên khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

  1. Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
  1. Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; HTX thành viên của Liên hiệp HTX bị giải thể, phá sản;
  1. HTX, Liên hiệp HTX bị giải thể, phá sản;
  1. Thành viên, HTX thành viên tự nguyện ra khỏi HTX, Liên hiệp HTX;

đ) Thành viên, HTX thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;

  1. Thành viên, HTX thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với HTX tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
  1. Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, HTX thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
  1. Trường hợp khác do điều lệ quy định.

Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, HTX thành viên được thực hiện như sau:

  1. Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 16 Luật HTX năm 2012 thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất;
  1. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ, g và h khoản 1 Điều 16 Luật HTX năm 2012 thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên, HTX thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, HTX thành viên thực hiện theo quy định của Luật HTX năm 2012 và điều lệ.

Câu 4: Tại sao lại phải quy định về mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ, giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên phải sủ dụng khi gia nhập HTX, Liên hiệp HTX?

Trả lời:

HTX là tổ chức do các thành viên tự nguyện hợp tác nhằm tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ cho chính mình và hợp thành khu vực thứ ba của nền kinh tế, bên cạnh khu vực công và khu vực tư.

Thành viên thành lập HTX để mưu tìm cách thức thỏa mãn nhu cầu chung một cách tốt nhất. Nhu cầu chung của thành viên là nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ giống nhau phát sinh thường xuyên, ổn định từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của thành viên, HTX thành viên. Đối với HTX tạo việc làm thì nhu cầu chung của thành viên là nhu cầu việc làm của thành viên trong HTX do HTX tạo ra. Thông qua hoạt động như: mua chung sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để phục vụ cho thành viên, bán chung sản phẩm, dịch vụ của thành viên ra thị trường, chế biến sản phẩm của thành viên, HTX thành viên, cung ứng phương tiện, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ thành viên, tín dụng cho thành viên, tạo việc làm cho thành viên đối với HTX tạo việc làm, thành viên tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm so mình làm ra. Như vậy, sứ mệnh quan trọng nhất của HTX không phải là tối đa hóa lợi nhuận, mà là tối đa hóa lợi ích trước mắt và lâu dài của thành viên bằng cách đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về sản phẩm, dịch vụ, hoặc tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên một cách hiệu quả hơn, điều mà từng thành viên đơn lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường.

Xét dưới góc độ thành viên, thành viên tham gia HTX để sử dụng dịch vụ và sản phẩm của HTX. Khi thành viên không còn nhu càu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của HTX thì không còn lý do để duy trì tư cách thành viên. “Chấm dưt tư cách thành viên khi thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 3 năm. Đối với HTX tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục không qua 2 năm”.

Xét dưới góc độ HTX, HTX được hình thành để đáp ứng nhu cẩu của thành viên. Điều này đi đôi với việc “thành viên có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ”. Đây là bản chất kinh tế rất quan trọng làm cho hợp tác xã phát triển bền vững.

Câu 5: Việc góp vốn của thành viên, HTX thành viên được thực hiện như thế nào? Số vốn tối đa được góp là bao nhiêu? Tại sao lại phải quy định số vốn góp tối đa cho thành viên, HTX thành viên? Thời hạn và hình thức góp vốn? HTX, Liên hiệp HTX có phải cấp giấy chứng nhận góp vốn khi thành viên, HTX thành viên góp vốn không?

Trả lời

1. Việc góp vốn của thành viên, HTX thành viên được thực hiện như thế nào?

Thành viên góp vốn vào HTX, Liên hiệp HTX được quy định tại Điều 42 Luật HTX năm 2012 như sau:

  • Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ , hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
  • Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.

2. Số vốn tối đa được góp là bao nhiêu? Tại sao lại phải quy định số vốn góp tối đa cho thành viên, HTX thành viên?

Mỗi thành viên của một HTX chỉ được góp tối đa 20% trên tổng vốn điều lệ của HTX; một HTX thành viên chỉ được góp tối đa 30% trên tổng vốn điều lệ của của một liên liên hiệp HTX bởi vì:

  • Một là, HTX, Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế tập thể, do các thành viên tự nguyện góp vốn, góp sức để đáp ứng các nhu cầu chung của thành viên, nếu một thành viên góp nhiều vốn, khi thành viên đó chấm đứt tư cách thành viên, rút vốn ra sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động của HTX, Liên hiệp HTX. Về mặt này là tạo điều kiện cho HTX, Liên hiệp HTX.
  • Hai là, thành viên có nhiều tiền có thể cho HTX, Liên hiệp HTX vay theo thỏa thuận để tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên khi cần có thể rút số vốn đó ra. Nếu góp vốn điều lệ chỉ khi nào chấm dứt là thành viên mới được lấy số vốn đó về. Về mặt này là tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên.
  • Ba là, mặc dù HTX, Liên hiệp HTX là tổ chức đối nhân (mỗi người một phiếu bầu, không phụ thuộc vào số lượng vốn góp) nhưng trên thực tế, những thành viên góp nhiều vốn thường chi phối các thành viên khác. Do vậy hạn chế tỷ lệ vốn góp vào HTX, Liên hiệp HTX để đảm bảo tính bình đẳng trong việc ra quyết định của các thành viên, không bị các thành viên góp vốn nhiều chi phối.

3. Thời hạn và hình thức góp vốn? HTX, Liên hiệp HTX có phải cấp giấy chứng nhận góp vốn khi thành viên, HTX thành viên góp vốn không?

– Thời hạn và hình thức góp vốn theo khoản 3 Điều 17 Luật HTX năm 2012 quy định: “Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

– Theo khoản 4 Điều 17 Luật HTX năm 2012 quy định về việc cấp giấy chứng nhận góp vốn khi thành viên, HTX thành viên góp đủ vốn: “ Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  2. Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  1. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình. Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên;
  1. Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp HTX.

Câu 6: Cơ cấu tổ chức của HTX, Liên hiệp HTX được qui định như thế nào?

Trả lời:

Điều 29 Luật HTX năm 2012 quy định: Cơ cấu tổ chức HTX, Liên hiệp HTX gồm: đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

Đại hội thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tại Đại hội, thành viên thực hiện quyền của mình thông qua bàn bạc và quyết định những công việc quan trọng của HTX, Liên hiệp HTX như thông qua hoặc sửa đổi điều lệ, tổ chức bộ máy điều hành, tăng vốn điều lệ…(Điều 32 Luật HTX năm 2012).

Hội đồng quản trị HTX, Liên hiệp HTX là cơ quan quản lý HTX, Liên hiệp HTX do đại hội thành viên bầu trực tiếp. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị, trường hợp thành viên Hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc)… do điều lệ HTX quy định nhưng tối thiểu là 03 người và tối đa là 15 người (Điều 35 Luật HTX năm 2012).

Giám đốc (tổng giám đốc) HTX, Liên hiệp HTX là người điều hành hoạt động của HTX, Liên hiệp HTX. Giúp việc Giám đốc (tổng giám đốc) có các phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các bộ phận, cán bộ nghiệp vụ thực hiện công tác chuyên môn dưới sự quản lý, điều hành của giám đốc (tổng giám đốc) HTX, Liên hiệp HTX. Số lượng các phó giám đốc (phó tổng giám đốc), số lượng các bộ phận chuyên môn giúp việc cho giám đốc (tổng giám đốc) do Điều lệ HTX qui định hoặc theo quyết định của Hội đồng quản trị trên cơ sở đề nghị của giám đốc (tổng giám đốc) HTX.

Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên thực hiện việc giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của HTX, Liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật và Điều lệ HTX. Ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên của HTX, Liên hiệp HTX đó. Số lượng thành viên Ban kiểm soát do điều lệ quy định nhưng tối đa không quá 07 người. Đối với HTX có từ 30 thành viên trở lên, Liên hiệp HTX có từ 10 thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với HTX có dưới 30 thành viên, Liên hiệp HTX có dưới 10 HTX thành viên, việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ của ban quản trị (Điều 39 Luật HTX năm 2012).

Câu 7: Việc tổ chức đại hội thành viên được quy định như thế nào? Đại hội đại biểu thành viên được tổ chức trong những trường hợp nào? Trả lời: Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu (sau đây gọi chung là đại hội thành viên). – Theo Điều 31 Luật HTX năm 2012, Đại hội thành viên được triệu tập và tổ chức như sau: Đại hội thành viên thường niên phải được họp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính do hội đồng quản trị triệu tập. Đại hội thành viên bất thường do hội đồng quản trị, ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên) hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên triệu tập theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 31 Luật HTX năm 2012. Đại hội thành viên do người triệu tập chủ trì, trừ trường hợp đại hội thành viên quyết định bầu thành viên khác chủ trì. Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự; trường hợp không đủ số lượng thành viên thì phải hoãn đại hội thành viên. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của đại hội thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có ít nhất 50% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của đại hội thành viên được tiến hành không phụ thuộc vào số thành viên tham dự. – Điều 30 Luật HTX năm 2012 quy định Đại hội đại biểu thành viên được tổ chức trong những trường hợp sau: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có 100 thành viên, hợp tác xã thành viên trở lên có thể tổ chức đại hội đại biểu thành viên. 1. Tiêu chuẩn đại biểu và trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do điều lệ quy định. 2. Số lượng đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do điều lệ quy định nhưng phải bảo đảm:

  1. Không được ít hơn 30% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có từ trên 100 đến 300 thành viên, hợp tác xã thành viên;
  2. Không được ít hơn 20% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có từ trên 300 đến 1000 thành viên, hợp tác xã thành viên;
  3. Không được ít hơn 200 đại biểu đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trên 1000 thành viên, hợp tác xã thành viên. 3. Đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên phải thể hiện được ý kiến, nguyện vọng và có trách nhiệm thông tin về kết quả đại hội cho tất cả thành viên, hợp tác xã thành viên mà mình đại diện.

Câu 8:Khi nào thì triệu tập đại hội thành viên bất thường và trách nhiệm triệu tập đại hội thành viên bất thường được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 31 Luật HTX năm 2012 quy định trường hợp triệu tập đại hội thành viên bất thường và thẩm quyền triệu tập đại hội thành viên bất thường cụ thể như sau:

Đại hội thành viên bất thường do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên triệu tập theo quy định như dưới đây:

Hội đồng quản trị triệu tập đại hội thành viên bất thường trong những trường hợp sau đây:

  1. Giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của hội đồng quản trị;
  1. Hội đồng quản trị không tổ chức được cuộc họp định kỳ sau hai lần triệu tập;
  1. Theo đề nghị của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
  1. Theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên, hội đồng quản trị phải triệu tập đại hội thành viên bất thường.

Trường hợp quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên mà hội đồng quản trị không triệu tập đại hội thành viên bất thường hoặc quá 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà hội đồng quản trị không triệu tập đại hội thường niên thì ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có quyền triệu tập đại hội thành viên.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có quyền triệu tập mà không triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định trên thì thành viên đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền triệu tập đại

Câu 9: Đại hội thành viên có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 32 Luật HTX năm 2012, đại hội thành viên quyết định các nội dung sau:

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

Phê duyệt báo cáo tài chính, kết quả kiểm toán nội bộ;

Phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; lập, tỷ lệ trích các quỹ; phương án tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động đối với hợp tác xã tạo việc làm;

Phương án sản xuất, kinh doanh;

Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;

Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; tham gia liên hiệp hợp tác xã, tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn;

Xác định giá trị tài sản và tài sản không chia;

Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Việc thành viên hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);

Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tăng, giảm số lượng thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát;

Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản cố định;

Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Sửa đổi, bổ sung điều lệ;

Mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định của điều lệ;

Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này;

Những nội dung khác do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đề nghị.

Câu 10: Các công việc phải chuẩn bị cho đại hội thành viên được qui định như thế nào ?

Trả lời:

Theo Điều 33 Luật HTX năm 2012, các công việc phải chuẩn bị cho đại hội thành viên được quy định cụ thể như sau:

Người triệu tập đại hội thành viên phải lập danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên, đại biểu thành viên có quyền dự họp; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và dự thảo nghị quyết; xác định thời gian, địa điểm và gửi giấy mời đến thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên dự họp. Giấy mời họp phải kèm theo chương trình, tài liệu liên quan đến nội dung đại hội thành viên ít nhất 07 ngày trước ngày đại hội thành viên khai mạc.

Nội dung chương trình đại hội có thể thay đổi khi có ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên trở lên kiến nghị điều chỉnh về cùng một nội dung bằng văn bản. Nội dung kiến nghị phải được gửi đến người triệu tập họp chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc. Kiến nghị phải ghi rõ tên thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên và nội dung kiến nghị đưa vào chương trình.

Người triệu tập đại hội thành viên chỉ có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không phù hợp với nội dung đại hội thành viên;
  1. Nội dung kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội thành viên;
  1. Trường hợp khác theo quy định của điều lệ.

Trường hợp không chấp thuận kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này, người triệu tập phải báo cáo đại hội thành viên trước khi quyết định chương trình đại hội thành viên.

Các kiến nghị được chấp thuận phải được đưa vào chương trình dự kiến. Chương trình đại hội thành viên phải được đại hội thành viên biểu quyết thông qua.