Boeing 777 cần bao nhiêu linh kiện để chế tạo năm 2024

Đầu năm 2019, Universal A lloy Corporation Asia Pte.LTD-UAC (Hoa Kỳ) - nhà sản xuất linh kiện máy bay hàng đầu thế giới đã quyết định đầu tư 170.000.000 USD vào một nhà máy để sản xuất một số cấu kiện, bộ phận chi tiết của máy bay tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, khảo sát nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ UAC - Hoa Kỳ tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng (6/2022)

Linh kiện máy bay được sản xuất tại Đà Nẵng

Ban đầu nhà máy cung cấp các bộ phận thân máy bay cho các máy bay Boeing 787, 777 và 737 và động cơ cho Rolls Royce tại Đà Nẵng và bước tiếp theo sẽ sản xuất hơn 4.000 bộ phận khác nhau và được xuất khẩu đi các thị trường Châu Âu, Malaysia và Bắc Mỹ để cung cấp đến các hãng hàng không lớn trên thế giới như Boeing, British Airway… Theo tập đoàn UAC, 100% sản phẩm được sản xuất tại Đà Nẵng được xuất khẩu vào thị trường hàng không vũ trụ trên thế giới. Đầu năm 2020, những lô hàng mẫu đầu tiên đã được xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Năm 2021, UAC đã xuất khẩu hơn 25.000.000 USD. Năm 2022 đạt 82.000.000 USD và hướng tới là tạo ra hơn 180.000.000 USD xuất khẩu hàng năm vào năm 2026.

Nhà máy được vận hành theo quy trình khép kín, trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, áp dụng nghiêm ngặt các quy định của Hệ thống quản lý an toàn quốc tế. Đến thời điểm hiện tại, UAC Vietnam đã đạt được chứng nhận quản lý chất lượng hàng không AS9100 và hiện đang gia công các linh kiện phức tạp từ hợp kim nhôm, là sản phẩm cuối cùng giao đến cho khách hàng.

Theo ông Ciprian Bota, giám đốc sản xuất UAC Việt Nam, UAC có kế hoạch tuyển dụng hơn 1000 kỹ sư, lao động trình độ cao trong các ngành nghề cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa… đồng thời cũng dành cơ hội thực tập cho sinh viên liên quan đến lĩnh vực gia công cơ khí, CNC, CAD/CAM, kiểm tra chất lượng sản phẩm, xử lý bề mặt vật liệu, môi trường… Cùng với đó, UAC mong muốn được hợp tác chặt chẽ với các trường đại học kỹ thuật và dạy nghề tại Đà Nẵng trong việc phát triển ngành hàng không vũ trụ. Mới đây, trong chuyến thăm nhà máy UAC Việt Nam tại khu Công nghệ cao Đà Nẵng, ông Marc E. Knapper, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, dự án đã đạt được nhiều thành công dù mới hoạt động, cho thấy môi trường đầu tư Đà Nẵng ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ.

Trong khi đó, ông Trương Hoàng Nguyên, Giám đốc điều hành UAC Việt Nam cho biết, Đà Nẵng đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế do hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi, vượt trên những tiêu chí lựa chọn đầu tư của UAC Việt Nam và Tập đoàn chủ quản Montana Tech Components AG. Hiện tập đoàn đang nghiên cứu thực hiện giai đoạn 2 của dự án.

Tập đoàn Boeing của Hoa Kỳ cũng đang muốn mở rộng chuỗi cung ứng, xây dựng các cơ sở sản xuất linh kiện hàng không tại Việt Nam, điều này phù hợp với chiến lược xúc tiến đầu tư của thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong những dự án lớn, trọng điểm sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng cũng như tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao và kinh tế, xã hội. Ngoài giá trị về kinh tế, thu hút đầu tư, dự án còn góp phần giải quyết việc làm và tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Bên trong nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ UAC - Hoa Kỳ tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Phát triển chuỗi cung ứng phụ tùng, thiết bị hàng không tại Việt Nam

Mới đây, trong phát biểu tại “Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ với chủ đề: Tăng cường kết nối với các tập đoàn công nghiệp - năng lượng Hoa Kỳ” tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, ông Maxime Dourdan, Giám đốc Phát triển Chuỗi cung ứng của Boeing khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết, trong thời gian tới, Boeing sẽ tập trung vào 3 định hướng chính, gồm: làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại trong lĩnh vực hàng không với các hãng hàng không tại Việt Nam; hợp tác trong một số lĩnh vực đặc thù như máy bay trực thăng, vận tải; đầu tư phát triển chuỗi cung ứng phụ tùng, thiết bị hàng không tại Việt Nam. Ông Maxime Dourdan cũng đánh giá cao tiềm năng và vị trí quan trọng của thị trường Việt Nam đối với chiến lược kinh doanh của Boeing, cũng như cơ hội và khả năng hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, sẽ giúp Boeing thực hiện thành công kế hoạch phát triển đầu tư và kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.

Trước đó, lần đầu tiên Diễn đàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Boeing đã được tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp, nhà cung cấp, đại diện các trường đại học và cơ quan quản lý chức năng. Sự kiện này đánh dấu cam kết của Boeing trong việc đồng hành với Việt Nam để phát triển ngành hàng không vũ trụ. Tại diễn đàn này, tập đoàn đã chia sẻ tầm nhìn đối với việc tăng cường cơ hội của Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất và đào tạo hàng không vũ trụ, chuỗi cung ứng, hàng không bền vững, cũng như nghiên cứu và phát triển.

Ông Michael Nguyễn, Giám đốc Boeing Việt Nam, chia sẻ, diễn đàn là thành quả của quá trình hợp tác giữa Boeing với Việt Nam và ngành hàng không trong suốt 25 năm, nhằm nâng cao năng lực hàng không vũ trụ của Việt Nam. Những cơ hội trọng điểm đã được nêu ra tại diễn đàn hoàn toàn phù hợp các mục tiêu "Make in Vietnam", "Digital Vietnam" và "Năng lượng xanh" của Chính phủ Việt Nam. Tập đoàn Boeing sẽ tiếp tục làm việc với ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và các trường đại học tại Việt Nam để xây dựng nền tảng cho sự phát triển lâu dài của ngành. Theo dự báo, ngành hàng không ở khu vực Đông Nam Á sẽ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Trong vòng 30 năm tới, khu vực này sẽ cần khoảng 4.000 máy bay và Việt Nam được xác định là quốc gia dẫn đầu trong xu hướng này. Các nhà cung cấp hiện tại của Boeing tại Việt Nam đang không ngừng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và năng suất đạt đẳng cấp thế giới trong quá trình trở thành một phần quan trọng thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đề nghị Boeing nghiên cứu phát triển Trung tâm đào tạo phi công, chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực hàng không vũ trụ cũng như thiết lập cơ sở sản xuất tàu bay tại Việt Nam. Cùng với đó, mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ xúc tiến hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sản xuất và dịch vụ kỹ thuật ngành hàng không như sản xuất linh kiện, bảo dưỡng tàu bay, công nghiệp sản xuất vệ tinh, công nghệ sóng viễn thông; kết nối doanh nghiệp Việt Nam với chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên toàn cầu.

Đặc biệt trong chuyến thăm Hoa Kỳ mới đây (9/2023), trao đổi với ông Brendan Nelson AO, Phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Boeing kiêm Chủ tịch Boeing toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Boeing mở rộng chuỗi sản xuất, cung ứng tại Việt Nam, sớm xây dựng Trung tâm bảo dưỡng thiết bị, máy móc máy bay quy mô và hỗ trợ các hãng hàng không về việc này. Đồng thời, tăng cường hợp tác, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, đưa các đối tác Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của Boeing. Thủ tướng cũng đề nghị Boeing tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để hoàn thành và chuyển giao các đơn đặt hàng mua tàu bay đã ký kết, đồng thời tiếp tục hỗ trợ các đối tác Việt Nam trong lựa chọn tàu bay phù hợp với chi phí hợp lý.

Boeing 777 300er chở được bao nhiêu khách?

Boeing 777-300 là loại máy bay được sản xuất tại Mỹ với sức chứa khoảng 550 hành khách. Phạm vi bay của loại máy bay này là hơn 11.000 km. Nó có thể đạt tốc độ tối đa là 587 dặm/giờ.

Máy bay Boeing 777 nặng bao nhiêu tấn?

Thông số kỹ thuật.

Máy bay Boeing chở được bao nhiêu tấn?

Boeing 777-300 Sử dụng động cơ 777-200ER với công suất trọng lượng cất cánh tối đa 263,3 đến 299,6 tấn. Tầm bay 11.121 km với 368 hành khách trong ba hạng ghế.

Máy bay Boeing 787 bao nhiêu chỗ?

Thông số kỹ thuật.

Chủ đề