Bồi dưỡng giáo viên mầm non là gì năm 2024

Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non? Nội dung kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho chương trình giáo dục mầm non? Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non?

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp mầm non được biết đến là tài liệu có ý nghĩa quan trọng dành cho các chủ thể là những giáo viên mầm non. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp mầm mon này sẽ giúp cho các giáo viên mầm non có thể thông qua đó vận dụng các khái niệm phát triển thể chất vào việc chăm sóc đối với trẻ mầm non, chú ý đến nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp và giúp cho các trẻ em trong lớp mầm non có thể phát triển về mọi mặt. Vài viết dưới đây là tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non.

1. Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non:

Mục đích chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non:

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non nhằm mục đích để có thể thông qua đó bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với các chủ thể là những giáo viên mầm non; chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cũng là căn cứ để nhằm mục đích thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm thông qua đó có thể giúp giáo viên mầm non nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân mình, đáp ứng được những yêu cầu cụ thể vị trí việc làm, nâng cao được mức độ đáp ứng của các chủ thể là những giáo viên mầm non với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non và các yêu cầu cụ thể của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Đối tượng bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non:

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non được áp dụng đối với các chủ thể là những giáo viên hiện nay đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhà trẻ, hay những nhóm trẻ, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (chúng ta có thể gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non).

Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non:

– Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non đó là cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục mầm non áp dụng ở trong phạm vi cả nước (chúng ta có thể gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 01).

Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta cũng có những quy định cụ thể theo từng năm học đối với các nội dung bồi dưỡng về các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non, các chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động giáo dục thuộc vào các chương trình giáo dục mầm non.

– Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non đó là cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (chúng ta có thể gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 02):

Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục mầm non của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).

– Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non đó là phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành (chúng ta có thể gọi là nội dung chương trình bồi dưỡng 03)

Giáo viên mầm non cũng sẽ tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm mục đích để có thể thông qua đó phát triển năng lực nghề nghiệp sao cho đáp ứng được các yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, số lượng mô đun tự chọn hằng năm sẽ cần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục IV của Chương trình bồi dưỡng.

2. Nội dung kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho chương trình giáo dục mầm non:

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên dành cho chương trình giáo dục mầm non gồm tất cả 44 module và được phân theo từng nội dung chi tiết. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên dành cho chương trình giáo dục mầm non được trình bày cụ thể. Mỗi một module là một vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục tại các cơ sở mầm non trên phạm vi cả nước.

Những nội dung chính trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non có thể chia thành các nhóm cụ thể như sau:

– Nghiên cứu đặc điểm của trẻ là một nội dung chính trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non.

– Xây dựng môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ em mầm non là một nội dung chính trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non.

– Tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ cho phụ huynh và xã hội là một nội dung chính trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non.

– Lập kế hoạch, phương pháp giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non là một nội dung chính trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non.

– Ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong trường mầm non là một nội dung chính trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non.

– Phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một nội dung chính trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên mầm non.

– Các nội dung khác.

Các giáo viên mầm non sẽ được cử đi học bồi dưỡng theo đúng sự sắp xếp của các nhà trường và dựa theo tiêu chí chung và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Mỗi giáo viên mầ, non thì sẽ đăng ký học một số module nhất định đáp ứng theo khả năng và yêu cầu thực tế của cơ sở nơi mà các giáo viên dạy học. Kết thúc quá trình, các giáo viên cũng sẽ viết bài thu hoạch để nhằm mục đích có thể tổng kết lại toàn bộ kiến thức đã được bồi dưỡng.

3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non:

MỤC LỤC MODULE(CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN)

Module MN 1: Đặc điểm phát triển thể chất – Những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về phát triển thể chất

Module MN 2: Đặc điểm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội – Mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm, kỹ năng xã hội

Module MN 3: Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, Những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ

Module MN 4: Đặc điểm phát triển nhận thức, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về nhận thức

Module MN 5: Đặc điểm phát triển thẩm mĩ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mĩ

Module MN 6: Chăm sóc trẻ mầm non

Module MN 7: Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non

Module MN 8: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 – 36 tháng tuổi

Module MN 9: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi

Module MN 10: Tư vấn về chăm sóc giáo dục mầm non

Module MN 11: Tư vấn cho các bậc cha mẹ về chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 – 36 tháng tuổi

Module MN 12: Tư vấn cho các bậc cha mẹ về chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 – 6 tuổi

Module MN 13: Phương pháp tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội

Module MN 14: Phương pháp tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội

Module MN 15: Đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt

Module MN 16: Chăm sóc giáo dục và đáp ứng trẻ có nhu cầu đặc biệt

Module MN 17: Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 – 36 tháng tuổi

Module MN 18: Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi

Module MN 19: Phương pháp tìm kiếm khai thác xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục

Module MN 20: Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non

Module MN 21: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất

Module MN 22: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức

Module MN 23: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Module MN 24: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội

Module MN 25: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

Module MN 26: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi

Module MN 27: Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và giáo dục an toàn giao thông

Giáo viên mầm non cần bồi dưỡng gì?

(Chinhphu.vn) - Theo Quyết định 2000/QĐ-BGDĐT, giáo viên mầm non được bồi dưỡng về phát triển năng lực nghề nghiệp của GVMN; năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD), ứng dụng kết quả NCKHSPƯD trong giáo dục trẻ mầm non; chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục trẻ ở cơ sở GDMN;...

Thế nào là giáo viên mầm non?

Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên và quan trọng, dạy trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời, là người ươm mầm nhân cách cho trẻ. Đây là nghề có tính đặc thù. Đặc điểm của nghề này là ngòai chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, các bạn trẻ phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và lòng yêu trẻ.

Lương của giáo viên mầm non là bao nhiêu?

Theo đó, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT sẽ được tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng, từ ngày 1/7/2023. Hiện nay, lương của giáo viên được tính theo công thức: Tiền lương = Hệ số lương x Lương cơ sở.

Giáo viên mầm non cần bao nhiêu điểm?

Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo quy định mức tối thiểu điểm chuẩn đầu vào tối thiểu cho ngành sư phạm mầm non là 17 điểm.