Ca sĩ châu giang sinh năm bao nhiêu là ai?

NSND Giang Châu (1952 - 2019) tên thật Trần Ngọc Châu, là một nam nghệ sĩ cải lương người Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với vai diễn Trùm sò trong vở Ngao sò ốc hến và được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[1][2]

Ca sĩ châu giang sinh năm bao nhiêu là ai?
Giang ChâuNghệ sĩ Nhân dânNghệ danhGiang ChâuBiệt danhTrùm SòThông tin cá nhânSinhTrần Ngọc Châu
1952
Chợ Lách, Bến Tre, Đông Dương thuộc PhápMất8 tháng 5, 2019(2019-05-08) (66–67 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamNguyên nhân mấtThoái hoá nãoNơi an nghỉNghĩa trang hoa viên Bình DươngQuốc tịch
Ca sĩ châu giang sinh năm bao nhiêu là ai?
Việt NamDân tộcKinhNghề nghiệpNghệ sĩVợĐỗ Thị Kim TuyếnCon cái3 conLĩnh vựcCải lươngSự nghiệp sân khấuNăm hoạt động1968–2017Thành viên củaHương Mùa Thu
Sài Gòn 1,2Vai diễnThừa trong Tiếng hò sông Hậu
Trùm sò trong Ngao Sò Ốc HếnGiải thưởngNghệ sĩ Ưu tú (2007) Nghệ sĩ Nhân dân (2019)
  • x
  • t
  • s

Giang Châu sinh năm 1952 tại Chợ Lách, Bến Tre.[3] Từ nhỏ ông đã đam mê đờn ca tài tử và cải lương, 16 tuổi ông đã rời gia đình theo gánh hát với các đoàn như Phước Châu, Hương Mùa Thu… Cuối năm 1975, Giang Châu gia nhập đoàn cải lương Sài Gòn 2 với chất giọng khỏe và mùi mẫn ông nổi tiếng qua các vở Con cò trắng, Hai chiều ly biệt, Tìm lại cuộc đời, Tiếng hò sông Hậu…[4]

Vai diễn khiến khán khả biết đến ông là vai Trùm sò trong vở Ngao sò ốc hến và vai Thừa trong Tiếng hò sông Hậu.[4]

Người vợ đầu của ông là Ngọc Hiền, hai người gặp nhau ở chung đoàn Hương Mùa Thu. Sau đó ông kết hôn với bà Đỗ Thị Kim Tuyến và có 3 người con.[3]

  • Ánh lửa rừng khuya (Út Chất)
  • Đoạn tuyệt (vai Thân)
  • Tô Ánh Nguyệt (vai Tâm)
  • Tình mẫu tử
  • Tìm lại cuộc đời (vai Trần Hùng)
  • Tiếng hò sông Hậu (vai Thừa)
  • Khách sạn Hào Hoa (vai Thái Ngọc)
  • Ngao Sò Ốc Hến (vai Trùm sò)
  • Những ánh sao không tên (vai cô Ba Sáng)
  • Sở Vân
Và một số vở cải lương khác

Ông qua đời vào ngày 8 tháng 5 năm 2019 tại nhà riêng ở quận Tân Phú, TP.HCM sau thời gian chống chọi với căn bệnh thoái hoá não. Trước đó năm 2017 ông bị tai biến và mắc bệnh huyết áp phải ngồi xe lăn.[5]

Tang lễ của NSND Giang Châu được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng (số 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp, TP.HCM). Sau đó an táng tại hoa viên nghĩa trang Bình Dương.[6]

  1. ^ Gia Bảo (28 tháng 8 năm 2019). “Minh Vương tiếc cho Giang Châu không còn để nhận danh hiệu NSND”. Vietnamnet. Truy cập 26 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Hương Thuỷ (25 tháng 7 năm 2019). “"Trùm Sò" Giang Châu sắp chạm tay tới danh hiệu "Nghệ sỹ nhân dân"”. An Ninh Thủ Đô. Truy cập 26 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ a b Tâm An (8 tháng 5 năm 2019). “NSƯT Giang Châu qua đời ở tuổi 68”. Báo Công An TPHCM. Truy cập 26 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ a b Hoà Bình (9 tháng 5 năm 2019). “Nghệ sĩ Giang Châu: 3 vai diễn lớn và một cuộc đời buồn”. Báo Pháp Luật. Truy cập 26 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Mai Nhật (8 tháng 5 năm 2019). “'Trùm sò' Giang Châu qua đời ở tuổi 67”. Vnexpress. Truy cập 26 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Linh Đoan (8 tháng 5 năm 2019). “Nghệ sĩ Giang Châu qua đời sau thời gian lâm nhiều trọng bệnh”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 21 tháng 7 năm 2021.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giang_Châu_(nghệ_sĩ)&oldid=68216889”

Châu Giang tên thật là Hồng Mừng, đến từ Hà Nội.

Cô từng tham gia chương trình "Thần tượng Bolero 2018" và được nhiều người yêu mến. Khi biểu diễn trên sân khấu, Châu Giang gây được ấn tượng mạnh với người xem nhờ hình ảnh nền nã, gương mặt sáng, duyên dáng trong tà áo dài và giọng hát ngọt ngào. Nữ ca sĩ gốc Hà Nội lại có độ luyến láy và âm sắc mượt mà thuần chất Nam Bộ.

Sự nghiệp âm nhạc của Châu Giang

Nữ ca sĩ Châu Giang từng theo đuổi cải lương, nhưng lại bén duyên với" Thần Tượng Bolero" và may mắn về với đội của danh ca Ngọc Sơn phút 89. Nhờ vẻ ngoài xinh xắn, giọng ca ngọt ngào nên Châu Giang đã may mắn được " ông Hoàng Nhạc Sến" Ngọc Sơn chọn về đội và chỉ dạy nhiều điều. Chính nhờ vậy mà cô đã không ngừng tiến bộ và trưởng thành qua từng vòng thi. Sau khi bước ra từ cuộc thi, với sự dìu dắt và chỉ dạy tận tình của danh ca Ngọc Sơn, giờ đây Châu Giang đã có đủ tự tin để bước tiếp con đường ca hát chuyên nghiệp.

Những bài hát thành công của Châu Giang

1/ Người Tình Không Đến

2/ Xin Em Đừng Khóc Vu Quy

3/ Gái Nhà Nghèo

4/ Bội Bạc

5/ Giọt Buồn Không Tên

6/ Tựa Cánh Bèo Trôi

7/ Chiều Cuối Tuần

8/ Hoa Tím Người Xưa

9/ Ngại Ngùng

10/ Ai Cho tôi Tình Yêu

11/ Chuyện Ba Mùa Mưa

12/ Tâm Sự Với Anh

13/ Cõi Nhớ

14/ Phận Tơ Tằm

15/ Chiều Sân Ga

16/ Trả Lại Thời Gian

17/ Bạc Trắng Lửa Hồng

18/ Người Thương Kẻ Nhớ

19/ Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa

Những ca khúc hay nhất của Châu Giang

'Ngọc nữ bolero' Châu Giang: Cát xê đi diễn đầu tiên chỉ có 50 nghìn!

(VOH) - Ít ai biết rằng, một Châu Giang xinh đẹp đứng trên sân khấu nhiều ánh đèn, với giọng hát truyền cảm gửi tới người nghe lại từng vất vả mưu sinh, một mình kiên cường đến với nghiệp ca hát.

Trong chương trình Thần Tượng Bolero 2018, cái tên Châu Giang có lẽ đã gây được nhiều sự chú ý cũng như cảm tình nơi khán giả khi cô được vào đội của huấn luyện viên Ngọc Sơn. Bởi cô gái này đến từ Hà Nội nhưng lại sở hữu chất giọng bolero Nam bộ ngọt ngào, mượt mà thể hiện trong từng câu hát và phong cách trình diễn. Thế nhưng, ít ai biết được, để đứng được trên sân khấu cũng như để theo đuổi được ước mơ hát bolero tới cùng, cô gái trẻ đã phải trải qua nhiều thăng trầm vất vả.

"Ngọc nữ bolero" Châu Giang

Bươn chải mưu sinh, quyết không bỏ học…

Châu Giang thực ra sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nghèo Nam Định. Từ nhỏ, cô đã mồ côi cha và từ sớm đã lăn ra bươn chải, kiếm sống để phụ giúp mẹ mình. Từ những năm cấp 2, cô gái nhỏ phải đi gặt thuê ngoài những giờ đến trường. Khi lớn hơn một chút, Châu Giang nhận làm đủ thứ việc vặt như bán trà đá, nước ép hoa quả, bánh mì… để kiếm thêm tiền trang trải học phí.

Bốn năm đại học thì ba năm Châu Giang phải đi bán trà đá nhưng cô gái trẻ vẫn học tốt và nhận học bổng của trường

Hoàn cảnh vất vả rèn giũa nên một Châu Giang kiên cường và cứng rắn hơn nhiều người. Năm cấp 3, nhiều người khuyên ngăn cô nên “liệu cơm gắp mắm” thi vào trường phổ thông bình thường. Vậy nhưng Châu Giang quyết thi vào trường chuẩn của tỉnh. Kết quả là cô vẫn đậu với số điểm cao hơn hẳn điểm sàn vào trường. Sau này, cũng với tính cách đó, Châu Giang quyết định thi vào trường Sân khấu điện ảnh Hà Nội, Khoa Kịch hát dân tộc - khi mà chỉ tiêu cả nước chỉ lấy có 11 người!

Châu Giang tâm sự, nếu không có đủ nghị lực và quyết tâm thì có lẽ cô cũng không có đủ tiền để học cấp 3. Nhưng vì sự ham học cũng như lòng đam mê âm nhạc nhen nhóm, cô cố gắng từng chút một: tự kiếm tiền học phí những năm cấp 3, tham gia các hoạt động văn nghệ, tìm kiếm học bổng và lo liệu cả việc thi đại học quan trọng nhất của mình.

… đến bước đi chập chững và chông gai vào nghề

Sinh ra trong gia đình kém may mắn hơn bạn bè đồng trang lứa, Châu Giang cũng không có một chỗ dựa nào ngoài bản thân mình khi theo đuổi niềm đam mê hát nhạc bolero. Nhưng để biết mình thích gì và theo đuổi được điều gì, Châu Giang cũng phải đi một quãng đường khá xa.

Cô đam mê nghệ thuật từ nhỏ, đặc biệt là bộ môn cải lương nên quyết tâm thi vào đại học Sân khấu Điện ảnh. Khi đó, Châu Giang có thể linh hoạt hát được cải lương, bolero và cả dân ca. Sau khi ra trường, Châu Giang tham gia vào nhà hát cải lương Hà Nội và cũng được ưu ái trong những vai diễn chính. Sau 2 năm trụ ở đoàn, vì hoàn cảnh gia đình mà Châu Lương đành phải nghỉ đoàn để đi làm thêm.

Châu Giang nhớ lại khoảng thời gian cô bắt đầu với những lần đi xe buýt đi diễn và cát xê cầm tay chỉ vỏn vẹn 50 nghìn đồng. Vậy mà ngày tháng đó, tình yêu dành cho nghệ thuật vẫn khiến Châu Giang thấy vui. Không chỗ dựa dẫm, chẳng có nhiều người chỉ dạy, có khi bị bầu show cắt nửa tiền nhưng Châu Giang vẫn vui vẻ nhận và đi làm, những địa điểm xa 50 – 60km cô cũng không quản ngại mưa gió hay khói bụi dù tiền cũng chỉ vài ba trăm nghìn.

Có lẽ những ngày tháng khó khăn vất vả đó, cộng với cuộc sống không thuận lợi về gia đình, tình cảm mà giọng hát của Châu Giang khá phù hợp với bolero, dòng nhạc đòi hỏi tính tự sự tâm tình cảm người thể hiện. Những nét buồn, chất tự sự tình cảm về cuộc sống và phận người được Châu Giang truyền tải khá tròn vẹn trong mỗi câu hát, dễ đi vào lòng người nghe.

Những ngày đầu đi diễn tiền chẳng đủ trang trải nhưng Châu Giang vẫn nuôi dưỡng tình yêu dành cho nghệ thuật

Bước ngoặt thay đổi cuộc đời từ chương trình Thần Tượng Bolero

Đến mùa thứ ba của chương trình Thần Tượng Bolero, Châu Giang mới dám đăng ký dự thi vì muốn thử xem sức của mình tới đâu. Cách thể hiện và giọng hát của cô đã khiến ca sĩ Ngọc Sơn phá lệ, bỏ qua việc hát sai nhịp mà bấm chọn cô gái trẻ. Cũng có thể nói, cuộc thi và sự động viên của danh ca Giao Linh, Ngọc Sơn đã khiến Châu Giang tự tin hơn và có quyết tâm hơn để theo đuổi dòng nhạc bolero.

Châu Giang được lợi thế là có gương mặt sáng sân khấu, lối hát bolero ngọt ngào, lên xuống và luyến láy khá tròn trịa. Vì vậy mà cô cũng nhanh chóng tạo được ấn tượng và có chỗ đứng nhất định trong lòng người nghe nhạc. Cô còn có cơ hội đứng chung sân khấu với những nghệ sĩ gạo cội trong làng bolero như ca sĩ Ngọc Sơn, Chế Linh, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Hoài Linh… đều là những người mà Châu Giang yêu mến và ngưỡng mộ.

>>> Click để thưởng thức Top 100 nhạc trữ tình hay nhất

Sau Thần Tượng Bolero, sự nghiệp của Châu Giang rẽ sang một bước ngoặt mới, nhiều triển vọng hơn

Bản thân Châu Giang tự nhận mình là người rất “điên nghề”. Toàn bộ số tiền đi diễn cô đều đầu tư vào việc làm MV. Cũng vẫn có người can ngăn rằng chờ người tài trợ hay nâng đỡ, nhưng Châu Giang vẫn cứng đầu và tự lập giống hệt ngày nào. Một phần, tình yêu dành cho bolero có lẽ đã trở thành đam mê và niềm vui khó bỏ với cô gái trẻ.

“Ngọc nữ bolero” quan niệm con đường làm nghề của mình có chậm nhưng sẽ chắc chắn. Cô tin vào việc đi lên bằng tài năng và sự cố gắng chứ không phải cách dùng chiêu trò hoặc nương theo phong trào. “Có lẽ một phần vì cuộc sống vất vả nên lời ca tiếng hát của Châu Giang nhiều chất tự sự, như nỗi lòng chất chứa của mình cũng gửi gắm vào ca khúc đó”, Châu Giang chia sẻ về sự gắn kết của mình với nhạc bolero.

Những ca khúc của Châu Giang luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả

Tương lai, Châu Giang mong muốn mình có thể vững chãi hơn nữa trên con đường âm nhạc, đến gần hơn với khán giả yêu nhạc và nhất là khiến người mẹ của cô tự hào. Sau cuộc thi, Châu Giang miệt mài làm việc nghiêm túc và chờ ra mắt những sản phẩm âm nhạc mới, không phụ sự chờ mong của những người yêu mến mình.

4 'bà hoàng' đích thực của dòng nhạc trữ tình bolero: Là một trong những dòng nhạc xuất hiện từ rất lâu, dòng nhạc trữ tình bolero những năm gần đâu quay lại một cách rất mạnh mẽ. Trong khi đó, những tượng đài, những “bà hoàng” đích thực của dòng nhạc này vẫn “sừng sững” cống hiến và chưa có ai có thể thay thế được phong cách của những “cây đại cổ thụ này”.