Ca sĩ kiều hưng sinh năm bao nhiêu năm 2024

Kiều Hưng (sinh năm 1937) tên thật là Kiều Tất Hưng, là một trong những ca sĩ xuất sắc được nhiều người ưa thích của miền Bắc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Giọng hát của ông là giọng nam cao trữ tình. Ông là người đã ứng dụng rất thành công nghệ thuật thanh nhạc phương Tây vào ca khúc Việt Nam.

Hay tin nghệ sỹ Kiều Hưng về Hà Nội, tôi tìm hỏi địa chỉ nhà ông qua một số người thân quen với mong muốn gặp ông để làm một bài phỏng vấn. Nhưng cả hai lần tìm đến nhà ông ở trên con phố Hào Nam, cánh cửa đều khóa im ỉm, mãi tới lần thứ ba may mắn mới có người mở cửa, đó là người vợ của ông. Ban đầu bà không muốn tiếp vì rất ngại tiếp xúc với người lạ và nhất là báo chí, gia đình bà cần sự bình yên đúng nghĩa. Sau một hồi thuyết phục và giải thích rằng tôi tìm đến đây là bởi ngưỡng mộ yêu quý giọng hát của nghệ sỹ Kiều Hưng và mong muốn được chia sẻ với ông về âm nhạc, đồng thời tôi phải nhờ tới sự bảo đảm của cha mẹ nuôi là nhạc công Phạm Đức Anh Tuấn và nghệ sỹ Thúy Hà thì vợ của nghệ sỹ Kiều Hưng mới đồng ý cho tôi được vào trong nhà.

Gần hai tiếng đồng hồ, bà Bắc (vợ của nghệ sỹ Kiều Hưng) và tôi chuyện trò về cuộc sống gia đình, về những đổi thay của Hà Nội, tôi khá sốt ruột vì nhân vật mà tôi cần gặp vẫn chưa xuất hiện. Bà Bắc giải thích rằng ông vừa nghỉ trưa nên không tiện đánh thức.Tôi kiên nhẫn ngồi chờ, bà kiểm tra sự hiểu biết của tôi về gia đình cha mẹ nuôi tôi xem có chính xác không, rồi sau khi bà thật sự tin tưởng bà mới lên trên gác đánh thức nghệ sỹ Kiều Hưng.

Và rồi “người đàn ông hát” 76 tuổi đang bước những bước khó nhọc từ trên bậc cầu thang xuống, hai trận tai biến não và căn bệnh tiểu đường cộng với tuổi cao khiến sức khỏe của ông bị suy giảm.Sau một hồi giới thiệu nghệ sỹ Kiều Hưng cũng phản đối ngay việc trả lời phỏng vấn. Tôi hiểu rằng có những nỗi niềm, có những điều chất chứa khiến ông muốn lãng quên, hay nói đúng hơn là không muốn khơi gợi hay nhắc lại.Ông trầm ngâm, lặng lẽ, tôi bắt đầu những câu chuyện về đời sống gia đình về đồng nghiệp của ông, về những học trò mà ông đã từng dạy dỗ, tất cả đều dè dặt…

Nhưng kỳ lạ thay khi nói tới âm nhạc thì ông vẫn phản xạ rất nhanh, ông đứng lên đầy khó nhọc rồi tiến tới bên cây đàn dương cầm, những phím đàn vang lên hòa cùng giọng hát của ông, tuy rằng giọng hát ấy giờ đây không rền vang như ngày nào nhưng dường như xúc cảm thì đầy hơn, da diết hơn…Trong trái tim những người yêu nhạc đỏ cái tên Kiều Hưng luôn được ghi nhớ bởi những ca khúc “không thể nào quên”. Ông sinh năm 1937, người gốc Hà Đông, vốn sở hữu giọng nam cao đặc biệt lại biết cách ứng dụng thành công nghệ thuật thanh nhạc phương Tây vào cách hát những bài ca cách mạng nên tiếng hát Kiều Hưng một thời lừng vang, tiếng hát ấy qua làn sóng radio đã đến với tất cả khán thính giả trên mọi miền tổ quốc. Giọng hát mê đắm quyến rũ ấy từng đóng đinh với một số tác phẩm tiêu biểu như: “Bài ca trên núi” -bài hát được sử dụng trong bộ phim “Vợ chồng A Phủ”, “Tiếng đàn bầu”; “Những thành phố bên bờ biển cả”;”Anh ở đầu sông em cuối sông”…. Và nhất là bài “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” hát song ca cùng NSND Thu Hiền.

Có một thời giọng hát ông vang lên là nguồn cổ vũ là động lực tinh thần to lớn giúp mọi người thêm hăng say lao động và cống hiến dựng xây cuộc đời, đặc biệt là đối với tầng lớp công-nông-binh.

Ngày ấy, khi các phương tiện thông tin đại chúng chưa rầm rộ và đa dạng như bây giờ, mọi thông tin của đời sống xã hội cũng như văn hóa nghệ thuật chủ yếu là thông qua làn sóng radio, không nói ngoa khi cho rằng tiếng hát của ca sỹ Kiều Hưng là được mong chờ và đón đợi nhiều nhất.

Nhắc lại những kỷ niệm cũ ca sỹ Kiều Hưng trầm ngâm, có lẽ chỉ ông mới hiểu rõ nhất những giá trị nghệ thuật mà ông đã cống hiến có ý nghĩa lớn lao như thế nào?Và cũng chỉ có ông mới có những lời giải đáp chuẩn xác nhất về những biến cố, những trắc trở trên đường đời cũng như kiếp cầm ca của ông.

Giờ đây, ông trở về cố hương sau nhiều năm sống ở nước ngoài, ông vẫn nhận được sự quan tâm yêu mến của công chúng dành cho mình, điều đó có lẽ đối với một người nghệ sỹ là món quà vô giá và có sức mạnh tinh thần lớn nhất.

Ông rất muốn được cất tiếng hát của mình để phục vụ khán giả nhưng sức khỏe cũng đã hạn chế, ông kể về những tác phẩm ông viết trong thời gian sống xa quê hương, trong số 30 tác phẩm ấy, có ba bài được ông phổ nhạc từ những bài thơ của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc- tác giả của “Mãi mãi tuổi hai mươi” và ông chọn ca khúc “Màu tím hoa mua” để hát, giọng hát của ông vang lên đầy xúc động những thanh âm đôi chỗ bị ngắt quãng bởi ông không kìm nén được nỗi lòng mình. Rồi sau đó ông tiếp tục giới thiệu bài hát mà ông khá tâm đắc được mang tên “Nhớ quê”. Bài hát có đoạn: Tôi ở nơi đây, có những chiều nhớ nhung vời vợi.Ước gì tôi được về quê cũ…Tôi ở quê tôi nước sông trong, đầu làng náo nức vui phiên chợ, gồng gánh chen nhau chật sông Cầu. Tôi nhớ quê tôi cả đời tôi.Tôi ở nơi đây nhớ lắm rồi! Những đêm trằn trọc lệ tuôn rơi…

Đối với nghệ sỹ Kiều Hưng, mỗi câu hát được ông cất tiếng được ông viết ra đều như ứa ra từ tim bởi nỗi nhớ, bởi tâm trạng của một con người xa xứ bởi những nỗi dằn vặt không dễ dàng bày tỏ và thẳm sâu trong trái tim của người nghệ sỹ đa cảm ấy nỗi nhớ về những kỷ niệm của quá khứ giản dị mà tươi đẹp.

Cuộc đời mỗi con người cũng như một dòng sông, có những khúc quanh, có khi đầy khi cạn, có những lúc êm đềm và có những khi nổi sóng, nhưng có một điểm chung duy nhất thì sông nào dù to, dù nhỏ cũng đều phải có ngọn nguồn

Những tâm sự của nghệ sỹ Kiều Hưng đau đáu nỗi niềm về quê hương, xứ xở, ông vẫn quan tâm tới đời sống văn nghệ của nước nhà và tỏ ra rất vui bởi sự khởi sắc của văn hóa nghệ thuật, ông đánh giá cao những lớp nghệ sỹ trẻ của ngày hôm nay đặc biệt là:Trọng Tấn,Việt Hoàn, Tùng Dương, Khánh Linh, Tấn Minh … và ông tin rằng họ sẽ có nhiều cơ hội tốt để phát triển sự nghiệp.

Khi hỏi về ước mơ của ông hiện tại,nghệ sỹ Kiều Hưng cười rất hiền: “Tôi chỉ cần sức khỏe và mong muốn được phổ biến những tác phẩm của tôi cho công chúng được biết đến rằng Kiều Hưng dù không còn sức hát cho mọi người nghe nhưng Kiều Hưng vẫn còn có những ca khúc viết về quê hương, đất nước, về tình yêu cuộc sống, đó cũng là sự đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà, thế nhưng xem ra việc đó khó thực hiện quá…”nói rồi đôi mắt của ông nhìn xa xăm vô định.

Muốn được nghe nhiều những tâm sự của ông nhưng cuộc nói chuyện thỉnh thoảng lại bị ngắt quãng bởi sức khỏe của ca sỹ Kiều Hưng không được tốt. Người bạn đời của ông thường xuyên phải bổ sung để câu chuyện không bị rời rạc. Bao nhiêu năm qua, bà vẫn luôn bên ông sẻ chia những ngọt bùi, cay đắng. Bà tâm sự: “ Ông ấy đã được sống ở trên đỉnh vinh quang, cả đời đã hát, giờ chúng tôi chẳng có gì mong muốn cả, chúng tôi cần sự bình an, chúng tôi không có gì phải than oán trách móc, có chăng là tự trách mình….Mà thôi! Ông ấy là nghệ sỹ, chỉ biết hát chứ không biết làm gì, đã là nghệ sỹ thì suy nghĩ và làm việc khác người bình thường.Tôi đã sống cạnh một người chồng làm nghệ sỹ và tôi đúc kết ra một điều rằng chính mình cũng chẳng biết mình là ai?...” Kiều Hưng (sinh năm 1937) tên thật là Kiều Tất Hưng, là một trong những ca sĩ xuất sắc được nhiều người ưa thích của miền Bắc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Giọng hát của ông là giọng nam cao trữ tình. Ông là người đã ứng dụng rất thành công nghệ thuật thanh nhạc phương Tây vào ca khúc Việt Nam.Kiều Hưng sinh năm 1937 tại làng Thường Xuyên, bên bờ sông Nhuệ, thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình địa chủ. Thuở nhỏ, cha mất sớm, ông được anh nuôi dưỡng. Đến tuổi thiếu niên, gia đình đưa ông ra Hà Nội.

Ông có dự thi vào khóa thanh nhạc đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội, mặc dù được giám khảo khen ngợi nhưng không được nhận vào trường. Sau đó, ông được nhận vào làm hợp xướng viên của Đoàn Ca múa nhạc Trung ương.

Ca khúc đơn ca được ghi âm đầu tiên của Kiều Hưng là bản Bài ca trên núi-một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, trong bộ phim Vợ chồng A Phủ (1961). Ông cũng trở thành nghệ sĩ hát đơn ca từ đó. Từ năm 1968 đến năm 1972, Kiều Hưng được cử đi học tại Nhạc viện Kiev (Liên Xô cũ nay thuộc Ucraina), Ông đã tốt nghiệp năm 1972, đồng thời và có cùng thầy dạy với Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên. Ông cũng đã từng là thực tập sinh thanh nhạc tại Đại học Văn hóa Moskva (Nga, khi đó còn thuộc Liên Xô) vào năm 1991.

Ông đã từng tham gia giảng dạy tại Khoa Thanh nhạc-Nhạc viện Hà Nội và lớp Đại học Thanh nhạc Dân tộc của trường Nghệ thuật Sân khấu 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong số học trò của ông có các nghệ sĩ như Mạnh Hưng, Tiến Hỷ sau này cũng được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Ông vào sống tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng năm 1988. Năm 1991, ông sang sống tại Nga. Từ năm 1995, ông sống tại Đức. Ông có ý định trở về Việt Nam và thực hiện một số dự định về ca hát của mình.

Nghệ sỹ Kiều Hưng-giọng ca lừng lẫy một thời, người đã truyền tải những ca khúc nhạc đỏ qua làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam đến triệu trái tim của công chúng trong toàn quốc. Ngày ấy ông đã hát như dốc hết bầu máu nóng của mình, cùng với thệ hệ vàng của nền âm nhạc Việt Nam như: Trung Kiên, Trần Hiếu, Quý Dương, Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thương Huyền, Khánh Vân, Thúy Hà, Lê Dung…là những hạt ngọc quý hiếm. Rồi cuộc sống, rồi những biến đổi của thời cuộc, của dòng thời gian đã cuốn đi, có những người may mắn thành đạt,có những người đã về bên kia thế giới, có những người gập ghềnh với sóng gió của cuộc đời và sự nghiệp. Nhưng họ vẫn xứng danh là những những nghệ sỹ, là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam.

Chia tay nghệ sỹ Kiều Hưng, tôi luôn tin rằng ước mơ về việc phổ biến các tác phẩm của ông đến với công chúng yêu mến ông chắc chắn sẽ thành hiện thực và những người giúp ông thỏa nguyện ước đó chính là những khán giả yêu mến giọng hát của ông.

Chia tay vợ chồng nghệ sỹ Kiều Hưng tôi nhớ mãi lời dặn dò của bác gái “cháu đến chơi thăm bác Kiều Hưng là quý lắm rồi! Vì chỗ thân quen với gia đình nghệ sỹ Thúy Hà nên hãy coi nhau như người thân, đừng viết bài, viết báo nhé! Hai bác không muốn đâu, chẳng để làm gì cả, ăn Tết xong hai bác trở lại Đức rồi!..”

Vậy nhưng những câu hát trong bài “Nhớ quê”-một sáng tác của nghệ sỹ Kiều Hưng mà trong buổi chiều cuối năm chính ông đã hát cho tôi nghe cứ xoáy vào hồn tôi và vỡ òa “Tôi nhớ quê tôi cả đời tôi.Tôi ở nơi đây nhớ lắm rồi! Những đêm trằn trọc lệ tuôn rơi…” điệp khúc ấy ngân lên vời vợi khiến tôi đã “thất lỗi” với gia đình nghệ sỹ Kiều Hưng. Bác Kiều Hưng kính mến! (cháu xin phép được xưng hô như vậy!) Cháu vẫn viết lên đây với tất cả tấm lòng chân thành nhất của một người khán giả yêu mến tiếng hát của bác và cháu biết còn có rất nhiều, rất nhiều trái tim yêu nhạc nhớ lắm tiếng hát Kiều Hưng!

Chủ đề