Caác phương pháp đánh giá chất lượng đất năm 2024

Ở một điểm quan trắc: tiến hành lấy 01 mẫu chính, 04 mẫu phụ ở các địa điểm xung quanh điểm quan trắc (trên cùng một thửa ruộng, cánh đồng hay vùng nghiên cứu được xem là đồng nhất):

Mẫu chính: lấy theo phẫu diện ở 2 tầng đất (tùy theo hình thái của phẫu diện đất, có thể sâu đến 30 cm đối với tầng đất mặt và từ 30-60 cm đối với tầng đất liền kề) của 05 mẫu đơn trộn đều;

Mẫu phụ: lấy tầng mặt có thể sâu đến 30 cm của mẫu đơn trộn đều.

Khối lượng mẫu đất cần lấy ít nhất khoảng 500g đất để phân tích lý hóa học. Mẫu làm vật liệu đối chứng hoặc để lưu giữ trong ngân hàng mẫu đất phải có khối lượng lớn hơn 2000 g;

Caác phương pháp đánh giá chất lượng đất năm 2024

Khi lấy mẫu đất chứa nhiều vật liệu cỡ lớn (sỏi, xác hữu cơ, …) do các điều kiện đất không đồng nhất hoặc hạt quá to, các vật liệu loại bỏ phải được mô tả, cân hoặc ước lượng, ghi lại để cho phép đánh giá kết quả phân tích có liên quan tới kết cấu của mẫu gốc.

Đối với phẫu diện đất: việc lấy mẫu đất và miêu tả theo phẫu diện (bao gồm bản tả và xác định tên đất) bắt buộc phải do chuyên gia ngành khoa học đất thực hiện, độ sâu của tầng lấy mẫu thay đổi tùy thuộc vào loại đất.

Đối với vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm kim loại nặng phải lấy mẫu đất theo chiều sâu phẫu diện để đánh giá và so sánh. Căn cứ theo mục tiêu quan trắc, chiều sâu lấy mẫu theo phẫu diện dao động từ 0-150 cm. Số lượng tầng lấy mẫu phụ thuộc vào sự phân tầng cụ thể trong suốt phẫu diện, có thể lấy đến 4-5 tầng trong một phẫu diện.

Đối với vùng đất bạc màu, lấy mẫu ở độ sâu từ 0-15cm ở tầng mặt và 15-40cm ở tầng 2 căn cứ vào từng điểm quan trắc.

3. Đo tại hiện trường

Đo tại hiện trường: Eh hoặc ORP, EC, pH, độ mặn… bắt buộc phải đo trực tiếp ngoài hiện trường tuỳ theo yêu cầu của từng mục tiêu quan trắc, quy trình đo giống như đo trong phòng thí nghiệm.

Lấy mẫu để đo tại hiện trường: tương tự như lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm, theo các tiêu chuẩn hiện hành quy định tại Bảng 1.

Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

4. Bảo quản và vận chuyển mẫu đất

Mẫu đất được bảo quản trong dụng cụ chứa mẫu chuyên dụng hoặc trong túi nilon sạch, nhãn mẫu phải đựng trong túi nilon để đảm bảo không bị nhòe do nước thấm vào, sau đó buộc chặt bằng dây cao su, xếp trong thùng chứa mẫu, vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng các phương tiện phù hợp.

Riêng đối với các thông số sinh học cần phân tích mẫu tươi, việc bảo quản phải theo quy trình riêng. Mẫu đất phải bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-5 độ C và tránh tiếp xúc với không khí. Mẫu đất sau khi lấy cần được chuyển đến phòng thí nghiệm và phân tích càng sớm càng tốt.

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2012 thì việc đánh giá đất sản xuất nông nghiệp gồm những nội dung sau:

+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

+ Đánh giá đặc tính thổ nhưỡng, nông hóa đất.

+ Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn và sử dụng nước trong nông nghiệp.

+ Đánh giá môi trường tự nhiên khác.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội quan hệ với sử dụng đất.

+ Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng (hoặc nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất được lựa chọn.

+ Đề xuất sử dụng đất phục vụ các dự án quy hoạch và sản xuất nông nghiệp.

Caác phương pháp đánh giá chất lượng đất năm 2024

Đánh giá đất sản xuất nông nghiệp (Hình từ Internet)

Có những phương pháp đánh giá đất sản xuất nông nghiệp nào?

Phương pháp đánh giá đất sản xuất nông nghiệp được quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2012 như sau:

Nội dung và phương pháp đánh giá đất đai
...
5.2. Các phương pháp sử dụng trong ĐGĐĐ
ĐGĐĐ được tiến hành đồng thời với đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội, trong đó tập trung đánh giá mối liên hệ giữa đất và sử dụng đất. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong ĐGĐĐ gồm:
5.2.1 Phương pháp “yếu tố hạn chế” kết hợp với phương pháp “tham số” được ứng dụng để xác định, lựa chọn các yếu tố tham gia xây dựng yêu cầu sử dụng đất, tạo lập đơn vị bản đồ đất đai và chỉ tiêu phân cấp của chúng, phục vụ đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng (hoặc nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất được lựa chọn và đề xuất sử dụng đất hợp lý.
5.2.2. Phương pháp bản đồ: ứng dụng các phương pháp chồng xếp bản đồ đơn tính để xây dựng hệ thống bản đồ đánh giá đất đai.
5.2.3. Phương pháp điều tra theo tuyến được áp dụng trong điều tra bổ sung chỉnh lý bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các bản đồ chuyên đề khác như bản hiện trạng thủy lợi, thủy văn nước mặt, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ...
5.2.4. Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rural Appraisal - PRA) được sử dụng trong điều tra, đánh giá hiệu quả của các hệ thống sử dụng đất.
5.2.5. Một số thuật toán thống kê - kinh tế được áp dụng trong xử lý tổng hợp phiếu điều tra, xác định hiệu quả sử dụng đất, tổng hợp kết quả đánh giá phân hạng và đề xuất sử dụng đất.
5.2.6. Phương pháp chuyên gia được áp dụng trong lựa chọn các loại sử dụng đất để đưa vào đánh giá, kiểm tra kết quả đánh giá phân hạng và các phương án đề xuất sử dụng đất.

Theo đó, việc đánh giá đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện bằng những phương pháp quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 nêu trên.

Hồ sơ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp gồm những gì?

Quy định hồ sơ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2012 như sau:

8. Hồ sơ đánh giá
Hồ sơ đánh giá bao gồm: bản đồ, báo cáo tổng hợp, các số liệu, bảng biểu, ảnh, mẫu vật.
8.1. Bản đồ
8.1.1. Bản đồ thể hiện kết quả đánh giá đất đai gồm có:
a) Bản đồ đất.
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
c) Bản đồ đơn vị đất đai.
d) Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai ở điều kiện hiện tại với các loại sử dụng đất được lựa chọn.
e) Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai ở điều kiện tương lai với các loại sử dụng đất được lựa chọn.
f) Bản đồ đề xuất sử dụng đất.
Các bản đồ a), b), d), f) là bộ tài liệu nhất thiết phải có. Các bản đồ c), e) thì tùy theo yêu cầu của từng dự án giao nộp bằng bản giấy hoặc dạng bản mềm dữ liệu số.
8.1.2. Các bản đồ chuyên đề như: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy lợi, thủy văn, đánh giá chất lượng nước, ô nhiễm môi trường đất...được xây dựng và sử dụng trong quá trình đánh giá đất đai đều là sản phẩm trung gian thì tùy theo yêu cầu của từng dự án mà giao nộp dưới dạng dữ liệu số hoặc không cần giao nộp.
8.2. Tài liệu, gồm:
8.2.1. Báo cáo kết quả đánh giá phân hạng đất đai.
8.2.2. Tập số liệu kèm theo đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của dự án.

Như vậy, hồ sơ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp gồm bản đồ, báo cáo tổng hợp, các số liệu, bảng biểu, ảnh, mẫu vật. Cụ thể:

- Bản đồ

+ Bản đồ thể hiện kết quả đánh giá đất đai gồm có:

  1. Bản đồ đất.
  1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
  1. Bản đồ đơn vị đất đai.
  1. Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai ở điều kiện hiện tại với các loại sử dụng đất được lựa chọn.
  1. Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai ở điều kiện tương lai với các loại sử dụng đất được lựa chọn.
  1. Bản đồ đề xuất sử dụng đất.

Các bản đồ a), b), d), f) là bộ tài liệu nhất thiết phải có. Các bản đồ c), e) thì tùy theo yêu cầu của từng dự án giao nộp bằng bản giấy hoặc dạng bản mềm dữ liệu số.

+ Các bản đồ chuyên đề như: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy lợi, thủy văn, đánh giá chất lượng nước, ô nhiễm môi trường đất...được xây dựng và sử dụng trong quá trình đánh giá đất đai đều là sản phẩm trung gian thì tùy theo yêu cầu của từng dự án mà giao nộp dưới dạng dữ liệu số hoặc không cần giao nộp.