Caần nâng cấp thư viện tỉnh theo hướng số hóa năm 2024

Sáng 23/5, hội thảo về vấn đề chuyển đổi số thư viện và liên thông hệ thống thư viện được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các đơn vị tổ chức tại Hà Nội.

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; kế hoạch công tác năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số và liên thông thư viện”.

Tại hội thảo, đại diện các đơn vị trình bày tham luận đánh giá thực trạng chuyển đổi số và liên thông thư viện hiện nay; đồng thời làm rõ những kết quả đạt được, cũng như hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chuyển đổi số đối với từng loại thư viện.

\>>> Tìm hiểu thêm:

  • Hệ thống lưu trữ thông tin trong thư viện
  • Thuê cloud lưu trữ thư viện

Chuyển đổi số thư viện là gì?

Chuyển đổi số thư viện là quá trình thực hiện áp dụng công nghệ thông tin, các nền tảng số đối với các thư viện truyền thống hoặc những thư viện được thành lập mới trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Việc chuyển đổi này sẽ xây dựng, kết nối liên thông các thư viện nhằm chia sẻ dữ liệu mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, thực hiện chuyển đổi số trong thư viện còn hướng đến xây dựng nền tảng mở để cộng đồng, doanh nghiệp cùng tham gia. Từ đó tạo ra một hệ sinh thái thư viên thông tin Quốc gia góp phần trong tiến trình xây dựng, phát triển thành phố thông minh trong thời đại công nghiệp 4.0.

Vai trò của chuyển đổi số trong thư viện

Theo bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - chuyển đổi số ngành thư viện mang lại nhiều lợi ích cho các ngành, tạo điều kiện phát triển vượt bậc cho lĩnh vực công nghệ thông tin hay các hoạt động có tính chất kết nối.

Một trong những lợi ích mà chuyển đổi số thư viện mang lại là giúp thu hẹp khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn, đặc biệt là trong việc hưởng thụ những giá trị văn hóa.

“Ở khía cạnh này, thư viện là một trong những chủ thể tiên phong trong chuyển đổi số. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực văn hóa và cần được ưu tiên thực hiện, bởi thư viện chính là địa điểm cung cấp, nâng cao tri thức cho người dân trong cộng đồng”, bà Thủy nói.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng để triển khai chuyển đổi số trong thư viện và liên thông thư viện, chúng ta còn rất nhiều thách thức phải đối mặt như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính…

Không nằm ngoài xu hướng và yêu cầu tất yếu chung của ngành thư viện và toàn xã hội, chuyển đổi số thư viện và liên thông hệ thống thư viện ở Việt Nam đã được nhận thức từ trước đó.

Ông Phạm Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - đánh giá hoạt động này đã mang lại những giá trị thiết thực, làm thay đổi vị thế và hoạt động căn bản, toàn diện của thư viện, có đóng góp tích cực trong thành tựu phát triển của văn hóa cộng đồng.

Chuyển đổi số ngành thư viện có những mục tiêu nào?

Tại hội thảo, ông Hùng cũng nêu một số mục tiêu cơ bản của chuyển đổi số thư viện đến năm 2025. Thứ nhất, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ để đảm bảo đáp ứng kết nối 100% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thứ hai là triển khai nền tảng dữ liệu số theo nguyên tắc “dữ liệu chỉ từ một nguồn”. “Hiện nay, chúng ta có khoảng 31.000 thư viện, trong đó có hàng loạt hệ thống thư viện công cộng được đầu tư, song vẫn chưa được liên thông trên nhiều mặt. Việc chuyển đổi và liên thông thư viện sẽ giúp xây dựng nền tảng kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin”, ông Hùng cho hay.

Theo Vụ trưởng Vụ Thư viện, liên thông thư viện cần được thực hiện dựa trên nhóm khu vực địa lý; chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ; lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin hoặc cũng có thể liên thông giữa các loại thư viện.

Theo đó, khi triển khai kế hoạch chuyển đổi số thư viện này, Vụ Thư viện đề ra mục tiêu đến năm 2025, có 100% thư viện công lập sẽ hoàn thiện và phát triển hạ tầng dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ hoặc văn bản hợp tác.

Bên cạnh đó, 100% thư viện công lập sẽ có trang thông tin điện tử để cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp thành phần dữ liệu mở; 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý sẽ được số hóa; 60% thư viện trong cả nước sẽ được kiểm duyệt thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.

Để tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong thư viện, liên thông ở mọi loại hình thư viện nhằm đảm bảo cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng, ông Hùng chỉ ra 4 nhiệm vụ trọng tâm: Số hóa tài liệu quốc gia, xây dựng dự án mục lục liên hợp quốc gia, xây dựng dự án cơ sở dữ liệu về thư viện Việt Nam và triển khai chương trình nâng cao trình độ nguồn lực thư viện.

Có thể bạn quan tâm: Chữ ký số từ xa là gì? 4 Giải pháp ký số từ xa UY TÍN tốt nhất

Tổ chức thực hiện chương trình chuyển đổi như thế nào?

Tổ chức thực hiện Chương trình chuyển đối số ngành thư viện đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

  • Đầu tư và hoàn thiện, đảm bảo các tiêu chuẩn về thư viện có vai trò quan trọng; chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương bố trí kinh phí và thực hiện triển khai các nhiệm vụ của Chương trình theo quy định;
  • Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chương trình, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai tại địa phương, gắn kết với các chương trình chuyển đổi số trong hoạt động thư viện với xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số tại địa phương;
  • Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ hằng năm, gửi báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

\>>> Xem thêm: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

Chuyển đổi số thư viện đã được nhà nước ban hành quyết định thực hiện đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Do vậy, bất kì tổ chức nào khi thực hiện thành lập thư viện cũng phải tuân thủ hoạt động chuyển đổi này. Lạc Việt Vebrary tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng phần mềm thư viện số được tin tưởng nhất hiện nay. Chúng tôi đã thực hiện chuyển đổi số cho rất nhiều thư viện trường học trên cả nước, tiêu biểu là dự án chuyển đối cho thư viện trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của đơn vị. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm sử dụng phần mềm thư viện điện tử Lạc Việt Vebrary.