Các chiến lược Marketing của Apple

Apple – một thương hiệu công nghệ nổi tiếng, được công nhận trên toàn cầu vì tập trung vào đổi mới công nghệ. Khả năng lãnh đạo và tầm nhìn xa của Steve Jobs đã giúp Apple đặt những cột mốc ban đầu để vươn tới danh tiếng toàn cầu và giờ đây, dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, Apple đã có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.

Danh mục sản phẩm của Apple đã mở rộng rất nhiều trong những năm gần đây, bao gồm các sản phẩm mới như Apple watch, Apple TV và một số ứng dụng mới.

Các chiến lược Marketing của Apple

Phạm vi sản phẩm của Apple đã phát triển khá lớn với một số sản phẩm mới, bao gồm phần mềm tuyệt vời được thêm vào danh mục đầu tư gần đây. Gã khổng lồ công nghệ có kế hoạch phát triển hơn nữa dòng sản phẩm của mình bằng cách thâm nhập vào các lĩnh vực mới. Trong khi doanh số bán máy tính xách tay và PC của Apple đã giảm trong vài năm gần đây, iPhone (sản phẩm cốt lõi của Apple, chiếm doanh thu và doanh thu thuần cao nhất) vẫn rất phổ biến.

iPhone 11 sở hữu ba camera và chip A13 Bionic giúp tốc độ xử lý nhanh hơn. Công ty đang cung cấp gói đăng ký Apple TV + miễn phí trong một năm khi mua iPhone, iPad, Mac, iPod touch hoặc Apple TV mới. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2019, Apple đã phát hành phiên bản Macbook Pro mới nhất và nhanh nhất từ ​​trước đến nay với màn hình 16 inch, bàn phím ma thuật và hiệu suất nhanh hơn 80%. Phần mềm mới của Apple bổ sung khả năng của các sản phẩm và phần cứng hiện có.

Các chiến lược Marketing của Apple

Icloud cung cấp một tập hợp các dịch vụ đám mây miễn phí cho các khách hàng hiện tại của Apple. Các dịch vụ này hoạt động liên tục với iPhone, Ipad, iPod, Mac và PC. Người dùng có thể tải lên tự động lên Icloud và sau đó sử dụng nó từ tất cả các thiết bị của họ.

Apple đang cố gắng làm phong phú hơn nữa danh mục sản phẩm của mình. Bốn nền tảng phần mềm – iOS, macOS, watchOS và tvOS – cung cấp trải nghiệm liền mạch trên tất cả các thiết bị của Apple. Họ cấp quyền cho khách hàng bằng các dịch vụ đột phá bao gồm App Store, Apple Music, Apple Pay và iCloud. Gần đây, Apple đã công bố mua lại hoàn toàn Shazam, ứng dụng âm nhạc phổ biến nhất và được đánh giá cao nhất trên thế giới được hàng trăm triệu người trên thế giới sử dụng. Ứng dụng này sẽ vẫn có sẵn miễn phí cho người dùng Apple. Bằng cách này, Apple không ngừng nỗ lực để tạo ra trải nghiệm an toàn và hấp dẫn cao cho người dùng.

Một trong những điều dễ thấy nhất thể hiện việc hãng cố gắng xây dựng ngôn ngữ kết nối riêng với người dùng đó là trên trang web của mình, thay vì để những tính năng hay chi tiết sản phẩm. Apple luôn ưu tiên những hình ảnh đẹp cũng với đó là từ ngữ đơn giản về lợi ích của sản phẩm

Bạn sẽ không bao giờ bắt gặp những những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu như “Gigahert”, “Megabyte ”… thay vào đó họ sử dụng những cụm từ đơn giản, dễ hiểu như: “màn hình có đèn Led”, “góc cạnh cũng có kính cường lực”, “màn hình phản chiếu có chất liệu retina”

Cách lập chiến lược marketing cho một sản phẩm như thế nào?

Nếu như bạn từng đến trải nghiệm ở Apple store thì có lẽ sẽ cảm nhận được sự hoàn hảo của nó. Họ không cần sử dụng những phương thức PR rầm rộ cũng như những lời phô trương, thay vào đó họ tập trung vào những yếu tố mang tính thực tế những điều này là chìa khóa giúp đưa họ đến thành công.

Các chiến lược Marketing của Apple
Apple luôn hoàn hảo trong mọi phương thức bán hàng – Ảnh: Internet

Theo nghiên cứu từ Nielsen thì có đến 70% khách hàng bước ra từ Apple store đều mua một sản phẩm gì đó của hãng. Chính bởi chiến lược marketing mang tính tự nhiên và ưu tiên trải nghiệm người dùng đã giúp cho Apple không cần tập trung vào quảng cáo mà vẫn thu hút được lượng khách hàng vô cùng lớn trên thị trường nói chung và các thị trường mục tiêu của apple.

Nếu như từng sử dụng các sản phẩm của Apple bạn sẽ thấy họ không bao giờ bỏ rơi những sản phẩm của mình, dù cho đó là những sản phẩm cũ, họ luôn cố gắng cải thiện tối ưu chất lượng sản phẩm cũ. Chính bởi điều này đã giúp họ nâng cao được trải nghiệm người dùng

Bên cạnh đó mỗi khi một sản phẩm mới được ra mắt bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những video “mở hộp” từ hàng nghìn, hàng triệu người dùng, để có được điều đó tất cả đều nhờ chiến lược xây dựng trải nghiệm khách hàng thành công của hãng

Quan niệm của apple về khách hàng mục tiêu rằng không bao giờ giới hạn về nhân khẩu học, các tính cách nhất định hay bất ký điều gì liên quan đến phân khúc thị trường. Do đó khách hàng mục tiêu của apple là “Mọi người”.

Các chiến lược Marketing của Apple
Khách hàng mục tiêu của Apple là “Mọi người” – Ảnh: Internet

Điều này cũng được thể hiện rõ nét thông qua những mẫu quảng cáo, nội dung tiếp thị, họ rất ít khi sử dụng những thuật ngữ công nghệ khó hiểu. Thay vào đó là những câu từ mà mọi lứa tuổi, tầng lớp đều có thể dễ dàng nghe và hiểu ngay được. Nhờ đó mà đối tượng khách hàng của apple cũng rất đa dạng.

Tại sao lại đơn giản là trên hết? Apple mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời, không chỉ những sản phẩm của họ là tuyệt nhất mà chính những thứ xung quanh họ cũng quan tâm đến vấn đề trải nghiệm của khách hàng. Apple giúp người dùng hiểu được người dùng không thích những thứ phức tạp và luôn hướng tới sự tối giản. Trong Content Marketing của Apple thì hãng đưa những từ ngữ gần gũi với khách hàng, hạn chế tối đa những từ ngữ chuyên ngành công nghệ cao, bởi vì họ hiểu rằng đối tượng khách hàng của Apple nhắm tới là những người “không biết rõ về công nghệ”.

Các chiến lược Marketing của Apple
Website của Apple cho thấy sự tối giản nhưng tạo thuận tiện cho khách hàng (Nguồn: Apple)

Một điểm nữa khiến những chiến lược Marketing của Apple khác biệt và gây tiếng vang chính là cách truyền đạt thông tin, thông số kỹ thuật và tính năng. Thay vào đó hãng nhấn mạnh rằng “sản phẩm của họ có thể thay đổi cuộc sống của bạn, và làm nó tốt hơn”. Định vị thương hiệu của Apple còn đi liền với triết lý “Đơn giản là trên hết” thông qua website và blog của họ, họ biết cách dẫn khách hàng vào trang web của họ một cách dễ nhất. Theo nghiên cứu chỉ 79% người dùng web quét những thông tin đầu trang và thông tin họ cần, nhìn thấy điều đó, thay vì làm web “hoa mỹ” thì Apple lại hướng đến sự tối giản đem những thông tin tốt nhất cho khách hàng.

Kết nối cảm xúc là chìa khóa cho chiến lược Marketing của Apple, có lẽ những câu chuyện mà Apple đưa đến cho khách hàng là những video có độ viral và lan tỏa cực kỳ cao. Hãy nghĩ lại quảng cáo đầu tiên cho Ipad ra đời vào năm 2010, Apple đã làm bối cảnh những người ở trong phòng khách, họ không nói về kích thước màn hình hay tốc độ mà đơn giản chỉ là họ yêu Ipad của mình.

Các chiến lược Marketing của Apple
Quảng cáo tập trung vào cảm xúc của khách hàng là một trong những chiến lược Marketing của Apple (Nguồn: Youtube)

Những nghiên cứu nổi tiếng của tiến sĩ Jonah Berger cho thấy nội dung gợi lên những cảm xúc kích thích cao và có khả năng lan truyền hơn bất cứ hình thức nào. Chính vì vậy Apple đã biến cảm xúc ấy thành “paint point” để đánh vào khách hàng tạo ra những chiến dịch mang đầy cảm xúc, những quảng cáo có tốc độ lan truyền trên social media rất cao. Để gợi lên và xây dựng cảm xúc của khách hàng theo cách của Apple, hãy sử dụng ngôn ngữ cảm xúc của riêng của bạn, nơi nó có ý nghĩa để làm như vậy. Hãy chắc chắn rằng nó chảy tự nhiên. Một cách để làm điều này là sử dụng các từ kích hoạt cảm xúc để phát triển chiến dịch Marketing của bạn.

Tổng hợp các kênh phân phối trong marketing chất lượng nhất trên thị trường

Chúng ta có thể học marketing như thế nào để sáng tạo không xa rời thực tế từ Apple. Minh chứng là từ những chiến lược từ trước tới nay của Apple. Đây là chiến lược trọng tâm trong 4 chiến lược marketing của Apple. Vậy bạn phải học Marketing như thế nào để làm được?

Apple vừa cải thiện nhận thức vừa mang lại các nhu cầu mới cho người dùng. Apple nổi lên trong làng công nghệ từ những thập kỷ 90, chỉ với 1 chiếc iMac. IMac thay đổi nhận thức của người dùng về giao diện cũng như tính năng. Có nhiều màu sắc để bạn lựa chọn, đồng thời chỉ cần cắm dây điện thoại là có thể kết nối Internet. Nó tạo sức hấp dẫn lớn với người dùng Internet.

Các chiến lược Marketing của Apple
Ipod là minh chứng thành công của 4 chiến lược Marketing của Apple cuối thập kỷ 90

Tiếp tục là chiếc iPod, Apple khuyến khích người dùng sử dụng iPod thay vì những máy nghe nhạc khác. Với dung lượng tới 5GB và có thể kết nối với PC để tải nhạc, qua phần mềm iTunes. Như vậy, dù với hệ điều hành nào, không phải là Mac, thì người dùng đều có thể tải và lưu trữ nhạc bình thường.

Chúng ta có thể thấy được rằng: Sản phẩm càng sáng tạo và thú vị càng có sức hấp dẫn lớn với khách hàng. Nhưng suy cho cùng, bạn không thể làm thu hút người dùng nếu bạn không thể tìm ra được nhu cầu mới cho khách hàng. Và bạn phải thuyết phục khách hàng chịu trải nghiệm sản phẩm để họ đồng ý bỏ tiền.

Hãy tạo điều kiện tối đa để người dùng có thể trải nghiệm sản phẩm. Bạn cần hiểu, những sự thay đổi mới thường khó được người dùng đón nhận ngay lần đầu tiên. Họ phân vân sự thay đổi sẽ mang lại lợi ích hay gây hại với họ. Chính vì vậy khi tạo sự thoải mái và điều kiện tốt nhất, người dùng sẽ đồng ý trải nghiệm sản phẩm mới.

Hãy cân nhắc các câu hỏi sau:

  • Làm thế nào để người ta mua và sử dụng hàng của bạn? Sau bao lâu họ bắt đầu thấy sự khác biệt?
  • Có tốn thời gian và tiền bạc không khi đổi sang sử dụng sản phẩm của bạn?
  • Nếu không thích sản phẩm của bạn khi đã dùng thử thì sao? (Có được trả lại không?…)

Và bạn nên nhớ, nếu bạn trao họ giá trị thật sự thì bạn sẽ nhanh chóng chiếm được tình cảm của họ. Khách hàng mau chóng trở nên gần gũi và thoải mái đồng ý sử dụng sản phẩm. Nếu thông điệp Marketing chạm tới cảm xúc, tâm trí, “tim đen” của khách hàng, họ sẽ gật gù đồng ý với mọi tính năng và lợi ích sản phẩm đưa ra.