Các hình thức đánh giá năng lực năm 2024

Thi đánh giá năng lực là kỳ thi riêng, được tổ chức bởi các đơn vị như ĐHQG-HCM, ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Bộ Công an,… và sử dụng kết quả đó để xét tuyển.

Hiện nay, thi đánh giá năng lực đang là một phương thức xét tuyển bên cạnh các phương thức xét tuyển truyền thống như: xét học bạ, xét tuyển thẳng, xét tuyển bằng điểm thi THPT,..

\>> CÁC BƯỚC THAM GIA THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC, XEM TẠI ĐÂY

2. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy

ĐGNL HN

ĐGNL HCM

ĐGTD Bách khoa

Bố cục 3 phần - Thời gian làm bài thi 195 phút - 150 câu hỏi trắc nghiệm - Tổng 150 điểm

P1: Tư duy định lượng: 50 câu - 50đ

P2: Tư duy định tính: 50 câu - 50đ

P3: Khoa học (Tự nhiên - Xã hội: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa): 50 câu - 50đ

(Thi online trên máy tính, làm lần lượt từng phần, kết thúc bài thi được biết điểm luôn)

Bố cục 3 phần - Thời gian làm bài thi: 150 phút - 120 câu hỏi trắc nghiệm - Tổng 1200 điểm

P1: Sử dụng ngôn ngữ (40 câu)

P2: Toán, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu)

P3: Giải quyết vấn đề (50 câu)

(Thi trên giấy dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm)

Bố cục 3 phần: Thời gian làm bài thi là 150 phút

P1: Tư duy Toán học

Thời gian 60 phút, điểm tối đa 40

P2: Tư duy đọc hiểu

Thời gian 30 phút, điểm tối đa 20

P3: Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề

Thời gian 60 phút, điểm tối đa 40

(Thi trắc nghiệm)

\>>> XEM CHI TIẾT CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐGNL TẠI ĐÂY

3. Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?

Kỳ thi đánh giá năng lực hướng đến đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh, tích hợp các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích ở bài thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ, kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Bài thi chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản. Do đó, kiến thức trải đều ở tất cả các môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Tiếng anh, Lịch sử, Địa lý.

\>>> Xem chi tiết các môn có trong đề thi ĐGNL của từng trường TẠI ĐÂY

4. Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực?

STT KỲ THI Cấu trúc Thời gian (phút) Tổng 1 ĐGNL HÀ NỘI Tư duy định lượng (Toán) 75 195 phút Tư duy định tính (Văn) 60 Khoa học (Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa) 60 2 ĐGNL HCM Sử dụng ngôn ngữ 50 150 phút Toán, tư duy logic và phân tích số liệu 40 Giải quyết vấn đề 60

\>>> Xem chi tiết về thời gian làm bài thi ĐGNL TẠI ĐÂY

5. Thang điểm bài thi đánh giá năng lực

Kết quả thi ĐGNL Đại học Quốc gia HCM được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Bài thi Đánh giá năng lực Hà Nội gồm 150 câu hỏi, tương ứng với 150 điểm. Mỗi phần của đề thi năng lực có 50 câu, điểm tối đa mỗi phần 50 điểm, mỗi câu đúng sẽ được 1 điểm, câu sai không được điểm. Thí sinh lưu ý, trong mỗi phần của đề thi có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng có thể kèm thêm 1 - 4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) được trộn vào một cách ngẫu nhiên và thí sinh không biết là câu hỏi nào. Bài thi có câu hỏi thử nghiệm thì thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm từ 2 - 4 phút.

\>>> XEM CHI TIẾT THANG ĐIỂM BÀI THI ĐGNL TẠI ĐÂY

6. Thi đánh giá năng lực trên máy tính hay trên giấy?

Hiện nay, có kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Sư phạm TPHCM là thực hiện thi trên máy tính.

Kỳ thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 dự kiến có 6 đợt thi từ tháng 3 đến tháng 6-2024, tổ chức vào các ngày thứ bảy và chủ nhật. Kỳ thi sẽ tổ chức tại 10 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Để chuẩn bị tốt cho kì thi thí sinh cần biết thi đánh giá năng lực gồm những môn nào và từ đó lên kế hoạch ôn tập cho mình. Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu ngay

Các hình thức đánh giá năng lực năm 2024

Chắc cũng sẽ có rất nhiều học sinh bâng khuâng và hoang mang về việc thi đánh giá năng lực gồm những môn nào. Viettel Money biết điều đó nên sẽ truyền đạt đầy đủ tới các bạn. Vì theo như mọi người để ý tới thì sẽ biết thi đánh giá năng lực sẽ là tích hợp của tất cả các môn và không chú trọng về một môn nào hết.

Thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia 2023 sẽ có 8 môn liên quan đến các môn bao gồm: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán học, Hóa học, Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. 8 môn thi này sẽ được chia làm 3 phần là:

  • Ngôn ngữ ( Tiếng Việt, Tiếng Anh)
  • Toán Học ( Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu)
  • Giải quyết vấn đề ( Hóa học, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Lịch sử ).

Còn thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn học gồm Toán học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Thi THPT sẽ có tự chọn ngôn ngữ là các ngôn ngữ khác nhau nhưng đánh giá lựu sẽ không có cả 2 phần tự chọn đó.

Để hiệu rõ hơn về nội dung của các môn mà có trong đề thi đánh giá năng lực thì hãy cùng Viettel Money xem tiếp phần nội dung sau đây.

Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào sẽ gây khó dễ cho học sinh

Tiếng Việt

Ở phần này kiến thức sẽ gồm có tất cả các phần như là lỗi chính tả, ca dao tục ngữ, các thể thơ, các câu chuyện dân gian, các văn bản hiện đại trong cả 3 năm học 10,11,12. Không nững vậy sẽ có các phần về nghệ thuật văn học như so sánh, nhân hóa,…

Thường ở các năm học sách chúng ta học là sách ngữ văn nhưng phần thi này là phần thi Tiếng Việt nên không có phạm vi nhất định. Nó là tổng hợp của 12 năm học chứ không riêng về phần văn học của mỗi cấp 3. Là môn đầu tiên của sử dụng ngôn ngữ trong phần đầu.

Tiếng Anh

Về Tiếng Anh sẽ có các dạng thông thường như ngữ pháp, tìm lỗi sai, chuyển về câu đồng nghĩa và đọc hiểu đoạn văn để trả lời các câu hỏi. Các bài tập của môn Tiếng Anh đều sẽ có một khuôn vì vậy so với phần Tiếng VIệt thì Tiếng Anh sẽ có thể dễ lấy trọn điểm hơn chỉ cần nắm rõ các quy tắc của Tiếng Anh.

Về Tiếng Anh thì những kĩ năng làm bài ở từng phần là rất quan trọng vì vậy hãy rèn luyện cho mình các kĩ năng làm bài. Như vậy sẽ nâng cao hiệu quả và lấy trọn điểm của phần Tiếng Anh một cách dễ dàng.

Toán Học

Trong đề thi đánh giá năng lực thì Toán học sẽ được chia làm ba phần là: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu. Tuy nó đều là về mặt toán học những nó sẽ làm rõ hơn tư duy và cách làm bài ở từng phần. Vì vậy mà Toán học được chia ra làm 3 loại khác nhau để phân định rõ hơn về logic của các thí sinh tham gia.

  • Toán học

Đây là phần về tính toán các kiến thức của lớp 12 gồm cả số học và hình học như là số phức, tích phân, xác xuất, phương trình, thể tích, hình học không gian,… về toán học thì đây là một phần thi không dễ đối với mọi học sinh vì nó rất đa dạng về kiến thức cũng như là cách làm.

  • Tư duy logic

Nghe đến tựa chắc mọi người cũng sẽ biết đây là phần thi nghiên về sự suy nghĩ, nghiên cứu để đưa ra các câu trả lời hợp lí với đề bài. Phần này sẽ không liên quan đến tính toán nhưng nó liên quan đến cách sắp xếp, xếp hạng. Vì là phần tư duy nên đây sẽ là phần tốn khá nhiều thời gian nhất trong đề thi. Hãy sắp xếp thời gian làm bài một cách hợp lí.

  • Phân tích số liệu

So với 2 phần toán học ở trên thì phần thi này sẽ nhẹ nhàng hơn vì thí sinh làm việc nhiều với lại các loại biểu đồ khác nhau để làm bài và đề thi sẽ cung cấp dữ liệu cho mình. Phân tích về biểu đồ nên thí sinh cần phải biết các cách quy đổi trong biểu đồ cũng như cách tính toán các số liệu để có thể làm tốt bài thi này.

Tóm lại Toán học sẽ có 3 phần rõ rệt như vậy để đánh giá học sinh kĩ hơn về các mặt kĩ năng, tính toán, vận dụng khác nhau của toán.

Hóa học

Hóa học mà môn đầu tiên trong chuỗi 5 môn thi ở phần thi giải quyết vấn nằm cuối cùng. Hóa học cũng sẽ quay quanh các vấn đề như phương trình hóa học, các thí nghiệm hiện tượng, các tính chất cúa hóa, các bài toán về hóa. Cũng sẽ tổng hợp đầy đủ các kiến thức cần thiết của một học sinh.

Hóa học khó về hướng giải quyết các bài toàn. Vì vậy để làm tốt môn hóa trong đề thi thì học sinh phải tận tình bổ sung các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của môn hóa để có thể chinh phục trọn vẹn 10 câu hóa trong bài thi

Vật lí

Môn Vật lí sẽ chú trọng kiến thức của 12 nhiều ngoài ra còn có trong câu hỏi ngoài luồng. Nếu đó là câu hỏi ngoài luồng thì sẽ kiến thức cần thiết phải biết chứ không phải là câu hỏi vận dụng nâng cao.

Vật lí rất đa dạng về mặt bài tập như la bài tập về dòng điện, bài tập về ánh sáng, bài tập về sóng,… Thế nên học sinh cần dành nhiều thời gian để ôn tập các phần quan trọng của vật lí để kiếm về cho mình nhiều câu trả lời đúng trong bài thi.

Sinh học

Môn này khá quen thuộc với các bạn theo ngành Y nhưng cũng sẽ không quá khó và xa lạ đối với các bạn không chú trọng nhiều về ngành Y. Có thể nói đây là môn hoàn toàn về kiến thức và bài tập cũng sẽ nằm trong các dạng phân phối được học ở lớp 12.

Địa lí

So với các môn thi thì có thể nói môn này là môn dễ lấy trọn điểm nhất vì về địa lí sẽ toàn là những kiến thức quen thuộc với cuộc sống chúng ta hằng ngày. Và quan trọng với môn thi địa lí là thí sinh được đem theo Atlat bản đồ Việt Nam nên có nhiều vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng.

Đối với môn Địa lí thí sinh chỉ cần để ý tới đặc trưng của từng khu theo trong Atlat thì các câu hỏi về địa lí là thí sinh có thể giải quyết được. Ngoài ra sẽ có những câu ngoài lề như kiến thức về dân số hay là tỉ lệ dân số,… thì thí sinh cần phải tìm hiểu thêm.

Lịch sử

Lịch sử có thể rất khó để các thí sinh nhớ tất tần tật về các cột mốc hay các sự kiện. Nhưng các thí sinh cũng nên tóm tắt ngắn gọn để chúng ta dễ tìm hiểu và học được môn lịch sử. Trong bài thi lịch sử sẽ có cung cấp số liệu dữ, dựa vào đó mà thí sinh đọc đoạn văn rồi trả lời câu hỏi. Đó là câu hỏi để thí sinh có cơ hội nâng cao điểm cho mình.

Kiến thức vô tận của các môn thi đánh giá năng lực

Vì tính chất của kì thi đánh giá năng lực là rà soát học sinh về mọi mặt nên chỉ với 150 câu hỏi với đủ tất cả các môn thì có thể đánh giá học sinh nhanh hơn và tất nhiên sẽ rất công bằng vì sẽ không chú trọng vào môn nào hơn môn nào.

Đây là kì thi để học sinh có thể vận dụng được tất cả những gì mà mình học được bao nhiêu năm qua. Cũng là lúc học sinh có thể tổng hợp lại các kiến thức của mình có được để có thể biết được mình yếu phần nào và cần ôn luyện thêm phần nào để trở nên hoàn chỉnh hơn.

Vô vàng kiến thức đến từ 8 môn để chinh phục được kỳ thi đánh giá năng lực. Do đó thí sinh muốn đạt được điểm cao ở kì thì này thì phải có sự tập trung và tâm huyết cao. Như vậy mới sử dụng kết quả điểm mà mình mong muốn để đi xét tuyển các trường đại học. Hiện nay các trường đại học tuyển sinh bằng điểm đánh giá năng lực là rất nhiều.

Vì theo như mọi người để ý tới thì sẽ biết thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là tích hợp của tất cả các môn và không chú trọng về một môn nào hết. Muốn có có điểm trong bài thi đánh giá năng lực thì các thí sinh cần nắm rõ cấu trúc đề thi cũng như các phần thi có trong đề.

Vậy thì đánh giá năng lực sẽ bao gồm 8 môn có trong chương trình dạy học đó là: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán học, Hóa học, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Lịch sử. Và kiến thức không chỉ năm trong chương trình học của ba năm cấp ba mà nó sẽ tổng hợp nhiều kiến thức từ các lớp.

Đợt thi đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới cho nên đầu ra sẽ là một điểm rất là tiêu chuẩn đối với mọi học sinh. Mỗi thí sin]h sẽ nhận giấy chứng nhận kết quả sau kì thi.

Đề thi bao quát với mức độ rộng, không có phạm vi nhất định vì vậy hãy có cho mình những kế hoạch học tập, ôn thi hợp lí ở từng thời điểm trước khi mùa thi được diễn ra. Để có khả năng ôn luyện được cả 8 môn trong kì thi đánh giá năng lực thì thí sinh cần sắp xếp thời gian và thời khóa biểu hợp lí cho cả 8 môn.