Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11

Bài 43 : THỰC HÀNH CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH I. MỤC TIÊU Học sinh có khả năng - Giải thích được cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống vô tính : Chiết, giâm cành, ghép chồi(ghép mắt), ghép cành. - Thực hiện được các phương pháp nhân giống : Chiết, giâm cành, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành. - Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Mẫu thực vật : Cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muốn, rau ngót, cây xoài, cam, bưởi… - Dụng cụ : Dao, kéo cắt cành, rạch võ cây, chậu trồng cây hay luống đất ẩm, túi nilông, dây nilông. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Bài cũ : - Có những phương pháp nhân giống vô tính nào? - Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị học sinh. * Hoạt động 1 + GV cho học sinh nhắc lai các phương pháp nhân giống vô tính(nhân giống sinh dưỡng) * Hoạt động 2 + GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: tiến hành làm các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1 : Tập giâm cành(hay lá) - Thí nghiệm2 : Kĩ thuật ghép cành - Thí nghiệm 3 : Kĩ thuật ghép chồi(mắt) + GV hướng dẫn cách làm thí nghiệm: - Thí nghiệm 1 : * Cắt cành thành từng đoạn (10-15cm), có số lượng chồi mắt bằng nhau. * Cắm nghiêng vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất. * Theo dõi sự nảy chồi, và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh từ các hom (theo bảng ở sách giáo khoa trang 167). * (Thí nghiệm này chỉ làm tập, học sinh về nhà làm lại và theo dõi để báo cáo kết quả vào lần thực hành sau). - Thí nghiệm 2 : (treo tranh 43) * Học sinh xem và nghe giáo viên hướng dẫn. * Dao sắc cắt vật gọn, sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc thập áp sát. * Cắt bỏ lá có trên cành ghép và 1/3 số lá trên gốc ghép. * Buộc chặt cành ghép với gốc ghép. - Thí nghiệm 3 : * Rạch võ ghép hình chữ T (ở đoạn thân muối ghép) dài 2cm * Chọn chồi ngủ làm chồi ghép, dùng dao cát gon lớp võ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép đặt mắt ghép voà chỗ đã nạy võ (cho võ gốc ghép phủ lên võ mắt ghép) * buộc chặc ( chú ý: không bược ddef lên mắt ghép) * Hoạt động 3 +Phân công tổ chức thực hành: - Mỗi học sinh chia thành 2 nhóm (tổ trrưởng và tổ phó làm nhóm trưởng - Yêu câu làm tốt nghiệm 2 và 3 tại lớp. Sử dụng dao thật chuẩn xác,cẩn thận tránh xảy ra tai nạn * Hoạt động 4 Củng cố và hoàn thiện : + Học sinh làm bảng tường trình về thí nghiệm va báo cáo kết quả trước lớp + GV thu một só thí nghiệm của cá nhóm có kết quả tốt, khá, trung bình và chưa đạt yêu cầu để nhận xét trước lớp và rut kinh nghiệm Hoạt động 5 + Nhận xét buổi thực hành và xếp loại giờ học. + Bài tập về nhà: Nghiên cứu phần B : Sinh học ở động vật.

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài

- Các hình thức sinh sản ở thực vật:

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính

II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính là gì?

Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cá thể mẹ

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11

3. Các phương pháp nhân giống vô tính thực vật

Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11

III. VAI TRÒ CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH

* Đối với đời sống thực vật

- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài

* Đối với con người

- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ con người

- Nhân nhanh giống cây trồng.

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩms

- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.

a. Kiến thức ôn tập

- Khái niệm giâm cành: Giâm cành là hình thức cắt từ thân, nhánh hay từ đoạn thân có chồi ngọn. Nơi vết cắt sẽ mọc ra một khối tế bào không chuyên hóa gọi là mô sẹo (callus), sau đó các rễ bất định mọc ra từ mô sẹo này.

- Khái niệm chiết cành: Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới

- Khái niệm ghép chồi: Ghép chồi (ghéo cành) là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép).

+ Một chồi cành hay một cành nhỏ từ một cây này có thể được ghép lên một cây khác của các loài có quan hệ họ hàng gần hay các thứ khác nhau của cùng một loài. Ghép cây phải thực hiện lúc cây còn non. Cây cho hệ thống rễ được gọi là gốc ghép (stock), cành hay chồi ghép được gọi là cành ghép (scion). Ghép có thể kết hợp được chất lượng tốt giữa cành ghép và gốc ghép.

b. Chuẩn bị thí nghiệm

  • Kéo cắt cây, dao cắt, dao ghép, băng chất dẻo, dây buộc, phễu giấy, một số chồi cà phê, cành cà phê, cây rau ngót, cành ổi
  • Chia lớp thành 4 tổ,mỗi tổ đều thực hiện:giâm,chiết ,ghép

a. Thí nghiệm giâm cành

- Chọn phần cơ quan sinh dưỡng cần giâm → vùi vào đất ẩm → nảy chồi → cây con
- Quy trình chi tiết:

Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11

Quy trình giâm cành

- Điều kiện: 

  • ​Bảo đảm giữ ẩm và tùy loài cây mà kích thước thân cành phù hợp.
  • Cành giâm phải là cành bánh tẻ, không già và không non quá, cành càng to khỏe càng dễ lên, cắt dài khoảng 20 cm, tỉa bớt lá chỉ để khoảng 2 lá già
  • Cành giâm cắt phải sát phía dưới mắt mầm, cách mắt khoảng 2mm, cắt vát 45 độ xuôi theo chiều mắt mầm, khi giâm cũng cắm cành nghiêng 1 góc khoảng 45 độ.

b. Thí nghiệm chiết cành

- Chọn cành chiết cạo lớp vỏ, bọc đất mùn → khi ra rễ → cắt rời cành → trồng thành cây mới.
- Quy trình chiết cành:

Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11

Quy trình chiết cành

- Điều kiện:

Cạo sạch lớp tế bào mô phân sinh dưới vỏ.

  • Bảo đảm giữ ẩm và tuỳ loài cây mà kích thích đoạn thân, cành phù hợp.
  • Nên chọn cành chiết từ cây khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để cây con sau này khoẻ, khả năng phát triển tốt, đậu trái nhiều.
  • Đất thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm.

c. Thí nghiệm ghép cành

- Dùng cành, chồi hay mắt ghép của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác.
- Quy trình ghép chồi và ghép cành:

Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11

Quy trình ghép chồi

Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11

Quy trình ghép cành

- Điều kiện:

  • Phần vỏ của cành ghép và gốc ghép có mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau.
  • Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng giống.

3. Báo cáo kết quả thực hành

Mẫu báo cáo

Họ và tên ………….
Lớp …………………

Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11

Bảng báo cáo kết quả thực hành

- Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

  • Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.
  • Thực hiện được các phương pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi(ghép mắt), ghép cành.
  • Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Hình thành kỹ năng tư duy tích cực trong học tập của học sinh.
  • Tạo kỹ năng làm việc nhóm cho HS. Vận dụng kiến thức trong bài để bảo quản nông sản, tạo quả không hạt nâng cao lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp.
Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11

Có 4 phương pháp nhân bản giống vô tính thực vật thường được sử dụng: giâm cành, chiết cành, ghép cành và nuôi cấy tế bào mô thực vật

Các phương pháp nhân giống vô tính Sinh 11