Các tiêu chí đánh giá trong phỏng vấn

Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là trong khâu sàng lọc ứng viên, một trong những việc quan trọng phải làm đó là xây dựng các tiêu chí đánh giá ứng viên. Vậy thì bảng tiêu chí đánh giá gồm những gì và tại sao khi tuyển dụng phải đánh giá sàng lọc ứng viên? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Các tiêu chí đánh giá trong phỏng vấn

Khái niệm đánh giá ứng viên trong tuyển dụng

Đánh giá ứng viên là một trong những bước quan trọng khi tiến hành sàng lọc ứng viên trong tuyển dụng. Đây là quá trình nhà tuyển dụng nhìn nhận lại một cách rõ ràng về ứng viên đó, so sánh năng lực giữa các ứng viên với nhau để đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá chi tiết giúp quá trình tuyển dụng diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao. Quy trình đánh giá cần đảm bảo đầy đủ các bước phân tích, đánh giá và tổng hợp hồ sơ của từng ứng viên, nhìn nhận một chính xác về năng lực làm việc của từng người.

Thử tưởng tượng bạn là một nhà tuyển dụng và mỗi ngày đều phải tiếp nhận hàng chục email cùng hồ sơ xin việc, nếu không có một bảng tiêu chí cặn kẽ được xây dựng từ trước thì mỗi việc đọc từng hồ sơ thôi cũng đã mất rất nhiều thời gian dẫn đến hiệu suất làm việc bị trì trệ.

Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào danh sách tiêu chí đánh giá ứng viên để làm cơ sở sàng lọc. Các tiêu chí tốt hơn hết là nên được xây dựng theo hướng khách quan, tránh mang cảm tính vào công việc để kết quả đánh giá được chính xác nhất.

Các tiêu chí đánh giá trong phỏng vấn
Vì sao phải xây dựng tiêu chí đánh giá ứng viên

Tiêu chí đánh giá ứng viên của các nhà tuyển dụng

Tiêu chí đánh giá ứng viên luôn là phần không thể thiếu mỗi khi doanh nghiệp mở đợt tuyển dụng. Đây là căn cứ giúp nhà tuyển dụng có thể xác định được những ứng viên ưu tú phù hợp nhất với vị trí công việc. Dưới đây là những tiêu chí doanh nghiệp thường dùng nhất hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:

1. Tiêu chí đánh giá năng lực ứng viên

Kinh nghiệm làm việc

Khi ứng viên ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào tại doanh nghiệp, nếu đã có sẵn kinh nghiệm tương ứng với vị trí đó từ trước thì chắc chắn đây sẽ là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng vì họ sẽ không phải mất quá nhiều thời gian đào tạo, giúp giảm chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp.

Thông thường những vị trí khuyến khích ứng viên nên có kinh nghiệm từ trước đó là: trưởng phòng, chuyên viên hay leader trong team,… Những vị trí không cần nhiều kinh nghiệm làm việc thường là nhân viên lễ tân, nhân viên hành chính, kinh doanh, thực tập sinh,…

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn được cho là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng. Bất kỳ vị trí công việc nào cũng đòi hỏi người làm phải nắm vững kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đó. Tại một số doanh nghiệp lớn khi tiến hành tuyển dụng có thể sẽ có thêm những vòng thi phụ như kiểm tra năng lực làm việc, kiến thức chuyên môn,…

Hiện nay tại các công ty, doanh nghiệp có tiếng, nhân viên sẽ được đào tạo sâu hơn về kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn khi mới nhận việc. Ứng viên có kinh nghiệm làm việc nhiều năm cũng được nhà tuyển dụng đánh giá là có kiến thức chuyên môn.

Các tiêu chí đánh giá trong phỏng vấn
Tiêu chí đánh giá năng lực ứng viên

Khả năng thích nghi

Ứng viên có khả năng thích nghi với vị trí công việc một cách nhanh chóng luôn được các nhà tuyển dụng săn đón. Khả năng thích nghi ở đây không chỉ thể hiện ở môi trường làm việc hàng ngày mà còn thể hiện trong những tình huống công việc có những biến động đột ngột phát sinh như bối cảnh kinh tế hay đối thủ cạnh tranh,… Khi ấy khả năng thích nghi nhanh chóng sẽ có thể giúp ứng viên vẫn làm việc tốt và sáng tạo.

Khả năng phục vụ công việc

Ngoài những tiêu chí nói trên thì khả năng phục vụ trong công việc của ứng viên cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khi xây dựng bảng tiêu chí đánh giá ứng viên trong tuyển dụng. Nếu như các tiêu chí kinh nghiệm, kiến thức và khả năng thích nghi đòi hỏi ứng viên phải tích lũy từ trước thì tiêu chí cuối cùng này có thể được trau dồi tùy theo thời gian và vị trí làm việc. Những vị trí khác nhau sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau, cụ thể như:

  • Nhân viên marketing thì phải thành thạo việc nghiên cứu thị trường hay sử dụng các phần mềm chỉnh sửa (photoshop, cắt ghép video,…).
  • Nhân viên hành chính, kinh doanh thì cần sở hữu kỹ năng đàm phán cùng với các kỹ năng mềm như kỹ năng giải xử lý vấn đề, kỹ năng thuyết trình,…

2. Tiêu chí đánh giá thái độ ứng viên

Thái độ tự tin

Điều mà các nhà tuyển dụng muốn thấy ở ứng viên khi phỏng vấn chính là sự tự tin trong từng câu chữ cùng nét mặt. Những ứng viên tự tin thường là những người đã có sự am hiểu kĩ càng về công việc; họ tự tin nhưng không tự phụ và là người dám nói lên ý kiến bản thân trong những trường hợp cần thiết. Vì thế nên khi phỏng vấn, cố gắng đừng thể hiện cái tôi quá nhiều, đó chính là tự phụ; thay vào đó ứng viên nên thể hiện sự chắc chắn trong cả lời nói và hành động, nên biết lựa thời cơ thích hợp để thể hiện bản thân.

Các tiêu chí đánh giá trong phỏng vấn
Tiêu chí đánh giá thái độ ứng viên

Tinh thần học hỏi

Người có tinh thần học hỏi cao luôn có xu hướng được người khác tin tưởng, nể trọng. Các nhà tuyển dụng cũng vậy, họ luôn coi trọng và tìm kiếm những ứng viên sở hữu tinh thần như thế. Nhất là trong bối cảnh xã hội phát triển như ngày nay, việc ham học hỏi, tìm tòi những cái mới chắc chắn có thể mang về những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.

Những ứng viên không có chí cầu tiến hay tinh thần học hỏi thường không nhận được sự ưu ái từ nhà tuyển dụng và thường bị loại từ sớm bởi nếu làm việc họ sẽ khó bắt kịp xu hướng thị trường thời kỳ 4.0 ngày nay.

Thái độ trung thực

Trung thực là đức tính mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn thấy rõ ở ứng viên. Không chỉ trong công việc mà trong bất kỳ hoàn cảnh nào người trung thực luôn là người nhận được sự coi trọng từ mọi người. Thái độ trung thực trong phỏng vấn được đánh giá qua những biểu hiện như nói chuyện rành mạch, thống nhất, rõ ràng, ánh mắt nhất quán không lúng túng,…

3. Trường hợp ứng viên được ưu tiên khi tuyển dụng

Sở hữu bằng cấp, chứng chỉ nổi bật

Bằng cấp từ trước đến nay luôn là một thước đo năng lực vô cùng quan trọng. Nếu ứng viên sở hữu cho mình một loạt bằng cấp cùng chứng chỉ thật xịn xò trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường thì chắc chắn ứng viên đó đã ghi được một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, đối với những vị trí công việc không yêu cầu kinh nghiệm làm việc thì bằng cấp và chứng chỉ chính là yếu tố mang tính quyết định thể hiện thái độ cũng như năng lực học tập của ứng viên.

Sở hữu khả năng ngoại ngữ

Trong thời đại hội nhập ngày nay, việc biết thêm một ngoại ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ là một lợi thế vô cùng lớn khi cạnh tranh việc làm. Ở một số vị trí nhất định, việc thành thạo ngoại ngữ được xem là yếu tố bắt buộc. Ngoài ra vẫn có những công việc không bắt buộc ứng viên có trình độ ngoại ngữ nhưng tiêu chí này vẫn được đánh giá và xếp vào những tiêu chí ưu tiên bởi: ứng viên có khả năng ngoại ngữ đồng nghĩa với việc họ có thể tiếp cận các nguồn tài liệu, thông tin từ nước ngoài một cách nhanh chóng, nhất là trong thời buổi công nghệ ngày nay.

Các tiêu chí đánh giá trong phỏng vấn
Trường hợp ưu tiên khi đánh giá ứng viên

Sở hữu tố chất phù hợp với công việc

Ngoài tất cả những tiêu chí kể trên (trình độ, kinh nghiệm, thái độ,…), ứng viên sở hữu tố chất phù hợp với công việc cũng là một tiêu chí quan trọng không kém đối với các nhà tuyển dụng trong quá trình tuyển dụng. Cụ thể như: