Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp năm 2024

                      

Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp. Trong các yếu tố trên thì yếu tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

                      

  • Văn hóa doanh nghiệp là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.
                          
  • Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là 1 quá trình lâu dài chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có 3 yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất là: văn hóa dân tộc, người lãnh đạo, sự học hỏi từ môi trường bên ngoài
  1. Văn hóa dân tộc: bản thân văn hóa doanh nghiệp là 1 nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc nên sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu. Và mỗi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào các nền văn hóa dân tộc khác nhau nên khi tập hợp thành 1 nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận – 1 doanh nghiệp – những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên 1 phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hóa dân tộc không thể phủ nhận được.
                          

Các giá trị của văn hóa dân tộc được đưa vào văn hóa doanh nghiệp rất khó xác định vì:

                      

  • Văn hóa dân tộc gồm rất nhiều yếu tố, rất rộng lớn
                          
  • Tùy từng doanh nghiệp sẽ áp dụng những yếu tố văn hóa dân tộc khác nhau.

Thường xem xét 4 yếu tố phổ biến: (Mô hình Hofstede)

                      

  • Sự đối lập chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
                          
  • Sự phân cấp quyền lực
  • Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền
  • Tính cẩn trọng
  1. Người lãnh đạo: không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo các biểu tượng, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ, huyền thoại... của doanh nghiệp; qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, người lãnh đạo phản chiếu hệ tư tưởng và tính cách của mình lên văn hóa doanh nghiệp thông qua các hình thức:
                          
  • tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo và nhân viên
                          
  • sử dụng các truyện kể, huyền thoại, truyền thuyết,..
  • xây dựng các lễ hội, lễ kỷ niệm, biểu tượng, phù hiệu...

Văn hóa doanh nghiệp là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và những triết lý kinh doanh của chủ thể doanh nghiệp. Do đó khi có lãnh đạo mới thay thế, họ sẽ quyết định thay đổi văn hóa doanh nghiệp, hình thành nên hệ thống giá trị văn hóa mới cho doanh nghiệp đó

                      

  1. Giá trị tích lũy: có những giá trị văn hóa doanh nghiệp không thuộc về văn hóa dân tộc cũng không phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng ra trong quá trình hoạt động, được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Chúng hình thành vô thức hoặc có ý thức, mang lại những ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực đến doanh nghiệp.

    Các hình thức của những giá trị học hỏi là:

                          

  • Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: có được khi xử lý vấn đề chung, sau đó được tuyên truyền và phổ biến chung trong toàn đơn vị (ví dụ như những kinh nghiệm giao dịch với khách hàng...)
                          
  • Những giá trị được học hỏi từ những doanh nghiệp khác: đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, của những chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp trong 1 ngành...
  • Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác, phổ biến với các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp gửi nhân viên tham dự những khóa đào tạo ở nước ngoài...
  • Những giá trị do 1 hay nhiều thành viên mới đến mang lại
  • Những xu hướng, trào lưu của xã hội: xu hướng sử dụng điện thoại di động, xu hướng thắt cà vạt khi đến nơi làm việc, xu hướng học ngoại ngữ và tin học

Trong 3 yếu tố trên thì người lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất. Người ta nói nếu ví doanh nghiệp như 1 con thuyền thì người lãnh đạo là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền đó. Vì vậy lãnh đạo là người có vai trò rất lớn trong việc xây dựng, duy trì và phát triển những yếu tố gắn kết con người với nhau trong doanh nghiệp, chính là văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo là người hình thành và phát triển nên văn hóa doanh nghiệp, là người xây dựng tầm nhìn cho văn hóa doanh nghiệp, là người xác định hướng đi, môi trường và các nguyên tắc hoạt động nói chung cho doanh nghiệp và cũng là người thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

                              

Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa của một doanh nghiệp ai?

Tiết lộ các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp.

Nhân tố chủ quan. Người lãnh đạo. Nhân sự của doanh nghiệp. Môi trường làm việc. Kế hoạch tuyển dụng..

Nhân tố khách quan. Văn hóa dân tộc. Giá trị văn hóa được học hỏi từ bên ngoài..

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những yếu tố gì?

Nhìn chung, văn hóa của một doanh nghiệp được cấu thành bởi 5 yếu tố: Tầm nhìn – Giá trị – Thực tiễn – Con người – Sức mạnh từ câu chuyện.

Văn hóa là gì các yếu tố cấu thành văn hóa?

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.

Văn hóa doanh nghiệp được hình thành như thế nào?

Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ các giá trị của doanh nghiệp, mà khởi nguồn được truyền cảm hứng từ nhà lãnh đạo. Mỗi một thành viên khi bước chân vào doanh nghiệp đều cần được khơi gợi tinh thần văn hóa, có như thế, văn hóa mới có thể ngày càng hoàn thiện, gìn giữ và phát huy.