Cách bắt dế trũi

Sáng sớm, hàng chục người dân mang theo cuốc, thùng nhựa và sợi dây thép gắn lò xo rời nhà. Họ lên thuyền thúng đi qua sông Trường, đến cánh đồng Nà Su rộng hơn 30 ha. Cuối tháng 11, hoa màu đã thu hoạch hết, cỏ lên xanh tốt.

Dưới cái nắng mùa đông dịu nhẹ, chị Mai Thị Thúy (thôn 3, xã Trà Giang) vừa bước nhẹ vừa quan sát mặt ruộng tìm hang dế. Sau hơn chục bước chân, chị thấy một đống đất mới đùn lên trên mặt cỏ.

Người dân tìm hang dế đào trên cánh đống Nà Su. Ảnh: Đắc Thành.

"Chắc chắn phía trong có dế, hang này không sâu lắm vì đất ùn ra còn mới", người phụ nữ 32 tuổi nói. Ban đêm dế chui ra khỏi hang đi ăn, đến sáng vào trú ẩn và sẽ bới đất bịt cửa.

Sau vài nhát cuốc, hang dế to hơn ngón tay lộ thiên, chị Thúy dùng sợi dây thép dài một mét, phía dưới gắn lò xo, một tay luồn lò xo vào, tay còn lại xoay sợi thép. Sau gần một phút, chị kéo ra con dế to bằng ngón tay nằm gọn trong lò xo, bắt thả vào thùng đựng. Công việc được lặp lại như vậy cho đến trưa thì kết thúc với thành quả mang về hơn 150 con dế.

Người dân xã Trà Giang đào bắt dế (Video: Đắc Thành):

Người dân xã Trà Giang đào bắt dế (Video: Đắc Thành)

Theo chị Thúy, trước đây người dân dùng cuốc đào, từng nhát cuốc bổ xuống lần theo hang cho đến khi gặp nơi trú ẩn thì dùng tay bắt. "Cách làm này tốn sức, bởi hang dế sâu từ 30 cm đến hơn 50 cm. Ngoài ra còn gặp nguy hiểm, vì trong hang thường có rắn, lúc cho ngón tay vào có thể bị cắn", chị nói và cho biết nhiều lúc cuốc trúng con dế làm đứt đôi.

Một con dễ dính bẫy của nông dân. Ảnh: Đắc Thành.

Hai năm trở lại đây dế được nhà hàng, quán nhậu thu mua giá cao để chế biến món ăn. Cứ đến tháng 8-11 âm lịch, người dân xã Trà Giang lại rủ nhau săn bắt. Bộ đồ nghề được thợ chế từ dây công tơ mét xe máy hỏng, gắn với một cái lò xo. Từ ngày có đồ nghề, nông dân bắt được nhiều dế hơn.

Đào bắt từ sáng sớm đến gần trưa, ông Dương Hiển Mười (56 tuổi, thôn 3, xã Trà Giang) bắt được hơn 120 con dế, bán cho thương lái thu 150.000 đồng. "Đây là khoản tiền tương đối lớn đối với nông dân, so với công việc khác cao gấp nhiều lần", ông Mười nói. Buổi chiều, ông lại tiếp tục bắt dế, bình quân mỗi ngày thu nhập hơn 300.000 đồng, có ngày 500.000 đồng.

Theo ông Mười, bắt dế còn góp phần bảo vệ mùa màng. Những cây ngô, sắn, đậu xanh, lạc... dế rất thích ăn, thường cắn ngang cây. Ngoài việc đào bắt dế ở địa phương, đến mùa người dân xã Trà Giang đi nhiều nơi khác hành nghề.

Mỗi ngày đến Trà Giang thu mua dế, bà Trần Thị Lành mua được vài nghìn con, đưa về làm ruột, rửa sạch và nhập cho các quán nhậu, nhà hàng giá 1.500 đồng một con. Dế sẽ được chế biến thành nhiều món ăn, như: xào sả ớt, chiên bột, nướng, rang muối ớt và kho tiêu. Ở Quảng Nam, món ăn được mọi người ưa chuộng nhất là chiên với dầu mỡ.

Một đĩa dế chiên, kèm rau sống giá 100.000 đồng. Ảnh: Đắc Thành.

Dế là loài côn trùng thuộc bộ cánh thẳng, có râu dài, cặp chân sau to, khỏe, đào hang sống dưới đất. Trên thế giới ước tính có 1.000 loài dế, chủ yếu thuộc các họ dế mèn gryllidae và dế trũi gryllotalpidae.

Dế ăn các vật hữu cơ, cây cỏ non, rễ cây nhỏ, ăn các phần cây non của cây, gây phá hoại cho rau, cây lương thực... Ở Việt Nam, hiện có nhiều người nuôi dế bán làm món ăn, vì có nhiều chất dinh dưỡng.

Loài thiên địch đặc biệt nguy hiểm đối với Trùn Quế là Dế Nhũi.

  1. Dấu hiệu: mặt phân Trùn Quế bị sủi, bốc lên thấy dế đủ kích thước
  2. Tác hại: Loài này xứng đáng được gọi là thiên địch của Trùn Quế.

– Nó sống trong tầng sinh khối của Trùn Quế, đẻ trứng ở tầng phân trùn. Thức ăn chủ yếu là trùn non, các mùn hữu cơ trong lán trùn.

Khi lán trùn xuất hiện dế Nhũi thì năng suất giảm dần. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì dế phát triển rất nhanh (chu kì sinh sản tầm 3 tháng là có thế hệ kế tiếp), tiếp theo dế sẽ di cư sang các lán Trùn Quế khác tiếp tục phá hoại.

=> Vì vậy khi phát hiện có Dế Nhũi thì xử lí sớm chừng nào thì tốt chừng đó. Cách diệt dế nhũi:

  1. Xúc hết phân đáy ra bao: Bao phân phải buộc kín không cho dế bay ra.

Phần sinh khối trừ lại tầm 5 – 7 cm ( đừng trừ lại nhiều quá vì khó xử lí). Trong phần sinh khối phải lựa dế ra tiêu diệt ( rất mất công sức nhưng không có cách nàoo khác)

Trong lần này tiêu diệt tầm 80% dế là may lắm. Những con dế sót chủ yếu là dế non.

Tiếp tục nuôi thêm 1 tháng và tiến hành bắt dế lại. Bởi vì lúc này dế con đã lớn, chưa kịp đẻ. lúc này sinh khối tầm 10 – 15 cm

nuôi thêm 1 tháng nữa thì làm lại chu trình ra phân, diệt dế.

Nói tóm lại muốn loại bỏ tác hại của dế thì mất khoảng nửa năm ròng rã . Nhưng không thể tiêu diệt hoàn toàn được Dế Nhũi. Chỉ khống chế mật độ thấp là tốt lắm rồi. Tiếp tục nuôi và chu trình khai thác phân không quá 4 tháng ( lâu quá thì dế sẽ sinh sản cấp số nhân)

2. Phương pháp dài hạn:

Chấp nhận hi sinh phần sinh khối bị nhiễm dế chũi.

Dùng phân bò tươi ủ hoai để tạo môi trường cho sinh khối mới ( quá trình này phải che kín, không cho dế chui vào, nếu để cho dế chui vào thì coi như hỏng)

Bắt trùn thịt ra ( bắt phải sạch, không có dế nằm trong trùn)

Cho trùn thịt vào phân bò hoai để nuôi lai từ đầu.

Lưu ý khi làm lại nên cách xa trại trùn bị nhiễm dế ( dế sẽ bay vào ban đêm)

tránh xa những địa hình gần ao hỗ, đồng ruộng ( môi trường ẩm ướt là điều kiện cho dế chũi phát triển).

Ad vừa hướng dẫn bà con xong 2 cách để diệt Dế Nhũi trong chuồng nuôi Trùn Quế.

Theo TQST

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ

 Kỹ thuật nuôi dế dũi ( dế trũi, dế nhũi)

Ngày nay khi xã hội ngày một phát triển, con người ngày càng muốn trở về với thiên nhiên, nhu cầu nuôi chim và các rồng làm kiểng để tạo không khi vui nhộn trong các gia đình ngày một nhiều.

Dế dũi, đặc sản của chim và cá rồng

Chính vì lý do đó mà nhu cầu thức ăn côn trùng làm thực phẩm cho dế chim ngày một nhiều và dế dũi được cho là đặc sản trong các món ăn của chim, dế dũi hiện nay trên thị trường được bán với giá khá cao, một kg dế dũi giao động từ khoảng 300.000 đ/kg đến 500.000 đ/kg, tùy vào thời điểm.

Với nhu cầu thị trừng ngày một nhiều như vậy, nên nhiều hộ nông dân đã bắt đầu nuôi dế dũi nhưng do chưa nắm được kỹ thuật nên việc chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Để tháo gởi vấn đề này, chúng tôi xin giới thiểu tới bà con kỹ thuật nuôi dế dũi (dế nhũi, dế trũi).

 

Dế dũi là loài côn tùng dễ nuôi

Dế trũi thuộc họ côn trùng thân dày, dài khoảng 3-5 mm với mắt tròn với hai chân trước như hai chiếc xẻng phát triển thuận lợi cho việc đào hang và bơi. Dễ trũi cũng có thể bay - một con trưởng thành có thể di chuyển 8 km trong mùa sinh sản. Mùa đông thì chúng đi ngủ đông.  Chúng sống ở những khu vực đồng ruộng, bãi cỏ ở khắp các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực. Ở một số nước Đông Á, người ta đôi khi sử dụng dế trũi làm thực phẩm.

· Tên gọi thường: dế dũi (mole-cricket) (Hình 1)

· Tên khoa học: Gryllotalpa unispina Saussure(dế dũi ôn đới) và Gryllotalpa africana Palisot de Beauvois(dế dũi châu Phi)

· Chủng loại: cũng như dế mèn dế dũi thuộc họ côn trùng, được phân thành hai loại: dế dũi ôn đới và dế dũi nhiệt đới.

· Phân bố: dế dũi châu Phi xuất hiện nhiều ở vùng Á nhiệt đới và nhiệt đới .

· Đặc điểm: 

   +Về màu sắc: dế dũi thường có màu nâu nhạt hơi vàng. 

   +Về hình dạng: có 6 chân, nhưng 2 chân trước lớn có 3-4 móng sắc(Hình 3), nhọn(để đào bới đất…), 4 chân sau nhỏ hơn và chỉ có 2 nhỏ như đầu kim.

· Kích thước: một con trưởng thành thông thường dài khoảng 3,5-4,5cm và bề ngang khoảng 1cm.

· Môi trường sống: cả hai loại trên đều rất thích sống ở những nơi ủ phân, đất nền chuồng, ban ngày trú ẩn dưới đất.

· Tính cách: không giống như “bà con” dế mèn hay dế chọi của mình, dế dũi rất hiền và thích đào bới tuy nhiên chúng cũng là mối nguy hiểm đối với các cánh đồng

. Cách làm chuồng nuôi dế dũi

: Chuồng 80x80x80 các bạn có thể nuôi được khoảng 50 đến 70 con dế dũi bố mẹ, cho vào trong chuồng 1 lớp đất  sốp dày khoảng 40 cm, cho vào đó khoảng 30 đến 50 con trùn đất làm thức ăn cho dế dũi, cho lên bề mặt một ít cỏ mục, một ít cỏ tươi, 2 ngày bạn tiến hành phun sương chuồng dế dũi một lần để tạo đổ ẩm cho dế dũi.

Trùng quế, thức ăn của dế dũi

· Thức ăn chủ yếu: Dễ trũi là loài ăn tạp, chúng ăn cả ấu trùng, giun, rễ cây, cỏ… Dễ dũi ăn vào ban đêm và phần lớn thời gian chúng ở dưới đất trong một hệ thống hang dày đặc nên chúng ta rất ít khi bắt gặp chúng

· Sinh sản: Mỗi năm có một đợt, khoảng cuối Đông - đầu Xuân, dế bắt đầu sinh sản dưới những lớp đất mềm sâu từ 25-30cm. Sau 3 tuần trứng bắt đầu nở.

· Kẻ thù: Các loại kẻ thù ăn thịt dế trũi có chim, chuột, chồn hôi, tatu, rết, bò cạp, tắc kè, …

Trọng Hoàng

Nguồn: thegioicontrung.info

Video liên quan

Chủ đề