Cách biểu ý biểu cảm ở hai bài thơ phó giá về kinh và nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau

  Đọc cả bài thơ theo nhịp 2/3. Hai câu đầu đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện được không khí chiến thắng hào hùng. Hai câu sau hạ thấp giọng, đọc chậm lại, thể hiện những suy tư của tác giả về việc bảo vệ và gìn giữ nền thái bình muôn thuở.

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này đã nói lên đúng cái không khí sục sôi chiến thắng và cái khát vọng thái bình của nhân dân ta thời đại nhà Trần. Những dòng thơ chắc khoẻ tràn đầy khí thế cũng là bầu nhiệt huyết sục sôi mong được cống hiến hết mình cho đất nước của nhà thơ nói riêng và của mỗi người trong thời đại ấy nói chung.

 

II. Thể loại

 

  Bài thơ được làm theo thế thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt), 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn) và chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.

Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ rất phong phú và hấp dẫn.Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể, như: thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu 5 chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu 7 chữ) lục bát (một câu 6 chữ và một câu 8 chữ), song thất lục bát (hai câu 7 chữ kèm theo hai câu 6, 8),…

 

III. Đọc hiểu văn bản

Cách biểu ý biểu cảm ở hai bài thơ phó giá về kinh và nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau

Điểm giống nhau:

+ Cả hai bài thơ đều là tiếng nói đầy hào khí của dân tộc

+ Khẳng định lòng tự tôn dân tộc và chủ quyền độc lập

+ Giọng điệu đanh thép, hào hùng

- Khác nhau:

+ Nam Quốc sơn hà: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Phò giá về kinh: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

0 Trả lời 08:39 22/10

  • Cách biểu ý biểu cảm ở hai bài thơ phó giá về kinh và nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau

    Ỉn

    Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam đều giống nhau. Nghĩa là ý tưởng được diễn đạt rõ ràng, không cầu kì, hoa mĩ; cảm xúc được bộc lộ một cách kín đáo qua ý tưởng.

    0 Trả lời 08:39 22/10

    • Cách biểu ý biểu cảm ở hai bài thơ phó giá về kinh và nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau

      Bạch Dương

      Cả hai bài thơ đều có cảm xúc trữ tình, thể hiện khí khách oai hùng, kiêu hãnh của dân tộc, một không khí hào hùng của toàn dân tộc trước những thế lực xâm lược và cả dân tộc đồng lòng quyết tâm bảo vệ quê hương mình.

      Đều là những tình cảm chân thành, sâu sắc của nhà thơ được thể hiện kín đáo, ẩn sau những câu chữ. Các lời thơ đều được diễn đạt ý tưởng theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, không văn hoa, không hình ảnh.

      Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, dồn dập chứa nhiều hàm súc, đọng lại những vần thơ câu thơ là cả một tinh thần lớn lao của dân tộc, nhịp điệu câu thơ tựa như những bước chân oai dũng của nghĩa quân đi đánh giặc hay khí thế hùng hồn khi giành thắng trận quay trở về kinh.

      0 Trả lời 08:40 22/10

      • Cách biểu ý biểu cảm ở hai bài thơ phó giá về kinh và nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau

        Phước Thịnh

        - Điểm giống nhau của hai bài thơ:

        + Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.

        + Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.

        + Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.

        - Sự khác nhau:

        + Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

        + Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

        Trả lời hay

        3 Trả lời 17:38 28/07

        • Cách biểu ý biểu cảm ở hai bài thơ phó giá về kinh và nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau

          Người Dơi

          *Giống nhau:

          - Cả hai bài đều thể hiện khí phách, bản lĩnh của dân tộc ta.

          - Cả hai đều diễn đạt ý tưởng và giống hau ở giọng điệu chắc nịch, cô đúc. Trong đó cảm xúc nằm bên trong lí tưởng.

          *Khác nhau:

          Sông núi nước namPhò giá về kinh
          - Nêu các chân lí vĩnh viễn, lớn lao nhất, thiêng liêng nhất: Nước Nam là của người Nam, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ bị chuốc lấy bại vong.Thể hiện khí thế chiến thắng giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển cuộc sống trong hòa bình với niềm tin đất nước bền vững muôn đời.

          Trả lời hay

          3 Trả lời 17:41 28/07

          • Cách biểu ý biểu cảm ở hai bài thơ phó giá về kinh và nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau

            Thùy Chi

            + Giống nhau:

            - Cả hai bài thơ đều có cảm xúc trữ tình, thể hiện khí khách oai hùng, kiêu hãnh của dân tộc, một không khí hào hùng của toàn dân tộc trước những thế lực xâm lược và cả dân tộc đồng lòng quyết tâm bảo vệ quê hương mình.

            - Đều là những tình cảm chân thành, sâu sắc của nhà thơ được thể hiện kín đáo, ẩn sau những câu chữ. Các lời thơ đều được diễn đạt ý tưởng theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, không văn hoa, không hình ảnh.

            - Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, dồn dập chứa nhiều hàm súc, đọng lại những vần thơ câu thơ là cả một tinh thần lớn lao của dân tộc, nhịp điệu câu thơ tựa như những bước chân oai dũng của nghĩa quân đi đánh giặc hay khí thế hùng hồn khi giành thắng trận quay trở về kinh.

            + Sự khác nhau:

            - Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

            - Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

            Trả lời hay

            1 Trả lời 17:37 28/07