Cách câu lure mồi nổi

Khách hàng của Mạnh rất nhiều người mới mua mồi về lên cá ngay, nhưng cũng có rất nhiều khách vẫn chưa lên được cá ngay. Có nhiều bạn hỏi Mạnh là tại sao họ cũng ném mồi, cũng quay tay mà tại sao chưa lên được cá?

Bật mý với các các bạn là hồi Mạnh mới tập câu thì cũng rất lâu mới lên được con cá đầu tiên, và lý do lớn nhất chính là mình phải tự mò mẫm một mình mà không có ai hướng dẫn cả. Hiểu được điều đó, trong bài viết này Mạnh sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng để các bạn có thể nhanh chóng lên được những chú cá đầu tiên nhờ việc câu cá bằng mồi giả.

BẮT ĐẦU THÔI…

Đừng vội… trước khi biết làm thế nào để câu được cá bằng mồi giả thì các bạn cần nắm được những nguyên nhân kinh điển dẫn đến việc các bạn vẫn đang bị móm cho đến bây giờ. Bây giờ mình sẽ chia sẻ 5 lý do kinh điển dẫn tới việc không có cá cắn câu .

5 LÝ DO KINH ĐIỂN DẪN TỚI CẦN THỦ CÂU LURE BỊ MÓM @@

1- Hồ không có cá, hoặc rất ít cá

Đây là một trong những lý do kinh điển nhất khi đi câu. Có bác cứ mang mồi đi quay tới quay lui ở cái hồ không có cá ăn mồi giả thì quay đến tết cũng chẳng có cá ăn. Tưởng chừng đây là lý do lãng xẹt nhưng anh em phải đặc biệt lưu ý nhé, nó là 1 trong những lý do kinh điển nhất đấy

2- Câu sai thời điểm, thời tiết

Một trong những lý do móm nữa của các cần thủ mới là do chưa chọn đúng thời điểm câu, cũng như thời tiết câu cũng ảnh hưởng rất nhiều, anh em lưu ý các điểm sau:

  • Lạnh quá cá cũng ăn chậm
  • Nóng quá cá cũng ít ăn, nóng quá hay lạnh quá thường cá ăn ở tầng nước sâu
  • Mỗi một điểm câu cá lại có giờ ăn khác nhau, nên các cần thủ nên thử nhiều thời gian câu khác nhau trong ngày thì mới chọn được thời điểm câu phù hợp nhất

3- Câu sai con mồi

Mạnh đã câu ở nhiều điểm khác nhau, có một nhận xét là mỗi một hồ cá lại có 1 sở thích ăn mồi khác nhau. Có những con mồi rất nhạy ở điểm câu này nhưng ở điểm câu khác cá lại không ăn và ngược lại.

Vậy giải pháp là với một điểm câu mới các bạn nên thử nhiều dòng mồi khác nhau để xem cá khu vực đó thích ăn loại mồi nào.

Các dòng mồi có thể test là: nhái hơi, nhái nhảy, dòng crank có thìa và có bi, dòng mồi mềm, dòng cá sắt, dòng mồi thìa…. Nên thử các các dòng mồi khác nhau bạn sẽ tìm ra con mồi cá thích nhất

 

4- Câu sai kỹ thuật

Cái này thì phải rèn luyện thôi, chứ nói không thì cũng khó. Thôi thì kỹ thuật cơ bản nhất là đi mồi thật chậm mà con mồi vẫn có actions ( biểu hiện là cần vẫn rung rung với các con mồi crank hay vib ) thì đa phần đều bắt được cá. ( kỹ thuật đơn giản nhất cho các cần thủ mới )

5- Câu sai tầng nước

Vụ này cũng khá quan trọng, nhiều khi hồ có cá nhưng cần thủ mới quay mãi cũng chả lên được, nguyên do chính là cá đang không nằm ở tầng nước bạn câu, bạn cần phải chọn tầng nước phù hợp thì cá mới nhanh cắn câu được

1 chút kinh nghiệm về tầng nước

  • Cá ăn nổi vào tầm sáng sớm và chiều tối muộn, tại những nơi vắng người
  • Cá ăn nổi ở các khu vực nước nông, ven bờ
  • Câu chìm thường câu được cả ngày với nhiều loại thời tiết
  • Câu lửng hay phù hợp ở những nơi nhiều hộc, nhiều cây cối

 

TRÊN ĐÂY…

Là 5 lý do tiêu biểu giúp các bạn hiểu để có thể khắc phục lỗi cho các cần thủ mới sớm lên được những con cá đầu tiên

CHIA SẺ MỘT CHÚT KINH NGHIỆM LÊN CÁ NHANH

  • Câu vào sáng sớm hoặc tối muộn, sau mưa rào là cá ăn mạnh
  • Nên câu ở nơi yên tĩnh
  • Câu ở ven bờ khả năng lên cá nhanh hơn rất nhiều
  • Câu chìm có thể câu cả ngày
  • Nếu có thể quan sát cá thở ( cá săn mồi thở thường để lại 2 xoáy nước ), thì đi mồi qua chỗ cá thở nhiều lần ắt có cơ hội bắt cá
  • Nên thử nhiều loại mồi ở 1 điểm câu để có thể tìm ra mồi trị cá nhát, cá quen mồi cũ, hay mồi phù hợp với sở thích của cá

Trên đây là 1 chút chia sẻ kinh nghiệm của mình dành cho các bạn mới tập câu, chúc các bạn sớm lên cá

Những người mới bắt đầu câu “Lure”, lần đầu bước vào cửa hiệu có thể bị “choáng ngợp” vì sự đa dạng màu sắc, kích thước của các loại mồi trên kệ. Nhiều người chọn cách mua thử một con với hy vọng sẽ câu được. Người khác thì mua 2-3 con và dùng chúng trong cả ngày câu.

Cách câu lure mồi nổi
Cách câu lure mồi nổi

Khi mua mồi giả, trước hết cần phải trả lời câu hỏi: Muốn câu loại cá gì? Những tay câu có kinh nghiệm hiểu rõ đặc tính các loài cá, mùa sinh sản, di chuyển, thói quen cư trú và địa hình câu để mua loại mồi có trọng lượng, mức lặn sâu…phù hợp.

Độ lặn của mồi là một yếu tố quan trọng trong việc chọn mua mồi giả. Có ba kiểu cơ bản: Nổi, lửng và chìm.

Địa hình nhiều cỏ dại, lùm, bụi hoặc có rong dưới đáy:
Hãy sử dụng loại mồi có lưỡi chống vướng( lưỡi sông hồng Weedless) hoặc loại mồi nổi (surface).

Địa hình thoáng đãng:
Hãy sử dụng loại mồi có độ lặn từ 30cm-120cm để đạt hiệu quả cao.

Địa hình nước sâu:
Hãy sử dụng loại mồi chìm (sinking) hoặc loại mồi lặn sâu để đạt hiệu quả cao.

Mức độ hoạt động của cá:
Mức độ cá hoạt động giúp xác định kích cỡ và hành vi (action) của mồi giả. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến cá nhiều hơn các yếu tố khác. Thời tiết cũng đóng một vai trò quan trọng, chẳng hạn khi trời trở lạnh. Nước lạnh làm cá lười hoạt động và chúng có xu hướng phớt lờ sự “trình diễn” của mồi giả. Khi thời tiết ấm áp và ổn định, cá thường hay đi tìm mồi. Đây là thời điểm tốt nhất để câu cá với mồi giả.

Màu Lure:
Rất nhiều bài viết trên các tạp chí câu cá đã đưa ra những tranh luận, những giả thiết để chứng minh màu sắc của mồi giả và sự ảnh hưởng của nước trong với màu của mồi giả như thế nào. Quy tắc là: Nước trong thì màu càng tự nhiên càng tốt. Nước đục hoặc trời âm u thì nên chọn mồi có màu huỳnh quang (sáng lấp lánh). Thêm một cách khác: Những ngày trời trong xanh: Chọn mồi có màu sáng; Ngày âm u: Chọn màu sậm. Theo quy tắc này thì không cần quan tâm đến màu nước.

Nhưng cũng chưa thể giải thích tại sao, những ngày nước trong, trời đẹp câu cá Bass mồm rộng (họ cá Chẻm) với mồi giả có màu sậm như tím hoặc đen lại rất hiệu quả.

Kích thước mồi Lure
Kích thước của mồi cũng là một vấn đề cần quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý về chiều dài con mồi để câu cá Chẻm và cá Tráp tại Việt Nam.

Mồi Daiwa T.D Shiner:
Chiều dài: 5.4cm – 6cm, được thiết kế chuyên câu cá Tráp. Đây là “vũ khí tối thượng” cho những ai thích câu cá Tráp.

Cách câu lure mồi nổi
Cách câu lure mồi nổi

– Cách câu: Quăng mồi ra xa và đếm 5-10 giây cho mồi từ từ chìm xuống đến 1.2m. Sau đó thu dây đều tay một đoạn dài 2-3m và ngưng 3-7 giây để con mồi từ từ chìm xuống 1.2m nhằm giả động tác con cá đang bơi rồi lại ngưng như đang “trêu ngươi” con cá Tráp ranh mãnh.

Mồi Daiwa Seabass Hunter III
Chiều dài: 9cm được thiết kế chuyên cho cá Chẻm (theo phản hồi từ những người đã câu loại mồi này. Cá chẻm từ 1-3kg là thích hợp nhất). Daiwa Seabass Hunter III là sự lựa chọn hàng đầu dành cho người mới câu lure.

Cách câu lure mồi nổi
Cách câu lure mồi nổi

– Cách câu: Quăng mồi ra xa rồi thu dây cho thẳng. Sau đó quay đều tay. Đặc điểm của con mồi này là action rất mềm mại và uyển chuyển như con cá Đối nhằm tạo sự chú ý của cá Chẻm