Cách đánh giá kết quả tìm kiếm trên google năm 2024

Nhiều nhà sáng tạo đã quen thuộc với khái niệm E-A-T. Chúng tôi sử dụng khái niệm này trong cách chúng tôi đánh giá xem các hệ thống xếp hạng kết quả tìm kiếm có cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp hay không. Người bình thường có nhận thấy kết quả mà họ nhận được có E-A-T (tức là kiến thức chuyên môn, tính xác đáng và độ tin cậy) hay không?

Giờ đây, để đánh giá các kết quả của chúng tôi một cách thoả đáng hơn, E-A-T nay có thêm E: trải nghiệm ("experience" trong tiếng Anh). Nội dung này có chứng tỏ được rằng nó được tạo ra nhờ một mức độ kinh nghiệm nhất định (chẳng hạn như thực sự dùng sản phẩm, thực sự ghé thăm một địa điểm hoặc trao đổi với người có kinh nghiệm) hay không? Nhiều khi bạn quan tâm nhiều nhất đến nội dung của người có trải nghiệm trực tiếp về chủ đề đó.

Ví dụ: Nếu bạn tìm thông tin về cách điền tờ khai thuế cho đúng, thì có lẽ bạn muốn xem nội dung của một chuyên gia về mảng kế toán. Nhưng nếu bạn tìm kiếm các bài đánh giá về phần mềm khai thuế, có lẽ bạn lại cần loại thông tin khác, có thể đó là một cuộc thảo luận trên diễn đàn giữa những người có kinh nghiệm riêng về từng dịch vụ.

E-E-A-T nay trở thành một phần của nguyên tắc cho người đánh giá kết quả tìm kiếm mà chúng tôi mới phát hành. Chúng tôi đưa ra hướng dẫn rõ ràng hơn xuyên suốt nguyên tắc này, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung được tạo nguyên gốc và hữu ích cho mọi người và giải thích rằng thông tin hữu ích có thể ở nhiều định dạng và đến từ nhiều nguồn.

Về cơ bản, đây không phải là những ý tưởng mới. Chúng tôi cũng hoàn toàn không từ bỏ nguyên tắc nền tảng giúp Tìm kiếm tìm cách cung cấp thông tin đáng tin cậy, đặc biệt là đối với những chủ đề mà chất lượng thông tin là cực kỳ quan trọng. Thay vào đó, chúng tôi hy vọng những nội dung cập nhật này sẽ phản ánh đúng hơn những sắc thái trong cách mọi người tìm kiếm thông tin và về sự đa dạng của những thông tin chất lượng có mặt trên thế giới.

Xin lưu ý rằng những nguyên tắc này là những gì mà nhân viên đánh giá kết quả tìm kiếm sử dụng để đánh giá hiệu suất của các hệ thống xếp hạng kết quả tìm kiếm, đồng thời chúng không trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng. Chúng cũng có thể giúp ích cho những nhà sáng tạo muốn tìm hiểu cách tự đánh giá nội dung để đạt được thành công trên Google Tìm kiếm. Trang của chúng tôi về cách giải thích rõ hơn.

Trừ khi có lưu ý khác, nội dung của trang này được cấp phép theo Giấy phép ghi nhận tác giả 4.0 của Creative Commons và các mẫu mã lập trình được cấp phép theo Giấy phép Apache 2.0. Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo Chính sách trang web của Google Developers. Java là nhãn hiệu đã đăng ký của Oracle và/hoặc các đơn vị liên kết với Oracle.

[{ "type": "thumb-down", "id": "missingTheInformationINeed", "label":"Thiếu thông tin tôi cần" },{ "type": "thumb-down", "id": "tooComplicatedTooManySteps", "label":"Quá phức tạp/quá nhiều bước" },{ "type": "thumb-down", "id": "outOfDate", "label":"Đã lỗi thời" },{ "type": "thumb-down", "id": "translationIssue", "label":"Vấn đề về bản dịch" },{ "type": "thumb-down", "id": "samplesCodeIssue", "label":"Vấn đề về mẫu/mã" },{ "type": "thumb-down", "id": "otherDown", "label":"Khác" }] [{ "type": "thumb-up", "id": "easyToUnderstand", "label":"Dễ hiểu" },{ "type": "thumb-up", "id": "solvedMyProblem", "label":"Giúp tôi giải quyết được vấn đề" },{ "type": "thumb-up", "id": "otherUp", "label":"Khác" }] Bạn muốn chia sẻ thêm với chúng tôi?

Sau đây là một vài cách giúp kết quả search của bạn trên trang tìm kiếm được chú ý hơn:

1. Title độc đáo và duy nhất

Một title hợp lý chỉ khoảng 50-65 ký tự, nếu quá 70 ký tự, Google sẽ cắt bớt và có thể cảnh báo tiêu đề dài trong Google Webmaster tool.

Tiêu đề một trang nên độc đáo và liên quan đến nội dung, keyword chính càng gần domain càng tốt.

VD:

2. URL thân thiện

Nếu tên miền của bạn đã chứa từ khóa chính, đó là một lợi thế. Nhưng đừng cố mua 1 tên miền có keyword chính xác vì có thể dính thuật toán (Panda)

Sử dụng tên tập tin và cấu trúc URL thân thiện với công cụ tìm kiếm, vd: https://www.chidoanh.com/dich-vu-seo/. URL như /?pageid=246/ sẽ không có ý nghĩa gì với người tìm kiếm và không giúp tăng hạng.

Bạn có thể xem URL của mình hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google như thế nào tại http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets

3. Viết meta description lôi cuốn, “Kêu gọi hành động” – Call to action

Thẻ Meta description có thể không tác động đến thứ hạng, tuy nhiên đây là cơ hội giúp bạn vượt qua đối thủ để thu hút người search đến trang của minh. Trong độ dài khoảng 100 – 150 ký tự, hãy sử dụng thẻ một cách khôn ngoan, miêu tả ngắn hơn hay dài hơn đều có thể ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm.

Mô tả tốt dịch vụ và kích thích người search có hành động với thông tin họ thấy được. Ví dụ, đưa số điện thoại công ty vào và nhấn mạnh mọi cuộc gọi đến sẽ được trả lời (đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều công ty khác không làm thế).

4. Sử dụng Google Authorship

Google Authorship (quyền tác giả) là một trong những cách hiệu quả nhất giúp kết quả của bạn nổi bật hơn so với kết quả khác.

Authorship rất dễ để đăng ký. Nếu bạn chưa đăng ký nội dung của mình với Google authorship, đừng chần chừ thực hiện.

5. Google Local (Bản đồ Google)

Tối ưu hóa thương hiệu trên google local sẽ rất có lợi cho một công ty lớn hoặc ngay cả một shop nhỏ, bạn có thể tra kết quả của mình trong tool này : http://getlisted.org/. Đăng ký đầy đủ thông tin sẽ giúp Google hiểu hơn về lĩnh vực của bạn, càng nhiều trích dẫn, giới thiệu từ những sites có giá trị sẽ giúp thứ hạng tăng cao hơn.

Bằng cách giúp Google hiểu được sự kết nối giữa doanh nghiệp cùng ngành và công ty, bạn càng có khả năng xuất hiện trong bản đồ danh sách dưới kết quả tìm kiếm.

Cách đánh giá kết quả tìm kiếm trên google năm 2024

6. Gợi ý cá nhân

Google khuyến khích mọi người đưa ra nhận xét, gợi ý để hiển thị ra những ý kiến phù hợp nhất với người tìm kiếm, vì người tìm kiếm tin tưởng những gợi ý của bạn bè.

Bạn có thể làm tăng cơ hội hiện các gợi ý bằng cách gắn thêm nút +1.

7. Google Reviews

Một cách rất hay để tăng thứ hạng là yêu cầu khách hàng đưa ra reviews, đánh giá về website. Khi tất cả khách hàng viết review, thì những ngôi sao – biểu tượng của reviews sẽ làm kết quả nổi bật hơn.

Với hầu hết các lĩnh vực dịch vụ, việc có reviews là vô cùng quan trọng. Những cửa hàng, khách sạn luôn phải thực hiện các chiến dịch để theo dõi lượng reviews từ khách hàng và tìm hiểu những điều khách hàng chưa hài lòng.

Kết luận

Đừng thỏa mãn với kết quả trong Google khi nó không giúp bạn nổi bật so với đối thủ, thực hiện các bước trên đây sẽ giúp tối ưu hóa việc hiển thị kết quả tìm kiếm, và tạo cơ hội có được những khách hàng tiềm năng.